Các phương pháp dạy học môn Địa lí THCS

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ

TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Môn: Địa lí

TÍCH HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

Giáo viên: Đào Thị Hoa

Tổ CM: Khoa học Xã hội

NĂM HỌC 2018 - 2019

MỤC LỤC

Trang

Mục lục........................................................................................................

Danh mục chữ viết tắt...................................................................................

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................

1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................

2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................

3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................

4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu..............................................

5. Thành phần tham gia nghiên cứu...............................................................

6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................

7. Kế hoạch tham gia nghiên cứu...................................................................

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................

1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 8....................................................................................................................

2. Thực trạng xây dựng và ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí……...

3. Mô tả, phân tích một số cách thức ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 8    

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................

PHỤ LỤC

 

 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

GD – ĐT

Giáo dục – đào tạo

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

PPDH

Phương pháp dạy học

6

THCS

Trung học cơ sở

7

TN

Thực nghiệm

8

TP

Thành phố

9

SGK

Sách giáo khoa

 

                               A - PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình GDPT nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. với Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW [2013] của Đảng và Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội. Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy môn Địa Lí tại THCS Khánh Thượng – nơi tôi đang công tác, tôi nhận thấy: Cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú, suy nghĩ tích cực hơn thông qua các phương pháp trong dạy học. Có như vậy học sinh mới khắc sâu được kiến thức, yêu thích bộ môn, qua đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy học. Thiết nghĩ rằng, qua các giờ dạy và học Địa lí, không chỉ nhằm mục đích là truyền tải đầy đủ kiến thức cho học sinh người giáo viên cần tạo ra một không khí học tập cởi mở, qua đó, các em có suy nghĩ  độc lập tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh, chính xác. Người giáo viên cần vận dụng, tích hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật hiện đại để định hướng phát triển các năng lực cho học sinh trong mỗi tiết dạy.

Xuất phát từ những lý do trên, nay tôi xin phép trình bày kinh nghiệm nhỏ và những thành công của mình qua đề tài: “TÍCH HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9”.

2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp và kĩ thuật dạy học, vận dụng, tích hợp vào việc xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học trong giảng dạy môn Địa lí lớp 9.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài giải quyết một số vấn đề sau:

  • Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phương pháp và kĩ thuật  dạy học.
  • Nghiên cứu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại có thể tích hợp trong môn Địa lí lớp 9.
  • Thiết kế một số giáo án, hoạt động dạy học trong môn Địa lí lớp 9 trên cơ sở tích hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Phương pháp thu thập tài liệu

+ Phương pháp tiếp cận hệ thống

+ Phương pháp phân tích tổng hợp

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra khảo sát

+ Phương pháp quan sát

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến Địa lí lớp 9, nhưng ta có thể áp dụng cho cả các khối lớp bậc trung học cơ sở. Tích hợp những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, theo định hướng phát triển năng lực giúp học sinh tích cực chủ động huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện hơn một sự kiện Địa lí, đồng thời học sinh còn được ôn tập củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn và biết vận dụng thông minh sáng tạo trong học tập, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

5. Cấu trúc của đề tài

Đề tài có phần mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị, danh sách tài liệu tham khảo, phụ lục.

Phần nội dung gồm có 4  mục:

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện

IV. Kết quả nghiên cứu

6. Ý nghĩa của đề tài

Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học hiện đại theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

 

B – PHẦN NỘI DUNG

1. Khái niệm năng lực và dạy học phát triển năng lực

Theo từ điển tiếng Việt thì năng lực là:

- Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

- Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.

Khác với cách dạy truyền thống quan tâm nhiều đến việc vận dụng những kiến thức đã biết vào thực hành, liên hệ, ứng dụng các tình huống của đời sống. Hệ quả là cho học sinh biết rất nhiều nhưng làm thì khong được bao nhiêu, kiến thức rất uyên bát nhưng thực hành thì lúng túng, vụng về.

Dạy học phát triển năng lực không phải là hệ thống kiến thức, là khối lượng nội dung… mà là năng lực cần có để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày. Học xong một vấn đề nào đó thì người học có thể làm gì, vận dụng vào tình huống nào trong cuộc sống.

Dạy học phát triểm năng lực không chỉ quan tâm đến các chất liệu [kiến thức, kĩ năng, thái độ…] mà rất cần chú ý đến cách thức, phương pháp. Sau mỗi giờ học này, HS không chỉ mở mang được về tri thức mà còn hiểu và biết cách tìm ra tri thức đó, biết được tri thức đó giúp được gì cho mình trong cuộc sống hang ngày và rong tương lai.

  1. Đặc điểm và yêu cầu dạy học phát triển năng lực môn Địa lí lớp 9

2.1. Đặc điểm năng lực môn Địa lí 9

a] Những năng lực chung

Là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội,. Năng lực này được phát triển từ môn học, liên quan đến môn học, cụ thể ở đây là môn Địa lí, gồm 3 năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực GQVĐ và sáng tạo.

b] Những năng lực chuyên môn: là năng lực riêng được hình thành và phát triển do môn học.

2.2. Những yêu cầu dạy học phát triển năng lực môn địa lí lớp 9

a] Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian:

+ Định hướng không gian.

+ Phân tích vị trí địa lí.

+ Phân tích sự phân bố

b] Năng lực giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí [Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội]:

+ Phân tích được các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong tự nhiên.

+ Phân tích được các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế- xã hội.

+ Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phân bố dân cư và các ngành kinh tế.

c] Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí và thực địa:

+ Khai thác tài liệu thành văn.

+ Sử dụng bản đồ.

+ Tính toán, xử lí số liệu thống kê.

+ Phân tích biểu đồ.

+ Tổ chức học tập thực địa.

+ Khai thác Internet.

+ Sử dụng các công cụ địa lí khác.

d] Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:

+ Truyền đạt thông tin địa lí.

+ Liên hệ kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

     Qua các lần kiểm tra đối với các lớp khối 9, tôi có sử dụng đồ dùng dạy học và một số phương pháp dạy học thông thường, chủ yếu học sinh khá - giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân.

           Đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng học tập của học sinh khối 9 và thu được kết quả như sau:

Kết quả khảo sát của lớp 9A

                                                     Sĩ số học sinh lớp: 35 hs

Nội dung

Thường xuyên

Đôi khi

Không

Chú ý nghe giảng

17

13

5

Tham gia trả lời câu hỏi

10

15

10

Nhận xét ý kiến của bạn

10

15

10

Tự giác làm bài tập

13

15

7

Kết quả khảo sát của lớp 9B

                                                     Sĩ số học sinh lớp: 33 hs

Nội dung

Thường xuyên

Đôi khi

Không

Chú ý nghe giảng

15

14

5

Tham gia trả lời câu hỏi

9

16

8

Nhận xét ý kiến của bạn

9

14

10

Tự giác làm bài tập

12

14

7

Kết quả khảo sát của lớp 9C

                                                     Sĩ số học sinh lớp: 34 hs

Nội dung

Thường xuyên

Đôi khi

Không

Chú ý nghe giảng

16

14

4

Tham gia trả lời câu hỏi

10

14

10

Nhận xét ý kiến của bạn

9

13

12

Tự giác làm bài tập

13

14

7

Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục.

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học

Hiện nay có rất nhiều PPDH mới, tích cực có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo cho học sinh, phát huy năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Các phương pháp này được phát triển dựa trên các quan điểm sư phạm sư phạm, đẻ sử dụng hiệu quả các phương pháp đó, GV cần nhận biết được các nét đặc thù, các kĩ thuật của từng phương pháp, vận dụng sáng tạo và kết hợp với các PPDH truyền thống, phương pháp đặc trưng của bộ môn.

 - Vận dụng phương pháp động não, ví dụ:

+ Tổ chức cho HS đưa ra các giải pháp để giải quyết việc làm ở nước ta hoặc ở địa phương [Bài 4 – Địa lí 9]

+ Giải pháp để bảo vệ được tài nguyên biển trong tương lai [bài 42, 43 – Địa lí 9]

- Vận dụng phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề: ví dụ:

+ Giáo viên đủa ra tình huống có vấn đề như: Đặc điểm của nguồn lao động nước ta vừa có những thế mạnh vừa có những hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta [bài 4 – Địa lí 9].

+ Lũ lụt đã gây ra rất nhiều tác hại đối với ĐBSCL tuy nhiên có ý kiến cho rằng cũng có thể khai thác được những nguồn lợi từ lũ lụt, hãy nêu ý kiến của em [bài 35 – Địa lí 9_…

- Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, ví dụ:

+ Dự án tìm hiểu về các thế mạnh của Trung Du và miền núi Bắc Bộ [bài 18 – Địa lí 9]

+ Dự án tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên từ đó đánh giá về các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của vùng [bài 28 – Địa lí 9]…

- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, ví dụ:

+ Thảo luận nhóm để tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế của các loại hình giao thông vận tải của nước ta [bài 14 – Địa lí 9].

+  Thảo luận nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp [bài 7 – Địa lí 9]…

- Vận dụng phương pháp KWL, ví dụ: Khi dạy về bài 28: vùng Tây Nguyên, phần 2, Đặc điểm dân cư, xã hội, GV có thể áp dụng phương pháp này bằng cách phát phiếu học tập cho HS:

K

W

L

Em đã biết gì về văn hóa Tây Nguyên?

Em muốn biết gì về văn hóa Tây Nguyên?

Em đã học được những gì về văn hóa Tây Nguyên?

- Vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”, ví dụ: khi dạy về vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo [bài 38, 39], GV có thể chia các nhóm chuyên gia tìm hiểu lần lượt về các ngành kinh tế biển:

+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Du lịch biển đảo.

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

+ Phát triển tổng hợp GTVT biển.

Sau đó GV tổ chức các nhóm mảnh ghép để đánh giá về những thế mạnh, khó khăn trong phát triển tổng hợp kinh tế biển, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển trong tương lai.

- Vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn, ví dụ: GV có thể áp dụng phương pháp này  để tổ chức cho HS thảo luận và đưa ra ý kiến về nguyên nhân vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế dãn đầu cả nước? [bài 33 – Địa lí 9].

- Vận dụng kĩ thuật “ủng hộ - phản đối”, ví dụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1 và nhóm 2 là một “phe ủng hộ” cho quan điểm: Vị trí giáp biển đã giúp Bắc Trung Bộ thay đổi được bộ mặt kinh tế; nhóm 3 và nhóm 4 là một “phe phản đối” quan điểm này, cho rằng: Vị trí giáp biển đã làm cho vấn đề phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ gặp khó khăn [bài 23 – Địa lí 9]

- Kĩ thuật xây dựng bài toán nhận thức, ví dụ: yêu cầu học sinh viết báo cáo so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc bộ với Tây Nguyên [bài 30 – Địa lí 9] hay giả sử em là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy hướng dẫn các bạn một hành trình du lịch xuyên Việt ở nước ta…

2. Xây dựng giáo án thực nghiệm

Dưới đây tôi đã soan một giáo án thực nghiệm có sử dụng các phương pháp, kĩ thuật hiện đại để dạy thực nghiệm với lớp 9A, lớp đối chứng là lớp 9B, 9C với giáo án truyền thống.

 

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Ngày dạy: 06/12/2018

Lớp dạy thực nghiệm: 9A

Tiết 30

Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này, HS cần đạt được:

1. Về kiến thức

- Nêu được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Đánh giá được những lợi thế của Tây Nguyên trong phát triển kinh tế.

- Liên hệ được thực tế về các vấn đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và an ninh quốc phòng.

2. Về kĩ năng

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Phân tích các bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu thống kê để nhận biết điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ

Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên và khai thác hợp lí tài nguyên.

4. Định hướng hình thành các năng lực

* Năng lực chung:

Hướng tới hình thành và phát triển các năng lực: tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; hợp tác nhóm; thuyết trình và giao tiếp...

* Năng lực chuyên biệt môn Địa Lí:

- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc xác định được vị trí của Tây Nguyên; trình bày được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng; nhận xét được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên, việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung; mô tả được đặc đểm phân bố của các thành phần tự nhiên, dân cư của vùng.

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí [tự nhiên, kinh tế - xã hội] thông qua việc nêu được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên; phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên đến sự phân bố dân cư và phát triển các ngành kinh tế ở Tây Nguyên.

- Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học thông qua việc biết thu thập và sử dụng tài liệu văn bản các loại về tự nhiên phục vụ cho một chủ đề [dự án] cho trước về Tây Nguyên; đọc được các kí hiệu và chú giải của bản đồ; đọc và phân tích được các lược đồ về tự nhiên của Tây Nguyên; hiểu được ý nghĩa của một số chỉ tiêu về địa lí dân cư [gia tăng dân số tự nhiên, mật độ dân số…], vận dụng được một số chỉ tiêu liên quan đến địa lí dân cư để phân tích đặc điểm dân cư ở vùng Tây Nguyên; biết tính toán, xử lí số liệu thống kê, phân tích biểu đồ.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: dạy học nêu - giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, dạy học theo dự án, kết hợp trao đổi đàm thoai, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: Tranh luận - ủng hộ - phản đối, hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi, sơ đồ tư duy...

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, Sách GV.

- Đồ dùng trực quan: Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư và xã hội của vùng Tây Nguyên, sơ đồ tư duy...

- Phim tư liệu liên quan đến bài học được thiết kế trên powerpoint, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Biển đáp án.

- Tìm hiểu trước nội dung bài học.

- Nghiên cứu dự án đã được giáo viên giao nhiệm vụ.

- Thuyết trình về sản phẩm.

- Sưu tầm tài liệu, tư liệu tranh ảnh về liên quan đến bài học.

- Vở ghi, SGK…

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp [1 phút]

Giới thiệu đại biểu, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về các vùng kinh tế đã học.

- Hình thức: đội thi.

- Thời gian: 2 phút

-Tiến trình:

Bước 1: GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, các đội thi đưa ra câu trả lời bằng hình thức ghi ra bảng đáp án.

Bước 2: GV gọi 1 đội bất kì trả lời đồng thời kiểm tra đáp án của các đội còn lại. Thư kí tổng hợp kết quả [mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm]

Bước 3: GV nhận xét, tổng kết điểm cho mỗi đội.

Câu 1:  Cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

A. TD&MN Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Duyên hải NTB

Câu 2: Năng suất lúa lớn nhất nước ta thuộc vùng nào?

A. TD&MN Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Duyên hải NTB

Câu 3: Thế mạnh nổi bật của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Phát triển lâm nghiệp

B. Khai thác khoáng sản

C. Phát triển thủy điện

D. Phát triển kinh tế biển

Đáp án:

Câu 1: A, câu 2: B, câu 3: D.

3. Bài mới

 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Huy động các kiến thức sẵn có của học sinh về địa lí các vùng kinh tế và kết nối vào bài mới.

- Hình thức: cả lớp.

- Thời gian: 2 phút

- Tiến trình:

Bước 1: Học sinh múa: Tháng ba Tây Nguyên.

Bước 2: GV dẫn dắt vào bài: Các em vừa được thưởng thức một tiết mục rất sôi động đúng không nào! Vậy qua giai điệu và trang phục của màn hát múa vừa rồi làm em liên tưởng đến vùng đất nào trên đất nước ta?  [Hs: Vùng Tây nguyên]

GV: Đúng vậy các em ạ! Tây Nguyên – người ta không chỉ biết đến với hình ảnh các chàng trai cô gái khỏe mạnh, với những làn điệu  mang bản sắc văn hóa rất riêng biệt  mà còn là một vùng đất tuyệt đẹp, hùng vĩ và giàu tiềm năng. Nhưng có lẽ, với chúng ta Tây Nguyên vẫn đang là vùng đất chứa nhiều điều bí ẩn! Vậy thì trong giờ học hôm nay cô trò chúng ta sẽ thực hiện một chuyến du lịch qua trang sách nhỏ đến với Tây nguyên các em nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

5 phút

18 phút

12 phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét khái quát, vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.

* Mục tiêu:

- Nêu được các thông số khái quát về diện tích, dân số, các đơn vị hành chính vùng Tây Nguyên.

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng PTTQ, phương pháp vấn đáp…

* Hình thức tổ chức: Cả lớp / cá nhân.

* Sản phẩm cần đạt: chuẩn kiến thức.

* Các bước tiến hành:

- Bước 1: GV chiếu lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên, BSL: diện tích, dân số của các vùng kinh tế nước ta năm 2002, yêu cầu HS quan sát.

GV phát vấn: Dựa vào lược đồ và bảng sổ liệu hãy

+ Kể tên các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên?

+ Cho biết diện tích và dân số của vùng?

+ So sánh với diện tích và dân số của các vùng khác?

 HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức [cập nhật số liệu mới: dân số Tây Nguyên năm 2017: 5,7 triệu người].

- Bước 2: GV chiếu hình: lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên.

+ Yêu cầu: Xác định giới hạn lãnh thổ, vị trí tiếp giáp của vùng?

+ Một học sinh trả lời [kết hợp lên bảng chỉ bản đồ]. HS khác nhận xét, bổ sung.

+ GV chuẩn kiển thức.

- Bước 3: GV phát vấn: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

+ 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

+ GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* Tiểu kết: Như vậy, qua phân tích ta thấy: Tây nguyên có vị trí địa lí rất quan trọng về an ninh quốc phòng.

* GV Chuyển ý: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành những thế mạnh của các vùng kinh tế. Vậy những nét nổi bật trong điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên là gì? Nhân tố này có tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của vùng? Chúng ta sẽ làm rõ nội dung này trong phần II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

* Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm.

* Hình thức tổ chức: Nhóm / cả lớp.

* Sản phẩm cần đạt: bảng tổng hợp kiến thức.

* Các bước tiến hành:

- Bước 1: GV nhắc lại nhiệm vụ [các dự án] đã giao cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân tố địa hình, đất.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân tố khí hậu, sông ngòi.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân tố rừng, khoáng sản.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về nhân tố khí hậu.

Các nhóm nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hoàn thành dự án và đưa ra được sản phẩm đảm bảo các tiêu chí chính: đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của các nhân tố.

- Bước 2: Các nhóm báo cáo – thảo luận – phản biện.

+ Nhóm chuyên gia: Thuyết trình về dự án được giao.

+ Các nhóm khác lắng nghe thuyết trình.

+ Giáo viên tổ chức cho các nhóm nhận xét, thảo luận, phản biện.

+ GV nhận xét, chuẩn kiến thức [chiếu bảng phản hồi thông tin – phụ lục 1], kết thúc phần thảo luận nhóm.

- Bước 3:

- GV đặt vấn đề: Các em có biết không, với tỉ lệ rừng chiếm tới 60% cả nước, Tây Nguyên được ví như “lá phổi xanh” của đất nước ta. Tuy nhiên hiện nay, không chỉ Tây Nguyên mà rất nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là miền núi, rừng đang bị tàn phá nặng nề. Là một học sinh, một người con sống trong quê hương Ba Vì, nơi núi rừng hùng vĩ, chắc hẳn các em càng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nhiều hơn. Vậy theo em, có những biện pháp gì để bảo vệ được tài nguyên rừng?

- HS trình bày ý kiến. GV chuẩn KT.

* Tiểu kết: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng mà thế mạnh đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm.

* GV chuyển ý: không chỉ có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Dân cư, xã hội cũng là nhân tố quan trọng, có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Với Tây Nguyên, một vùng đặc thù – có đặc điểm về dân cư và xã hội ra sao? Tác động tới sự phát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu phần III. Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội vủa vùng.

* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp thảo luận, kĩ thuật “ủng hộ - phản đối”.

* Kĩ thuật tổ chức: Cả lớp/nhóm/cá nhân.

* Sản phẩm cần đạt: Chuẩn kiến thức.

* Các bước tiến hành:

- Bước 1:

+ GV yêu cầu HS khai thác kiến thức từ SGK, trình bày về số dân, mật độ dân số, thành phần dân tộc của Tây Nguyên.

+ GV chiếu hình, yêu cầu HS quan sát và nhận xét sự phân bố dân cư ở nông thôn, miền núi và đô thị, ven trục đường giao thông?

HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Bước 2: GV chiếu bảng 28.2. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên và cả nước năm 1999.

+ 1 HS nhận xét bảng số liệu.

+ HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức [chú ý cho HS về sự chênh lệch giàu nghèo ở Tây Nguyên]

- Bước 3: GV chia lớp thành 2 phe, mỗi phe gồm 2 nhóm. Mỗi phe thực hiện một nhiệm vụ.

+ Phe “Ủng hộ”: Chứng minh Đặc điểm dân cư, xã hội có những đặc điểm thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Phe “Phản đối”: Chứng minh Đặc điểm dân cư, xã hội có những đặc điểm gây ra khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Các nhóm có thể thu thập ý kiến của các thành viên bằng cách lấy ý kiến bằng lời hoặc từng cá nhân sẽ vẽ ý kiến của mình ra giấy, sau đó thảo luận, thống nhất ý kiến lập luận luận trong nhóm.

+ Đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo những lập luận của nhóm mình. Nhóm đồng việc nhận xét và bổ sung.

+ Tiến hành thảo luận chung sau khi hai nhóm đã đưa ra mọi luận điểm của mình, GV tổng kết, chuẩn kiến thức [phụ lục 2]

- Bước 4: GV phát vấn: Những vấn đề dân cư, xã hội cần quan tâm ở vùng Tây Nguyên hiện nay là gì?

HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức [Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ổn định chính trị xã hội.]

* Tiểu kết: Dân cư và xã hội của Tây nguyên vừa có những nét thuận lợi đồng thời cũng gây ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển kinh tế. Để Tây Nguyên phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của vùng, khắc phục được những khó khăn đòi hỏi Nhà nước ta cần có nhều chính sách, quan tâm hơn nữa trong chiến lược phát triển kinh tế của Tây Nguyên.

* Khái quát:

- Các tỉnh: 5 tỉnh [Atlat]

- Diện tích: 54 475 km2

- Dân số: 4,4 triệu người [năm 2002]

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ

* Đặc điểm:

- Tiếp giáp: DHNTB, ĐNB, Lào và Cam-pu-chia.

- Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.

* Ý nghĩa:

- Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Là cầu nối giữa 3 nước Đông Dương.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- Phụ lục 1.

* Thuận lợi:

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

- Phát triển thủy điện.

- Phát triển lâm nghiệp.

- Du lịch sinh thái...

* Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài -> thiếu nước, cháy rừng.

+ Chặt phá rừng và săn bắt động vật bừa bãi.

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

- Số dân ít, mật độ thấp [81 người/ km2 - 2002]

- Nhiều thành phần dân tộc.

- Dân cư phân bố không đều.

- Còn là vùng khó khăn của cả nước.

- Phụ lục 2.

C. LUYỆN TẬP , CỦNG CỐ

- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.

- Hình thức: cả lớp

- Thời gian: 3 phút

- Tiến trình:

Bước 1: GV đặt câu hỏi gợi mở: Hiện nay, Nhà nước ta đã có những chính sách gì để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên?

HS trả lời, bổ sung, nhận xét. GV chuẩn kiến thức [chiếu đoạn video ngắn về fastival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018, ngày 30/11/2018]

Bước 2: GV chiếu sơ đồ tư duy khái quát nội dung chính của bài học.

Bước 3: GV yêu cầu 1 học sinh khái quát lại nội dung bài học.

Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

- Hình thức: cá nhân.

- Thời gian: 1 phút

- Tiến trình:

Bước 1: GV dẫn dắt: Với sự quan tâm của nhà nước ta hiện nay bộ mặt Tây Nguyên đã thay đổi, đời sống và nhận thức của con người nơi đây đã phát triển, phần nào hòa nhập với các vùng miền trên cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm đã giảm được 2 – 3 %, thuổi thọ trung bình và năm 2015, tỉ lệ người lớn biết chữ cũng đã tăng lên và con số này lần lượt đã là 69,5 tuổi và 94,6% người lớn biết chữ. Không chỉ riêng Tây Nguyên, mà Nhà nước ta còn quan tâm tới tất cả mọi miền trên Tổ quốc. Miền quê Khánh Thượng của chúng ta cũng vậy, các em có thấy không, giờ đây trên con đường các em đến trường tất cả đều được trải nhựa, đổ bê tông thật đẹp. Trường học khang trang, thiết bị học tập hiện đại... vậy để đáp lại sự quan tâm đó, bản thân các em sẽ làm gì?

Bước 2: HS trả lời, bổ sung. GV nhận xét, chuẩn KT.

E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI [1 phút]

GV phát phiếu hướng dẫn học bài cho các nhóm

a] Học bài cũ.

- Logic kiến thức trong bài cũ và bài mới: Vị trí địa lí, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội => Tình hình phát triển kinh tế.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 và làm bài tập 3 SGK trang 105.

b] Hướng dẫn học sinh đọc bài mới.

- Tìm hiểu  trước mục IV và V – Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN [tiếp]

Trọng tâm tìm hiểu: mục IV: Tình hình phát triển kinh tế.

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ nhóm cho HS chuẩn bị bài ở nhà với 4 dự án [thuyết trình sản phẩm, câu hỏi phản biện]:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình phát triển ngành nông nghiệp.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình phát triển ngành công nghiệp.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển ngành dịch vụ.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về các trung tâm kinh tế của vùng

V. PHỤ LỤC

1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Nhân tố

Đặc điểm

Địa hình

Cao nguyên xếp tầng.

Đất

Đất ba dan: 1,36 triệu ha [66% diện tích đất ba dan cả nước].

Khí hậu

Nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa mưa khô phân hóa rõ rệt, trên cao nguyên có khí hậu mát mẻ.

Sông ngòi

Nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn.

Rừng

Diện tích lớn, rừng tự nhiên gần 3 triệu ha [chiếm 29,9% diện tích rừng tự nhiên cả nước], nhiều thành phần loài.

Khoáng sản

Bô xít có trữ lượng lớn.

Du lịch

Nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ

2.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

Nhân tố

Dân cư, xã hội

Thuận lợi

- Các dân tộc có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường.

- Bản sắc văn hóa đa dạng, nhiều nét đặc thù tạo điều kiện phát triển du lịch nhân văn.

Khó khăn

- Tỉ lệ hộ nghèo còn cao.

- Tỉ lệ người lớn biết chữ và tuổi thọ trung bình thấp.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém...

3. Các video sử dụng trong bài: bài hát “Tháng ba Tây Nguyên”, phóng sự ngắn về “Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018”.

4. Các lược đồ, hình ảnh sử dụng trong bài:

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá về mặt tâm lí sư phạm đối với học sinh

Qua không khí học tập trên lớp, chúng tôi nhận thấy lớp học sôi nổi hơn, HS say mê và tập trung hơn.

Qua trao đổi, phỏng vấn HS sau giờ thực nghiệm, hầu hết các em đều tỏ ra hứng thú với cách học mới nay. Ý kiến HS tập trung vào các ý sau:

- Giờ học bớt căng thẳng và nhẹ nhàng hơn.

- Phát huy được tính chủ động, tích cực của HS

- HS hiểu sâu sắc bài học và được liên hệ thực tế nhiều hơn

- HS biết cách hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học.

Tuy nhiên:

- Đối với một số HS năng lực nhận thức và tư duy còn kém thì việc dạy học bằng phương pháp mới này còn găp nhiều khó khăn. Ví dụ như các em trầm hơn, phụ thuộc vào SGK hơn các bạn khác,….

- Trong quá trình thảo luận nhóm thường có sự  ồn ào, làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, khâu quản lí lớp vất vả hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu học tập và làm tăng thêm hứng thú, say mê học tập môn địa lí cho HS. Qua đó càng khẳng định tính hiệu quả và cần thiết của việc áp dụng phương pháp này.

4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Thông qua việc giảng dạy bài thực nghiệm với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại và kiểm tra đánh giá mức độ biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức của HS, tôi đã thống kê lại được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Đánh giá, xếp loại học lực của lớp TN và lớp ĐC

qua bài thực nghiệm

Bài thực nghiệm số 01

Tổng

Giỏi

Khá

TB

Dưới TB

Số HS

%

Số HS

%

Số HS

%

Số HS

%

Số HS

%

Lớp TN

35

100

11

31,43

11

31,43

13

37,14

0

0

Lớp ĐC

35

100

7

20,00

10

28,58

17

48,57

1

2,85

Sau khi có kết quả kiểm tra các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm, tác giả đã thể hiện qua kết quả biểu đồ sau:

Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá xếp loại học lực của HS các lớp TN và ĐC qua bài thực nghiệm

Từ kết quả trên tôi nhận thấy: việc đã đạt được kết quả tốt, tỉ lệ học sinh nhận thức ở mức khá, giỏi sau khi áp dụng đề tài cao hơn và tỉ lệ học sinh nhận thức ở mức trung bình giảm hẳn so với trước khi áp dụng. Đặc biệt không có học sinh nào nhận thức ở mức yếu, kém cho thấy đề tài có ý nghĩa quan trọng:

  • Đối với công tác giảng dạy của giáo viên:

Áp dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học mới hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên. Giáo án mà tôi thiết kế cho bài thực nghiệm đã được sử dụng trong kì thi Giáo Viên Giỏi môn Địa Lí cấp huyện năm học 2018 – 2019, kết quả đạt giải Nhì cấp huyện.

Công việc ghi chép của sinh viên sẽ đột phá đáng kể mà thay vào đó là thời gian để chủ động nghiên cứu, tìm tòi nội dung kiến thức. Đồng thời, kĩ năng thuyết trình về một vấn đề của học sinh cũng được nâng cao rõ rệt. Kết quả thi học sinh giỏi năm 2018 – 2019 cũng đạt kết quả tốt hơn những năm trước: 1 học sinh giỏi thành phố, 3 học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí.

C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

1. Chất lượng dạy học được cải thiện đáng kể

2. Tạo điều kiện cho GV và HS sử dụng PPDH mới. Việc tích hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại giúp hình thành cho HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống; giúp GV tiết kiệm thời gian, tăng sự linh hoạt của bài giảng.

3. GV có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học.

 5. Đa số HS sôi nổi, cảm thấy hứng thú với việc được chủ động tìm tòi ra kiến thức trong quá trình học tập. Qua đó, HS có thể ghi nhớ kiến thức hiệu quả, bền lâu hơn.

- Tuy nhiên, đề tài vẫn còn những hạn chế:

1. Là 1 giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực nghiệm

2. Do đây là các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, một số HS chậm tiếp thu còn lung túng khi tiếp cận.

3. HS trình bày vấn đề mất thời gian và không tập trung vào nội dung cần thể hiện.

2. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi luôn mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của cấp trên để giúp cho riêng bản thân tôi và các đồng chí giáo viên khác thành công hơn trong quá trình thực hiện sứ mệnh giáo dục, tôi có một số đề xuất như sau:

- Đối với GV: Phải hiểu rõ các PPDH, kĩ thuật DH hiện đại, để từ đó có thể soạn bài và thực hiện bài dạy trên lớp kết hợp với những PPDH truyền thống. Phải nắm vững chương trình học, có kiến thức chuyên môn và thực tế để có thể định hướng cho HS tìm tòi chuẩn xác kiến thức. Không ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng, đặc biệt là khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Trong quá trình soạn giáo án, cần dựa vào nội dung của từng bài để thiết kế giáo án cho phù hợp, cần áp dụng thường xuyên trong dạy học.

- Đối với học sinh: Cần phải nâng cao ý thức chủ động trong quá trình học tập, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong giờ học trên lớp cũng như ở nhà với phương pháp học mới.

Viết về đề tài này, tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm,  nâng cao hiệu quả trong giảng dạy bộ môn. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô để đề tài sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn và có thể được ứng dụng rộng rãi trên thực tế.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Dạy học phát triên năng lực môn Địa lí trung học cơ sở, tác giả Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông [chủ biên], Ngô Thị Hải Yến – Nguyễn Trọng Đức – Đặng Tiên Dung, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
  • Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, tác giả Đặng Thị Bích Liễu, NXB giáo dục Việt Nam.
  • Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, tác giả Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Đại học sư phạm.
  • Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, tác giả Lê Đinh Trung – Phan Thị Thanh Hội, NXB Đại học sư phạm.

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngày  20  tháng  5  năm   2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG

 KHOA HỌC CƠ SỞ

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày ............tháng............năm 2019

Chủ tịch hội đồng

ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày ..........tháng............năm 2019

Chủ tịch hội đồng

ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày ..........tháng............năm 2019

Chủ tịch hội đồng

Video liên quan

Chủ Đề