Các tiêu chí đánh giá thực phẩm

Sản phẩm là thực thể đối tượng vật chất hay sản phẩm là một dịch vụ thì có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khác nhau. Các chỉ tiêu đó chính là các thông số kinh tế, kỹ thuật và các đặc tính riêng phản ánh tính hữu ích của sản phẩm. Các chỉ tiêu không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vai trò, ý nghĩa của từng chỉ tiêu cụ thể rất khác nhau với những sản phẩm khác nhau.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn chỉ tiêu khác. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải có lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm đồng loại trên thị trường. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số nhóm chỉ tiêu cụ thể:

1. Chỉ tiêu sử dụng:

Đặc trưng cho các tiêu chuẩn xác định, các chức năng chủ yếu của sản phẩm và quy định lĩnh vực sử dụng sản phẩm đó.

2.. Chỉ tiêu độ tin cậy :

Là một chỉ tiêu phức tạp của sản phẩm hàng hoá, nó đặc trưng cho tính chất của sản phẩm liên tục giữ khả năng tin cậy trong một khoảng thời gian .

3. Chỉ tiêu lao động học: Đặc trưng cho quan hệ giữa con người với sản phẩm trong hoàn cảnh có lợi nhất.

4. Chỉ tiêu về độ thẩm mỹ: Đặc trưng cho hình thức mẫu mã của sản phẩm

5. Chỉ tiêu về công nghệ: Là khả năng gia công, dễ chế tạo, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, bảo đảm tiết kiệm nhất các chi phí.

6. Chỉ tiêu về sinh thái: Thể hiện mức độ độc hại của việc sản xuất sản phẩm tác động đến môi trường.

7. Chỉ tiêu về an toàn: Đảm bảo cho tính an toàn trong sản xuất cũng như khi sử dụng sản phẩm, đảm bảo sức khoẻ và tính mạng cho người tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm.

8. Tính dễ vận chuyển: Đó là khả năng bố trí sắp xếp các container. Tiêu chuẩn đảm bảo dễ vận chuyển bằng đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển.
Ngoài ra, để đánh giá phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận, các doanh nghiệp ta còn có các chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất để so sánh.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • 5 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm
  • các tiêu chí đánh giá chất lượng thực phẩm
  • tieu chi chat luong san pham
  • để đánh giá chất lượng sản phẩm
  • ,

    Skip to content

    Sử dụng thực phẩm sạch đã trở thành xu hướng thịnh hành của thời hiện đại. Bởi khi nền kinh tế phát triển con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, đứng trước vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay thì việc sử dụng thực phẩm sạch càng cần được chú trọng hơn nữa. Vậy thực phẩm sạch đúng nghĩa là gì? Bạn đã biết chưa? Theo dõi bài viết sau đây, Naganic sẽ giải đáp ngay!

    Thực phẩm sạch là gì

    Thực phẩm sạch là thực phẩm đảm bảo an toàn sức khỏe. Sạch từ quá trình sản xuất, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển và phân phối. Để hiểu rõ hơn thực phẩm tươi sạch là gì chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hai khía cạnh sau đây.

    Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn, an toàn, tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể là:

    • Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
    • Không chứa tạp chất [kim loại, thủy tinh, vật cứng…].
    • Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh [vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng].
    • Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.
    • Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.

    Như vậy, thực phẩm sạch chính là những loại thực phẩm được chứng nhận ATVSTP. Sản phẩm không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, không chứa kim loại nặng, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

    Không chỉ đảm bảo quá trình sản xuất, nuôi trồng mà khâu bảo quản và vận chuyển thực phẩm sạch cũng không kém phần quan trọng. Vì nếu trong chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm có một giai đoạn bị nhiễm bẩn thì thực phẩm đó cũng không thể coi là thực phẩm đạt chất lượng.

    Chẳng hạn, thực phẩm không thể gọi là “SẠCH” mặc dù được vận chuyển trong xe lạnh, nhân công sơ chế mặc đồ bảo hộ đảm bảo vệ sinh nhưng lại sản xuất tại vùng đất bị nhiễm khuẩn. Hoặc quá trình sản xuất đảm bảo đạt chuẩn nhưng lại vận chuyển trong xe bị nhiễm bẩn và người đóng gói bị mắc bệnh truyền nhiễm! Vì vậy thực phẩm sạch đúng nghĩa phải đảm bảo sạch toàn bộ chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu phân phối!

    Như vậy, muốn sản xuất thực phẩm sạch người trồng trọt chăn nuôi phải có quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng sạch. Điển hình như VietGAP, GlobalGAP, Organic… Còn người sản xuất các sản phẩm thực phẩm công nghiệp tại nhà máy thì chọn những nguyên liệu sạch và sản xuất theo quy trình sạch như thế mới tạo ra sản phẩm sạch.

    Khi lựa chọn thực phẩm việc đầu tiên cần quan tâm là nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu phải uy tín và chất lượng. Phải có giấy chứng nhận và các nhãn mác, logo của các đơn vị, sau đó là giá cả. Và hiển nhiên, giá của những thực phẩm sạch sẽ cao hơn thực phẩm bình thường.

    Thực phẩm sạch là cụm từ dùng chung cho những loại thực phẩm đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn được công nhận:

    VietGAP là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam. Dựa trên 4 tiêu chí:

    • Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
    • Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý.
    • Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân.
    • Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng.

    Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thường gọi là thực phẩm an toàn.

    Tôm sạch

    GlobalGap là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu. Yêu cầu nhà sản xuất phải thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm. Đảm bảo xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Bao gồm các yếu tố:

    • Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ
    • Thuốc và hóa chất sử dụng
    • Bao bì
    • Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.

    Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường gọi là thực phẩm an toàn.

    Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ. Gồm yêu cầu 4 không:

    • Không phân bón hóa học
    • Không hóa chất bảo vệ thực vật độc hại
    • Không chất kích thích tăng trưởng
    • Không hóa chất gây biến đổi gen

    Thực phẩm hữu cơ thường gọi là thực phẩm sạch.

    Dựa vào những tiêu chuẩn trên thì thực phẩm sạch có thể được chia thành 3 loại sau đây:

    Gọi là thực phẩm không gây hại hoặc “an toàn vệ sinh”. Đây là loại thực phẩm sạch được sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.

    Đó cũng là thực phẩm sơ cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước và ngành hàng. Thực phẩm không ô nhiễm là thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại [gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại] hoặc các chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép, bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

    Thực phẩm sinh thái còn gọi là thực phẩm xanh. Sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm. Đồng thời tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, tiêu chuẩn thực phẩm không gây ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.

    Trái cây sạch

    Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ. Thực phẩm được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.

    Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất [vì vậy, sản phẩm có chuyển gen không phải là sản phẩm hữu cơ].

    Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất thực phẩm sạch tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào. Đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.

    Naganic tự hào là đơn vị cung cấp thực phẩm sạch uy tín hàng đầu Quảng Ngãi với hơn 4 năm hoạt động. Sản phẩm của Naganic trước khi đến tay người tiêu dùng được kiểm định rất kỹ lưỡng và đáp ứng đủ các tiêu chí kể trên. Chính vì thế người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

    Bên cạnh chất lượng, Naganic còn mang đến sự hài lòng cho khách hàng với sự đa dạng về sản phẩm. Hầu như bạn cần sản phẩm gì từ rau củ quả, thực phẩm tươi sống, thực phẩm ăn chay, thực phẩm cho bé, bánh kẹo, gia vị… Naganic đều có thể đáp ứng được. Chưa dừng lại ở đó, Naganic còn nổi tiếng là chuỗi cung ứng thực phẩm sạch có giá tốt nhất thị trường.

    Trải nghiệm mua thực phẩm sạch tại Naganic ngay hôm nay!

    Thông tin liên hệ:

    • Chi nhánh 1: 153A Trương Định – TP. Quảng Ngãi
    • Chi nhánh 2: 180 Trần Hưng Đạo – TP. Quảng Ngãi
    • Chi nhánh 3: 241 Lê Trung Đình – TP. Quảng Ngãi
    • Nông trại 1: Huyện Nghĩa Hành – Quảng Ngãi: Chuyên heo sạch, gà, vịt NAGANIC theo hướng hữu cơ.
    • Nông trại 2: Huyện Mộ Đức – Quảng Ngãi: Chuyên rau ăn lá, củ, quả hoàn toàn theo hướng hữu cơ.
    • Free Ship đơn hàng từ 200,000 vnđ [bán kính 3km nội thành Quảng Ngãi]
    • Gửi hệ thống xe buýt liên huyện từ 500,000 vnđ và quý khách chịu phí vận chuyển

    – Website: //naganic.vn

    – Facebook: //fb.com/thucphamsachnaganic/

    • 098 539 40 07
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Hệ thống cửa hàng

    Video liên quan

    Chủ Đề