Cách ấp trứng gà không cần bóng đèn

Để ấp trứng gà mà không cần máy ấp trứng thì các bạn có thể ấp trứng tự nhiên tức là cho gà mái ấp hoặc các bạn có thể ấp trứng thủ công bằng bóng đèn, ấp trứng bằng trấu, ấp trứng bằng đèn dầu hoặc ấp trứng bằng hơi nước nóng. Tuy có nhiều cách ấp trứng không dùng máy nhưng tốt nhất các bạn chỉ nên dùng cách ấp trứng bằng bóng đèn và thùng xốp [làm máy ấp trứng tự chế] hoặc cho gà mái tự ấp. Những cách khác tuy trước đây vẫn được sử dụng nhưng đến nay gần như không còn ai dùng nữa và nếu không có kinh nghiệm lâu năm thì rất khó để ấp theo những cách đó.

Giải thích thêm cho các bạn hiểu hơn về những cách ấp trứng gà thủ công. Ấp trứng gà thủ công bằng thùng xốp và bóng đèn là cách ấp theo kiểu làm một máy ấp trứng tự chế đơn giản. Bạn xem thêm bài viết Cách làm máy ấp trứng gà để hiểu rõ hơn. Còn cách ấp trứng gà bằng trấu thì nguyên lý là rang trấu cho nóng rồi tận dụng nhiệt độ mà trấu nóng tỏa ra để ấp trứng. Bạn có thể tham khảo bài viết cách ấp trứng gà bằng trấu để hiểu rõ hơn. Các cách như ấp trứng gà bằng đèn dầu, ấp trứng gà bằng hơi nước nóng cũng tương tự như ấp trứng gà bằng trấu mà thôi. Những cách này tương đối khó điều chỉnh nhiệt độ nên cần có thời gian thử nghiệm thì mới ấp tốt được.

Như đã nói ở trên, các cách ấp trứng gà thủ công trước đây vẫn được áp dụng chứng tỏ những cách này có hiệu quả và cho tỉ lệ nở cũng khá tốt. Việc ấp trứng thủ công thực ra không hề đơn giản mà cần một quá trình rút kinh nghiệm lâu dài mới được. Ví dụ như cách ấp trứng gà bằng trấu, cách này trước đây được coi như một nghề gia truyền và không phải ai cũng học được. Nếu muốn học nghề này thì thường phải đi làm không công cho chủ trại ấp và sau khoảng 2 năm học việc mới có thể hoàn toàn nắm được bí quyết ấp bằng trấu. Do đó, lời khuyên của Mactech là các bạn không nên thử những cách ấp trứng thủ công như ấp bằng trấu, ấp bằng đèn dầu hay ấp bằng hơi nước nóng. Nếu bạn muốn thử cách ấp trứng gà không cần máy thì bạn hãy thực hiện cách cho gà mái ấp hoặc thử làm máy ấp trứng tự chế bằng thùng xốp và bóng đèn sẽ dễ thực hiện hơn.

Chăn nuôi gà tại hộ gia đình gần đây trở nên khá phổ biến vì ngày càng có nhiều người nhận thức được tình cảnh của những con gà mái được nuôi trong các trại gà công nghiệp. Ấp trứng gà cũng có thể là một dự án thú vị cho gia đình bạn. Trong khi chi phí để mua máy ấp trứng khá đắt đỏ, bạn có thể tự làm một chiếc tại nhà với quy trình tương đối đơn giản. Biết đâu bạn đã có sẵn các vật liệu cần dùng ở quanh nhà mình rồi đấy.

  1. 1

    Cắt một lỗ nhỏ ở đầu chiếc thùng xốp. Lỗ này là vị trí lắp bóng và đui đèn. Gài vào trong lỗ một đui đèn bất kỳ và lắp thêm một bóng đèn 25W.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Dán băng dính xung quanh lỗ và đui đèn ở cả bên trong và bên ngoài thùng xốp. Làm như vậy rất quan trọng để tránh nguy cơ xảy ra chập cháy.

    • Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc hộp nhỏ, nhưng thùng xốp sẽ tốt hơn vì nó có tính cách nhiệt.

  2. 2

    Chia thùng xốp thành hai phần. Dùng lưới quây gà hoặc các loại lưới cứng khác ngăn cách phần có bóng đèn mà bạn vừa lắp đặt. Làm vậy sẽ giúp bảo vệ gà con không bị bóng đèn làm bỏng.

    • Không bắt buộc: Dùng lưới quây gà để tạo thành mặt sàn cao hơn đáy thùng một chút. Như vậy thì việc dọn phân gà sẽ dễ dàng hơn khi gà con nở ra.

  3. 3

    Lắp thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm. Đặt thiết bị đo ở phần thùng xốp mà bạn sẽ để trứng. Chức năng chính của máy ấp trứng là giữ cho nhiệt độ và độ ẩm bên trong lò ấp ở mức tối ưu, nên hãy đảm bảo thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm bạn dùng có độ chính xác cao..

  4. 4

    Đặt vào thùng một bát nước. Đó chính là nguồn tạo độ ẩm cho lò ấp. Thêm vào bát nước một miếng bọt biển để giúp bạn điều chỉnh lượng nước dễ dàng.

  5. 5

    Cắt một cửa quan sát trên nắp thùng xốp. Sử dụng tấm kính từ một khung tranh, xác định độ lớn của cửa quan sát. Độ lớn của cửa nên nhỏ hơn kích thước của tấm kính một chút. Sau đó dùng băng dính dán cố định tấm kính phía trên miệng cửa.

    • Không bắt buộc: Bạn có thể sử dụng bản lề bằng cách dùng băng dính gắn nó vào một bên thùng và nắp thùng.

  6. 6

    Chạy thử máy ấp. Trước khi cho trứng vào máy, bật đèn và đo nhiệt độ, độ ẩm trong một hoặc vài ngày.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm đến khi đạt mức tối ưu. Nhiệt độ cần được giữ ở mức 37,5 °C trong suốt quá trình ấp trứng. Độ ẩm tối ưu thay đổi: khoảng từ 40- 50% trong 18 ngày đầu và 65- 75% trong bốn ngày còn lại.

    • Để giảm nhiệt độ, chọc thủng nhiều lỗ ở cạnh thùng xốp. Nếu sau đó nhiệt độ xuống thấp quá, bạn có thể dùng băng dính dán một vài lỗ lại.
    • Về độ ẩm, dùng bọt biển hút bớt nước để giảm độ ẩm xuống và vắt thêm nước từ bọt biển ra để độ ẩm tăng lên.

  7. 7

    Cho trứng vào máy ấp. Điều quan trọng là bạn cần dùng trứng gà được thụ tinh: trứng gà mua ở cửa hàng sẽ không ấp nở được. Nếu không có gà hoặc không có con trống, tốt nhất bạn nên liên hệ một số chủ trại gà địa phương để mua trứng gà đã được thụ tinh. Khi đã mua được trứng, xếp chúng gần nhau để duy trì mức nhiệt ổn định.

    • Chất lượng của trứng phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của gà mẹ. Vì vậy, trước khi mua trứng từ trại gà, hãy hỏi người chủ trại xem bạn có thể đi tham quan cơ sở vật chất trong trại không. Những con gà mái được chăn thả thường sẽ khỏe mạnh hơn những con bị nuôi nhốt trong chuồng.
    • Tỷ lệ nở tối ưu nằm trong khoảng từ 50 đến 85%.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Gà đẻ trứng thường có kích thước nhỏ hơn và được nuôi để lấy trứng. Gà thịt thì ngược lại, được nuôi để phát triển kích cỡ. Chúng thường lớn hơn và tăng trưởng tương đối nhanh. Tuy nhiên có những giống gà kiêm dụng, vừa lấy trứng vừa lấy thịt. Khi liên hệ với chủ trang trại, bạn nên hỏi họ đang nuôi giống gà nào.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Theo dõi thời gian và các thông số quan trọng. Trứng gà sẽ nở sau khi ấp 21 ngày, vì vậy nhớ chính xác ngày bạn cho trứng vào máy ấp là rất quan trọng. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi các thông số nhiệt độ và độ ẩm.

  2. 2

    Đảo trứng. Đảo quả trứng một phần tư đến một nửa vòng 3 lần một ngày trong vòng 18 ngày đầu. Bạn cần đảo sao cho một đầu quả trứng lần lượt xoay xuống dưới và đầu còn lại xoay lên trên. Đánh dấu một đầu bằng chữ “X” và một đầu bằng chữ “O” để tiện theo dõi đầu nào đang xoay lên phía trên.

  3. 3

    Soi trứng sau tuần ấp đầu tiên. Soi trứng giúp bạn phát hiện trứng không có phôi và trứng kém chất lượng. Khi soi, bạn giơ quả trứng trước một nguồn sáng trong phòng tối để nhìn rõ lòng trứng. Bạn có thể mua thiết bị soi trứng, nhưng thông thường chỉ cần dùng một chiếc đèn pin nhỏ và sáng là được. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn phát hiện trứng hỏng hoặc không có phôi, hãy loại bỏ chúng ra khỏi máy ấp.

    • Nếu dùng đèn pin, bạn nên dùng loại đèn có pha vừa nhỏ để ánh sáng chiếu tập trung vào quả trứng
    • Một cách khác để làm thiết bị soi trứng tại nhà[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn là cho một chiếc đèn bàn vào trong hộp các tông đã cắt một lỗ nhỏ ở nắp. Sau đó chỉ cần đưa trứng vào trong lỗ để soi.

  4. 4

    Xoay quả trứng nhẹ nhàng từ trên xuống dưới hoặc từ bên này sang bên kia để nhìn lòng trứng rõ hơn.

    • Phôi còn sống sẽ[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn xuất hiện dưới dạng một đốm đen với các mạch máu tỏa ra ngoài.
    • Phôi đã chết sẽ có dạng một vòng máu hoặc vệt máu bên trong vỏ.
    • Trứng không được thụ tinh sẽ trong suốt và không thấy phôi bên trong.

  5. 5

    Lắng nghe âm thanh gà con bắt đầu nở. Vào ngày thứ 21, gà con sẽ bắt đầu “đục” vỏ để thở sau khi mổ thủng buồng khí. Từ thời điểm này cần quan sát trứng cẩn thận. Thời gian từ lúc gà con “đục” vỏ trứng đến lúc ra khỏi trứng có thể lên tới 12 giờ .

    • Nếu sau 12 giờ mà một vài con vẫn chưa nở xong thì hãy bóc vỏ để chúng ra khỏi trứng.

Video liên quan

Chủ Đề