Cách bỏ người yêu

Buông bỏ có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất trong cuộc sống này. Vì cảm xúc có thể khiến lí trí của ta lung lay, vì cảm xúc khiến sự tập trung của ta trở nên khó hơn bao giờ hết nên buông bỏ chẳng phải điều dễ dàng gì.

“Bạn sẽ khám phá ra rằng để cho mọi thứ qua đi là điều cần thiết, đơn giản vì chúng nặng. Vì vậy, hãy để chúng đi, hãy buông chúng ra”, C. JoyBell C.

Bạn băn khoăn không biết liệu mình có nên từ bỏ một người, công việc hiện tại hay cảm xúc trong quá khứ, sự oán giận của mình? Sẽ tốt hơn là giữ lại hay buông tay mình ra? Dưới đây là 11 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên buông bỏ và cho bản thân mình sự tự do.

1. Bạn phải hy sinh giá trị cá nhân, thay đổi thành một con người khác

Trong cuộc sống này, giá trị cá nhân và tầm nhìn là những điều cơ bản tạo nên một con người. Nếu công việc của bạn, người yêu của bạn hay bạn bè của bạn buộc bạn trở thành một người khác, một con người mà bạn hoàn toàn không muốn, hãy buông tay và để họ đi. Ở bên họ, bạn sẽ không bao giờ có thể là chính mình.

2. Niềm tin của bạn liên tục bị tổn thương

Khi yêu một người, một công việc hay bất cứ thứ gì khác, người ta nói rằng bạn sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn, nhạy cảm hơn. Ai đó nói rằng yêu chính là nhận về những tổn thương cho riêng mình nhưng bạn vẫn tin rằng nửa kia sẽ không làm điều đó với mình, tất cả chỉ là vì lý do này, lý do kia?

Nếu người yêu của bạn thường xuyên làm tổn thương bạn hay ai đó luôn không quan tâm đến cảm xúc của bạn, hãy để họ đi. Bạn đã bị tổn thương vô số lần rồi và đừng nghĩ rằng cơn đau đó sẽ dừng lại, mọi chuyện sẽ ổn thôi khi bạn tiếp tục cố gắng chịu đựng.

3. Bạn cảm thấy suy sụp, chán nản và thất vọng

Đó chính là cảm giác của bạn khi ở trong mối quan hệ hay công việc đó. Bạn thực sự không thích chúng, không hiểu vì sao mình và điều đó đã đến với nhau. Bạn ghét những người mình đang ở cùng hay những điều bạn đang làm. Nhiều lúc, bạn cảm thấy chán nản và thất vọng, không có động lực để tiếp tục.

4. Bạn thấy tự ti

Đó là khi bạn cảm thấy không tốt khi diá trị bản thân của mình luôn bị đánh giá thấp. Sự xuất hiện của bạn dường như bị coi là điều hiển nhiên, bạn thậm chí còn không nhận được sự tôn trọng.

Nếu sự việc dường như chỉ có sự nỗ lực từ một mình bạn, hãy dừng lại và sống cuộc sống độc lập của riêng mình. Đừng làm tổn thương mình bằng việc tiếp tục nữa, những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là buông bỏ mà thôi.

5. Bạn biện minh rằng điều đó đáng để níu kéo nhưng sự thật là không

“À, anh ấy quên sinh nhật mình là bởi vì anh ấy bận thôi…”

“Anh ấy không bao giờ giới thiệu mình với bạn bè của anh ấy vì anh ấy nói rằng không thực sự coi họ là bạn…”

“Chắc chắn họ không muốn chơi xấu khiến chúng ta kiệt quệ đâu, có lẽ họ có kế hoạch chưa thể nói ra…”

“Tôi yêu công việc của mình dù luôn cảm thấy căng thẳng và không có thời gian dành cho những người thân yêu của mình.”

Hãy nhìn lại bản thân, nhìn lại chặng đường bạn đã đi qua và thực sự lắng nghe những gì bên trong bạn đang nói. Bạn có đang thành thật với chính mình không? Nếu câu trả lời là không, rằng bạn đang biện minh mọi thứ để níu kéo, hãy học cách buông bỏ.

6. Bạn không thể nhớ lần cuối cảm thấy hạnh phúc là khi nào

Lần cuối cùng bạn thực sự hạnh phúc, thực sự mãn nguyện, thực sự hài lòng và thực sự thoải mái với bản thân là khi nào? Đừng ép buộc bản thân và sống những ngày tháng khổ sở. Cuộc đời này ngắn lắm, đừng lãng phí chính mình. Nếu bạn thực sự không thể nhớ về những cột mốc hạnh phúc gần nhất, đã đến lúc nên buông bỏ và bước tiếp.

7. Bạn thấy mình luôn là người phải hy sinh

Bạn luôn là người phải bỏ thời gian, tiền bạc, nỗ lực? Bạn luôn là người nhận về những tổn thương, đau đớn hay thất vọng. Hãy cho bản thân mình một đặc ân là dừng lại và ngừng đuổi theo chúng. Bạn xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.

8. Lần cuối bạn thể hiện bản thân là khi nào?

Nếu bạn thấy rằng ý kiến ​​của mình luôn bị kìm nén, cảm xúc của bản thân không bao giờ được thừa nhận, tại sao bạn vẫn cố chấp để níu kéo? Bạn biết rằng bản thân giỏi hơn như vậy và xứng đáng với những điều tốt hơn.

9. Bạn từ chối thừa nhận hiện tại vì mọi thứ quá tệ

Thay vì đối mặt với hoàn cảnh hiện tại, bạn chọn sống trong quá khứ bởi chỉ ở đó, bạn mới có những kỷ niệm hạnh phúc để vỗ về. Bạn sống trong ảo tưởng và cố đánh lừa mình rằng mọi thứ cuối cùng rồi sẽ ổn mà thôi dù trong bạn biết rằng sự thật không phải vậy.

10. Luôn có sự mâu thuẫn

Đối phương dành cho bạn một món quà cùng lời xin lỗi và hứa sẽ thay đổi. Bạn cảm thấy bản thân được vỗ về và lại tha thứ cho họ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều có thể được sửa chữa bằng lời nói. Nếu họ chỉ luôn nói một đằng và làm một nẻo, đó chính dấu hiệu xấu.

Ai đó nói rằng sẽ không bao giờ lừa dối bạn nữa nhưng kết cục vẫn không có điều gì khác xảy ra.

Người thân của bạn nói rằng họ sẽ làm những điều khiến bạn hạnh phúc nhưng sự thật thì họ không làm như vậy.

Từ bỏ đi thôi!

11. Bạn đã vắt kiệt mọi nỗ lực của mình nhưng mọi thứ vẫn vậy

Khi bạn đã làm tất cả những gì có thể, khi tất cả những lời hứa kia hóa ra chỉ là những lời nói suông, khi mọi thứ không còn xứng đáng với thời gian, tiền bạc, nước mắt hay sự thất vọng của bạn nữa…

Buông bỏ đi thôi!

Mọi người thất hứa với bạn. Người yêu làm tổn thương bạn… Điều đó không có nghĩa rằng tất cả mọi người ngoài kia sẽ làm thế với bạn. Loại bỏ suy nghĩ độc hại sẽ giúp bạn sống tốt hơn và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Vì bạn biết bạn xứng đáng!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/11-dau-hieu-noi-rang-da-den-luc-ban-nen-buong-bo-d...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/11-dau-hieu-noi-rang-da-den-luc-ban-nen-buong-bo-d272388.html

Theo Nguyễn Hường [Theo Lifehack] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Người ta thường nói, nếu chưa trải qua cảm giác đau đớn, tức là bạn chưa yêu thật lòng. Đây là một trong những cảm giác khó chịu nhất khi chấm dứt một mối quan hệ.

Đau lòng là cảm xúc cuối cùng mà một người phải đối mặt khi kết thúc mối quan hệ không thể nào cứu vãn. Thực tế là con người ta đôi khi không muốn trải qua nỗi đau, hoặc vì sợ cô đơn nên tìm cách trì hoãn cuộc chia tay. Đôi khi, bản thân chúng ta níu kéo một mối quan hệ đã tan nát, chỉ vì ám ảnh, chứ không hẳn là vì yêu.

Đôi khi không muốn trải qua nỗi đau, hoặc vì sợ cô đơn nên một số người tìm cách trì hoãn cuộc chia tay dù mối quan hệ đã "không thể cứu vãn nổi". Ảnh: Shutterstock.

Trên thực tế, đừng nên bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo từ chính nội tâm, cho bạn biết rằng chuyện tình cảm đang không ổn. Nếu bỏ qua những dấu hiệu này có nghĩa là bạn không chỉ đang chôn vùi cảm xúc mà còn hy sinh hạnh phúc của bản thân, bởi một mối quan hệ không còn phù hợp. Có thể nói, bạn đầu tư vào một tương lai không tồn tại.

Bhavna Bharvani, một chuyên gia tư vấn tâm lý học lâm sàng người Mỹ cho biết, có những dấu hiệu mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua, khi nó cho thấy sự kết thúc không thể nào tránh khỏi của mối quan hệ.

Thứ nhất, đó là khi một trong hai phía thiếu sự sẵn sàng, cố gắng để vun đắp mối quan hệ. "Khi một người không sẵn sàng thử và nỗ lực để mối quan hệ tồn tại thì rất ít khả năng có thể xây dựng lại mối quan hệ đó", Bharvani nói.

Dấu hiệu thứ hai là tình cảm của một trong hai phía giảm đi, họ cảm thấy thờ ơ hoặc lãnh đạm với đối tác của mình: "Điều này có thể biểu hiện ở việc nhìn thấy nhau là khó chịu, không có tiếng nói chung, không thể nào tận hưởng thời gian bên nhau".

Dấu hiệu thứ ba, theo chuyên gia, là khi mối quan hệ trở nên độc hại, có dấu hiệu của sự lạm dụng tình cảm, tình dục, thì đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ không còn khả năng sửa chữa.

Vị chuyên gia mô tả rõ hơn về dấu hiệu thứ ba: "Sự hành hạ tinh thần đối tác bằng lời nói có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, ví dụ thường xuyên chế giễu, khinh thường đối phương, khiến nửa còn lại cảm thấy sợ hãi đối tác của mình. Điều này gây cho đối phương cảm giác đang đi trên vỏ trứng, không có chỗ dựa". Bharvani khẳng định, trừ phi đối tác nhận ra rằng mình đang làm tổn thương đối phương và phải tìm cách khắc phục, bằng không, kết thúc mối quan hệ là điều cần phải làm.

Bharvani đưa ra những lời khuyên để có thể đi đến quyết định chia tay. Theo cô, điều quan trọng là cần phải chia sẻ rõ ràng về những suy nghĩ, mối bận tâm mình có về mối quan hệ, trước khi chấm dứt. Khi bạn có bất cứ trăn trở, ưu tư nào, nên chủ động gợi mở cuộc trò chuyện với đối tác, xem có thể giải quyết được vấn đề hay không.

Tuy nhiên, sau những cuộc trò chuyện này, nếu bạn vẫn quyết định chấm dứt mối quan hệ, cần có sự chuẩn bị tinh thần cho đối tác của mình bằng cách nhắn tin cho họ trước khi gặp mặt và cho họ biết bạn muốn trò chuyện.

"Đừng chỉ âm thầm, lặng lẽ mà rút lui, hay làm lơ đi, hoặc tránh tiếp xúc với hy vọng họ sớm hiểu ý của bạn. Hãy nói trực tiếp, thẳng thắn với họ. Khi bạn đã quyết tâm, nên làm điều đó càng sớm càng tốt, và cố gắng không tính toán thời gian cho những sự kiện đặc biệt, như sinh nhật, ngày tình nhân... . Cách tôn trọng nhất để chia tay là trò chuyện trực tiếp, trừ trường hợp bất khả kháng. Nên thực hiện việc này trong một không gian riêng tư".

Một số người nghĩ rằng tốt nhất là nên chia tay ở nơi công cộng, vì sợ hãi phản ứng tình cảm mà đối tác có thể có. Tuy nhiên, điều quan trọng là cho đối tác của bạn không gian, sự riêng tư cần thiết để nói về những cảm xúc của mình. Đương nhiên điều này được thực hiện với điều kiện người đó không có xu hướng bạo lực, hung hăng. Và hãy nhớ, trong cuộc trò chuyện chia tay, cần phải tử tế, cảm thông. Nên cố gắng chia sẻ những điều tích cực để tránh gây ra những nỗi đau không đáng có.

Sau khi nói lời chia tay, cần phải cắt đứt liên lạc, tập trung vào bản thân, nhắc nhở bản thân tại sao mọi chuyện lại kết thúc, và hạn chế tối đa những điều thôi thúc bạn suy nghĩ về người cũ. Ảnh: Shutterstock.

Đối với câu hỏi cần đưa bao nhiêu chi tiết về lý do chia tay, Bharvani đưa ra lời khuyên: "Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ. Đôi khi chỉ cần nói: "Em không thấy tương lai của mối quan hệ" là đủ. Tuy nhiên, quan trọng là cần phải cân bằng giữa sự trung thực trong những lý do của bạn và việc không gây đau đớn một cách không cần thiết. Đừng chỉ trích tính cách của đối phương. Nếu bạn chia tay với người vẫn yêu, muốn ở bên bạn, càng cần phải xử lý tình huống một cách tế nhị".

Bharvani nói, sau khi nói lời chia tay, cần phải cắt đứt liên lạc, tập trung vào bản thân, nhắc nhở bản thân tại sao mọi chuyện lại kết thúc, và hạn chế tối đa những điều thôi thúc bạn suy nghĩ về người cũ. Điều này sẽ giúp bạn hướng tới tương lai và tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn cho chính mình.

Thùy Linh [Theo SCMP]

Video liên quan

Chủ Đề