Các dịch vụ được mở cửa sau 21 9

Các nhà hàng, tiệm ăn được mở cửa bán mang về, dịch vụ cắt tóc gội đầu, cửa hàng thời trang... được mở cửa trở lại từ 6h sáng ngày 21/9

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành chỉ thị số 22 về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP, trong đó mở lại nhiều hoạt động dịch vụ.

Theo đó, từ 6h00 ngày 21/9/2021, Thành phố thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau được mở cửa kinh doanh:

Siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; trung tâm thương mại;

Cơ sở kinh doanh may mặc, mỹ phẩm, dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến;

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về, đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Từ 6h sáng ngày 21/9, Hà Nội cho phép mở cửa hàng bán đồ ăn mang về

Các cơ quan, công sở, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn [trừ các cơ quan trung ương; các lực lượng vũ trang, phòng chống dịch bệnh và cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế] bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 [50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.Việc phòng dịch theo nguyên tắc:

- Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng [trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp, đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2m và các biện pháp phòng chống dịch]; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

- Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

- Tạm dừng hoạt động giảng dạy trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Đảm bảo công tác vận tải hàng hóa; hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng xe mô tô, xe 2 bánh trên địa bàn Thành phố [theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải]; tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe mô tô [bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe “ôm”], trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia…

- Kiểm soát toàn bộ việc di chuyển của người dân từ các tỉnh, thành phố khác đến Hà Nội [chi tiết tại Mục 4 của Chỉ thị này].

Thành phố đề nghị người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động theo công suất Thành phố quy định.

Thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Trường hợp người dân khi di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.

PV

Theo Chỉ thị của Thành phố, từ 06 giờ ngày 21/9/2021, Thành phố thực hiện phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Những hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây được mở cửa hoạt động:

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống bán mang về và đóng cửa trước 21h.

- Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

- Siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản.

- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám, chữa bệnh và phòng dịch.

- Cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, công chứng, luật sư, đăng kiểm, bưu chính viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu,...

- Cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

- Dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy,  phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.

- Cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị học tập.

- Cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng.

- Hoạt động kinh doanh các sàn thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến.

Hà Nội mở cửa trở lại nhiều dịch vụ từ 6h ngày 21/9/2021 ​ [Ảnh minh họa]


Các cơ sở kinh doanh dịch vụ nêu trên phải xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng, kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR.

Thực hiện sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch Covid-19 [tại Phụ lục kèm theo Chỉ thị này].

Nếu có thắc mắc về phòng, chống Covid-19, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thế nào là giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16?

Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ [trong đó có cắt tóc, gội đầu] được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, hoạt động thể dục, thể thao giải trí nơi công cộng tiếp tục tạm dừng.

Tối 20/9, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị 21, điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Từ 6h ngày 21/9, UBND Hà Nội quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15 của Thủ tướng và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của thành phố

Các hoạt động, dịch vụ, cơ sở được hoạt động trở lại

Cơ quan, công sở, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn [trừ cơ quan Trung ương; lực lượng vũ trang, phòng chống dịch bệnh và cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế] bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 [50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.

Hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng [trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch]; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch.

TP cho phép hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe.

Cơ sở kinh doanh điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống [chỉ bán hàng mang về] và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Một cửa hàng cắt tóc tại quận Thanh Xuân hoạt động trước khi Hà Nội giãn cách xã hội. Ảnh: Đức Anh.

Ngoài môtô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép môtô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng môtô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động.

Người giao hàng phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19, khai báo y tế hàng ngày. Thời gian hoạt động từ 9h đến 22h hàng ngày.

Chưa mở đường bay thương mại, tiếp tục ngừng hoạt động thể thao, giải trí

UBND Hà Nội tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.

Ngoài ra, UBND Hà Nội yêu cầu tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy, gồm: xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng môtô [trừ phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia].

Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng; tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự và một số loại hình dịch vụ khác không thuộc các nhóm được cho phép nêu trên tiếp tục tạm dừng hoạt động.

Cơ sở kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn

TP yêu cầu cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch. Chủ cơ sở chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR và thực hiện 5K.

Nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài khu/cụm công nghiệp chủ động phê duyệt kế hoạch sản xuất an toàn đáp ứng tình hình dịch bệnh, gửi UBND xã, phường, thị trấn để quản lý, giám sát, kiểm tra; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị.

UBND TP giao Sở Y tế xây dựng hướng dẫn tiêu chí an toàn đối với các lĩnh vực, hoạt động sản xuất, kinh doanh… Căn cứ vào số lượng vaccine được phân bổ, Sở Y tế phấn đấu hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn, hiệu quả. Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo việc xét nghiệm, tầm soát tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Công an thành phố duy trì chốt kiểm soát ra/vào TP; tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa, di chuyển của người dân.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu chính sách đảm bảo an sinh xã hội; phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố đảm bảo chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Y tế xây dựng tiêu chí phòng, chống dịch Covid-19 an toàn tại cơ sở giáo dục, đào tạo; sẵn sàng phương án, điều kiện đón học sinh trở lại trường...

Theo văn bản này, Hà Nội không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phòng chống dịch và quản lý, giám sát di biến động trên địa bàn.

Các cơ quan, đơn vị của TP được yêu cầu không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

TP duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Hà Nội và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Các quận, huyện tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Đường phố Hà Nội đông đúc sáng 20/9 Sáng 20/9, lượng người và phương tiện lưu thông vào giờ cao điểm ở Hà Nội tăng đáng kể.

Video liên quan

Chủ Đề