Các khu di tích lịch sử ở thanh hóa năm 2024

thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây.

Lê Lai là một tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Trong một lần bị quân thù vây hãm không còn lối thoát, Lê Lai đóng giả Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép ( Quê hương Lê Lai) và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày. Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý Lê Lợi 21-8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa phương, thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ.

Các khu di tích lịch sử ở thanh hóa năm 2024

Thắp nhang rồi tần ngần trước Mộ cụ Lê Lợi. Ảnh: Triệu Xuân

Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), xưng là “Thuận Thiện thừa Vân Dụê Văn Anh Vũ Đại Vương. Đức Thái tổ Cao Hoàng Đế băng hà ngày 22 tháng 8 năm Quý Mùi ( 1433) hưởng thọ 49 tuổi, trị vì đất nước được 6 năm, mộ táng ở Vĩnh Lăng Lam Sơn.

Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam kinh 50m. Theo cách nhìn tinh tế của người am hiểu thuyết phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Đối diện lại có sông làm bạch hổ. Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m. Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai sư tử, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 20m35 gọi là thần đạo.

Nhìn toàn cánh lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng.

Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng 0,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 0,94m; cao 2,94m kể cả đế.

Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ. Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Khu di tích Thành Nhà Hồ

hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa.

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly-lúc bấy giờ là tể tướng xây dựng vào năm 1397. Tương truyền thành này chỉ xây có ba tháng thì xong. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền ( phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5m45, cao 5,35, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao trung bình từ 5 -6 in, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.

Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông rời đô về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh thìn ( 1400) sau khi lên ngôi vua thay nhà Trần, Hồ Quý Ly đổi tên nước thành nước Đại Ngu ( 1400 - 1407). Theo sử sách ghi lại thì trong thành có điện Hoàng Nguyên, cung Diên thọ, Đông cung, núi Thọ kỳ, Dục tượng ... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Đến nay do thời gian và chiến tranh hủy hoại các kiến trúc khác không còn nữa, chỉ còn tường thành và bốn cổng thành là còn nguyên vẹn. Thành Nhà Hồ là một di tích văn hóa - lịch sử được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc. Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa.

Đền thờ nàng Bình Khương ở ngay sát chân thành nhà Hồ về phía Đông. Chuyện kể rằng khi xây thành Tây Đô ở phía cửa Đông thành có một đoạn tường cứ xây lên thì đổ.

Hồ Quý Ly nghi cho người đốc công ở đây là Trần Công Sỹ có ý làm phản nên đem ra chém đầu. Nàng Bình Khương biết rằng chồng mình bị oan, kêu mãi không thấu. Rồi nàng đập đầu vỗ tay xuống đá kêu oan cho chồng hằn lại vết lõm sâu như vòm trán, hai bàn tay vẫn còn in. Tại đây dân làng đã lập đền thờ nàng. Đền thờ tuy nhỏ, đơn sơ nhưng cứ ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng quanh vùng lại đến thắp hương, tế lễ.

  1. Thanh Hóa ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 1. Vị trí địa lý: Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. 2- Địa hình: Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: - Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o . - Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. - Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. 3. Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao . - Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

II- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: 1. Tài nguyên đất: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. 2. Tài nguyên rừng: Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha . Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. 3. Tài nguyên biển: Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. 4. Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác. 5. Tài nguyên nước: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.

III. LỊCH SỬ VÀ DI TÍCH: Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng. Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ... càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”. Du lịch: Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới. NGUỒN NHÂN LỰC: 1. Dân số: Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới. 2. Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. VI. HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT: 1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ: - Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách. - Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. - Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế. 2. Hệ thống điện: Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW. 3. Hệ thống Bưu chính viễn thông: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet. Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân. 4. Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu.

Lịch sử

Thời Trần - Hồ

Trần Thái Tông (năm 1242) đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hoá phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là:

  1. Huyện Cổ Ðằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.
  1. Huyện Cổ Hoằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.
  1. Huyện Ðông Sơn: là huyện Ðông Sơn ngày nay
  1. Huyện Cổ Lôi: huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân ngày nay.
  1. Huyện Vĩnh Ninh: là huyện Vĩnh Lộc ngày nay.
  1. Huyện Yên Ðịnh: là huyện Yên Ðịnh ngày nay.
  1. Huyện Lương Giang: là huyện Thiệu Hoá ngày. nay (dọc hai bờ sông Chu) cùng một phần đất của huyện Thọ Xuân thuộc tả ngạn sông Chu.

Ba châu bao gồm:

  1. Châu Thanh Hoá gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi Giang (là huyện Cẩm Thuỷ và Bá Thước ngày nay).
  1. CHÂU ÁI gồm: huyện Hà Trung (phần lớn huyện Hà Trung và phía Tây thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Thống Bình (tương đương với huyện Hậu Lộc ngày nay); huyện Tống Giang (tương đương phía Bắc huyện Nga Sơn, Ðông Bắc huyện Hà Trung và phía Ðông thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Chi Nga (tương đương phía Nam huyện Nga Sơn ngày nay).
  1. Châu Cửu Chân gồm: huyện Cổ Chiến (tương đương huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Kết Thuế (tương đương phía Bắc huyện Tĩnh Gia và phía Nam huyện Quảng Xương ngày nay); huyện Duyên Giác (tương đương phía Bắc huyện Quảng Xương, bao gồm cả Bố Vệ, ngày nay); huyện Nông Cống (bao gồm các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Triệu Sơn ngày nay).

Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoá thành phủ Thiên Xương. Sách "Ðại Nam nhất thống chí" chép: "Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm "tam phủ" gọi là Tây Ðô". Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hoá (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh). Sách "Ðại Nam nhất thống chí" cũng ghi: "Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hoá, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hoá, Quỳ Châu và 11 huyện". Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi.

Thời Lê - Nguyễn

Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải Tây đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hoá; đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.

  1. Phủ Thiệu Thiên gồm 8 huyện: Lương Giang, Ðông Sơn, Lôi Dương, Yên Ðịnh, Vĩnh Ninh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành và Bình Giang.
  1. Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Giang, Hoằng Hoá, Thuần Hựu và Nga Giang.
  1. Phủ Tĩnh Ninh gồm 3 huyện: Ngọc Sơn, Quảng Xương, Nông Cống.
  1. Phủ Thanh Ðô chỉ có 1 huyện là Thọ Xuân.

Thời Hồng Thuận (Lê Tương Dực 1509 - 1516), Thừa Tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng (1553 - 1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa.

Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên "trấn Thanh Hoa" được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên tỉnh Thanh Hoa có từ đây.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá - đánh dấu sự ra đời của tên tỉnh Thanh Hoá. Tỉnh Thanh Hoá thời Nguyễn Sơ (Gia Long - Minh Mạng) gồm 4 phủ; 20 huyện, châu, thủy cơ; 89 tổng; 1.645 xã, thôn, động, sở. Trong đó:

  1. Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: huyện Tống Sơn (huyện Hà Trung ngày nay); huyện Hoằng Hoá; huyện Phong Lộc (Hậu Lộc ngày nay) và huyện Nga Sơn.
  1. Phủ Thiệu Thiên (đời Lê Quang Thuận gọi là phủ Thiệu Thiên, sau Gia Long đổi thành Thiệu Hoá) gồm 8 huyện: huyện Quảng Bằng (là phần đất của huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thạch Thành (là phần đất Ðông Nam huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thuỵ Nguyên (tương đương với phần đất Thiệu Hoá, một phần Thọ Xuân và Ngọc Lặc hiện nay); huyện Yên Ðịnh; huyện Lôi Dương (tương đương phần đất Thọ Xuân, Thường Xuân ngày nay); huyện Vĩnh Lộc; huyện Ðông Sơn; huyện Cẩm Thuỷ (tương đương phần đất huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước và một phần huyện Quan Hoá ngày nay). 3) Phủ Tĩnh Gia: đời Lê Quang Thuận là phủ Tĩnh Ninh, đến thời Trung Hưng vì kiêng huý của Lê Trang Tông nên đổi làm Tĩnh Giang, sau đổi làm Tĩnh Gia. Phủ Tĩnh Gia gồm 3 huyện: huyện Ngọc Sơn (tương đương với huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Nông Cống (tương đương với các huyện Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân ngày nay); huyện Quảng Xương (tương đương với phần đất huyện Quảng Xương ngày nay).
  1. Phủ Thanh Ðô: sách "Ðại Nam nhất thống chí" chép: "... Ðời Lý, đời Trần mới khai thác, cuối đời Trần là đất trấn Thanh Ðô... Ðời Lê Quang Thuận đặt làm phủ Thanh Ðô, lệ vào Thanh Hoá Thừa Tuyên, lãnh một huyện (Thọ Xuân miền núi) và 5 huyện, châu, thủy cơ".

Từ năm Minh Mệnh thứ 2 đến năm Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925), bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá có thay đổi như sau:

  1. Minh Mệnh thứ 2 (năm 1821) đổi phủ Thanh Ðô thành phủ Thọ Xuân.
  1. Minh Mệnh thứ 7 (năm 1826) nhập huyện Lôi Dương vào phủ Thọ Xuân.
  1. Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), đặt thêm phủ Quảng Hoá gồm 4 huyện là Vĩnh Lộc - Thạch Thành - Cẩm Thuỷ - Quảng Tế (bốn huyện này từ phủ Thiệu Hoá mà ra). Hợp nhất huyện Thọ Xuân (miền núi) vào châu Lang Chánh (huyện Thọ Xuân miền núi mất từ đây).
  1. Minh Mệnh thứ 18 (năm 1837), đặt thêm châu Thường Xuân (lấy đất của các huyện Lôi Dương, châu Lang Chánh, huyện Nông Cống - châu Thường Xuân có từ đây).
  1. Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đặt thêm huyện Mỹ Hoá (lấy đất ở huyện Hoằng Hoá và huyện Hậu Lộc), đặt phân phủ Hà Trung.
  1. Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá, bỏ phân phủ Hà Trung. Huyện Hoằng Hoá kiêm luôn huyện Mỹ Hoá, (huyện Mỹ Hoá mất từ đây). Phủ Quảng Hoá kiêm thêm huyện Thạch Thành, huyện Quảng Tế và châu Quan Hoá. Phủ Thọ Xuân kiêm thêm châu Thường Xuân và châu Lang Chánh.
  1. Thành Thái thứ 1 (năm 1889), huyện Thạch Thành kiêm luôn huyện Quảng Tế (tên huyện Quảng Tế mất từ đây).
  1. Thành Thái thứ 5 (năm 1893) tách đất huyện Nông Cống (hai tổng Xuân Du và Lãng Lăng) đặt thành châu Như Xuân.
  1. Thành Thái thứ 12 (năm 1900) đặt tri huyện Nga Sơn, tách huyện Thuỵ Nguyên đặt ra châu Ngọc Lặc. Huyện Thuỵ Nguyên nhập vào phủ Thiệu Hoá (tên huyện Thuỵ Nguyên mất từ đây).
  1. Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925) đặt châu Tần Hoá (lấy đất 4 tổng của châu Quan Hoá là Thiết ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Ðiền Lư).

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đổi tên châu Tần Hoá thành huyện Bá Thước. Cho đến sau năm 1954, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá gồm 21 huyện, thị xã (các tên phủ, châu đều đổi thành huyện).

Từ năm 1965 đến ngày 5-8-1999, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành phố với 633 xã, phường, thị trấn. quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà qui định dưới tỉnh chỉ còn huyện và xã cho nên không còn phủ và châu nữa, mặc dù các tên riêng vẫn như cũ. Riêng phủ Qung Hoá đổi thành huyện Vĩnh Lộc, châu Tân Hoá đổi thành huyện Bá Thước để kỷ niệm Cầm Bá Thước.

Như vậy, tỉnh Thanh Hoá gồm 9 huyện cũ cộng với 5 huyện do phủ đổi thành và 6 huyện do 6 châu đổi thành là 20 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ. Từ tháng 5/1954 qui định dưới huyện thì xã là cấp hành chính nhỏ nhất, các huyện đặt lại tên xã mới theo nguyên tắc lấy một chữ của tên huyện đặt trước hoặc sau tên cũ của xã hoặc làng, hoặc thôn thành tên xã như hiện nay, trừ một số huyện miền núi và riêng huyện Tĩnh Gia, Nông Cống thì không làm như vậy. Năm 1965, Chính phủ thành lập một huyện mới bằng việc tháp nhập 20 xã của Nông Cống và 13 xã của Thọ Xuân thành huyện Triệu Sơn. Năm 1977, Chính phủ quyết định sáp nhập các huyện: - Nga Sơn và Hà Trung thành huyện Trung Sơn, huyện lỵ là Lèn. - Thiệu Hoá (tả ngạn sông Chu) và Yên Ðịnh thành huyện Thiệu Yên, huyện lỵ ở Kiểu (xã Yên Trường). - Thiệu Hoá (hữu ngạn sông Chu) và Ðông Sơn thành huyện Ðông Thiệu, huyện lỵ ở Rừng Thông (xã Ðông Xuân). Từ năm 1981, Ðông Thiệu gọi là Ðông Sơn. - Ngọc Lặc và Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc, huyện lỵ ở phố Cống (xã Ngọc Khê). - Vĩnh Lộc và Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch, huyện lỵ ở phố Giáng (Vĩnh Thành). Năm 1981, Chính phủ lại tách các huyện Trung Sơn thành Hà Trung và Nga Sơn, Lưng Ngọc thành Lang Chánh và Ngọc Lặc, Vĩnh Thạch thành Vĩnh Lộc và Thạch Thành như cũ. Năm 1981, Chính phủ thành lập 2 thị xã mới là Bỉm Sơn và Sầm Sơn. Ngày 1/5/1994, tại Nghị định số 07/CP, Chính phủ quyết định thành lập thành phố Thanh Hoá trên cơ sở hành chính thị xã Thanh Hoá. Ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị định số 72/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: - Huyện Quan Hoá chia thành 3 huyện: Quan Hoá, Quan Sn, Mường Lát. - Huyện Như Xuân chia thành 2 huyện: Như Xuân, Như Thanh. - 2 huyện Ðông Sơn và Thiệu Yên thành 3 huyện: Ðông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Ðịnh. Ngày 6/12/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có chỉ thị số 31 TC/UB thực hiện Nghị định 72/CP. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/1997, các huyện chính thức hoạt động theo đn vị hành chính mới gồm 24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố.

Thắng cảnh Du lịch

Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15 km về về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.

Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái. Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sám Sơn. Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.

Đền thờ nhà Lê còn gọi là Thái miếu Nhà Hậu Lê ở làng Kiều Đại, nay là Quảng Xá, phường Đông Vệ- cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 2km về phía Nam.

Ở Thanh Hóa có bao nhiêu di tích lịch sử?

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời với số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lớn, gồm hơn 1535 di tích di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh ở đâu?

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử quốc gia cấp từ năm 1962.

Ở Thanh Hóa có đến gì?

Đền Cửa Đạt. Địa chỉ: Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hoá. ... .

Thái miếu nhà Hậu Lê Địa chỉ: Kiều Đại, P. ... .

Đền Sòng Sơn. Địa chỉ: phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá. ... .

Đền Độc Cước. Địa chỉ: P. ... .

Đền Cô Chín Giếng. Địa chỉ: phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá. ... .

Đền Cô Tiên. Địa chỉ: P. ... .

Đền thờ Lê Lai. ... .

Đền thờ Phố Cát..

Em hãy kể tên 5 công trình di tích lịch sử ở Thanh Hóa mà em biết em đã làm gì để góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy?

Lăng và đền Bà Triệu. Đền Bà Triệu. Đền thờ Bà Triệu ở làng Bồ Điền, nay là xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc, sát đường Quốc lộ 1A, cách thành phố Thanh Hóa 17 km về phía Bắc. ... .

Đền thờ Lê Hoàn. Đền thờ Lê Hoàn. ... .

Thành Nhà Hồ Thành Nhà Hồ ... .

Khu Lam Sơn - Lam Kinh. Khu Di tích Lam Kinh. ... .

Khu Ba Đình..