Cách bố trí chuyền may

Khái niệm cơ bản xưởng may như sau:

  • Là cách lắp đặt thiết bị, các phương tiện sản xuất vào một mặt bằng chuyền may hay xưởng may hợp lý để sản xuất tốt, năng suất cao và an toàn lao động.
  • Sử dụng các kí hiệu theo qui ước để vẽ và ghi chú kí hiệu thiết bị, kích thước chiếm chỗ, kích thước khoảng trống lối đi..
  • Nguyên tắc bố trí mặt bằng:

      Đường đi bán thành phẩm ngắn nhất, để thời gian sản phẩm ra chuyền nhanh nhất       Tốn ít diện tích, tiết kiệm máy móc và công nhân

Yêu cầu:

Người thiết kế hiểu rõ kích thước và cấu tạo nhà xưởng Thiết kế mặt bằng dựa theo qui trình công nghệ, các vị trí làm việc được bố trí hợp lý, đảm bảo tổ chức sản xuất tốt nhất Chú ý xưởng may phải rộng, thoáng đạt, chiếu sáng tốt, vận chuyển thuận lợi Các vị trí sản xuất không quá xa nhau. Bố trí thêm các bàn để bán thành phẩm, bàn để sản phẩm, bàn kiểm tra…trong sơ đồ mặt bằng dây chuyền

Yêu cầu: [tt]

Mỗi vị trí có ký hiệu riêng và được đánh số thứ tự theo bảng qui trình may. Có ghi chú ký hiệu ở cuối góc bảng vẽ, có số lượng máy, số công nhân Mặt bằng thiết kế cần bố trí thêm diện tích để máy dự trữ khi thay đổi mã hàng mới Từ bảng vẽ thiết kế mặt bằng mới cần kiểm tra kỹ rồi mới triển khai lắp đặt thiết bị máy móc..

Các điều kiện xem xét bố trí mặt bằng

Số lượng công nhân, nhân viên [nam, nữ] Máy móc [kích thước, số lượng, trọng lượng] Cửa vào, cửa ra [kích thước, chiều rộng, vị trí, số lượng] Văn phòng điều hành, quản lý [chổ đặt] Nhà kho [vị trí, diện tích] Diện tích mỗi vị trí sản xuất : 4,96 – 6,6 m2 Nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà ăn tập thể, chỗ để giỏ xách… Nhà ăn tập thể: 1 m2/CN . Phòng thay quần áo: 0,56 m2/CN . Nhà vệ sinh nam: 1 nhà cho 30 CN [hay ít hơn] . Nhà vệ sinh nữ: 1 nhà cho 20 CN [hay ít hơn]

        Cơ cấu xây dựng:

Nhà 1 tầng là tốt nhất, nhà nhiều tầng giảm diện tích yêu cầu nhưng tốn diện tích cầu thang, thang máy, hành lang, cột nhà nhiều hơn Trần nhà cao : 3,5 – 5,5 m Cột nhà: lớn nhỏ tùy theo số tầng… Cầu thang: 2 hay nhiều hơn cho nhà nhiều tầng Sàn: bằng phẳng và chịu sức nặng của máy móc thiết bị Ánh sáng: cửa sổ rộng nhất kiểu 2 – 3 tầng Cơ cấu xây dựng: [tt] Lối đi: càng thẳng càng tốt Mức rọi sáng: cường độ rọi sáng ủi 200 lux, cắt 300 lux, may 200 – 1000 lux, kiểm tra 2000 lux. 1 đèn tuýp 40 w chiếu sáng 3,3 m2 Thông gió: bằng máy điều hòa nhiệt độ hoặc các quạt thổi, hút

Lưu ý:


Ở nước ta, thiết kế mặt bằng xưởng may, chuyền may thường bỏ qua, mà thường giữ cố định việc lắp đặt thiết bị từ đầu. Việc vận chuyển hàng do công nhân mang từ vị trí này qua vị trí khác, việc lắp đặt thiết bị không theo thứ tự của qui trình thì không ảnh hưởng nhiều đến dây chuyền sản xuất Ở nước tiên tiến, việc vận chuyển được tự động hóa bằng băng chuyền , việc lắp đặt thiết bị cần theo qui trình nhất là dây chuyền hàng dọc


  1. Qui trình bố trí và tính toán diện tích mặt bằng

a. Chuyền may: - Thống kê các vị trí sản xuất: chủng loại, số lượng, kích thước chiếm chỗ - Bố trí các vị trí vào mặt bằng tự do hoặc mặt bằng có sẵn theo tỉ lệ thu nhỏ 1:100, 1:50 - Tính toán chiều dài, chiều rộng, diện tích chuyền may

b. Xưởng may:

- Thống kê các chuyền, khu vực khác: nhà vệ sinh, phòng quản đốc..: số lượng, kích thước chiếm chỗ, khoảng cách lối đi - Bố trí các vị trí vào mặt bằng tự do hoặc mặt bằng có sẵn theo tỉ lệ thu nhỏ 1/100, 1/50 - Tính toán chiều dài, chiều rộng, diện tích xưởng may

2. Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng


a. Số liệu:
 * Kích thước chiếm chổ của các vị trí [thiết bị, bàn] - Máy may bằng 1 kim, 2 kim, đính bọ, đính nút..: 1200mm x 600mm - Máy vắt sổ, thùa khuy, bàn để ủi thường …: 1200mm x 700mm - Bàn để bán thành phẩm, bàn để cắt chỉ và sản phẩm, bàn để kiểm tra đầu và cuối chuyền:3200mm x 1500mm - Thùng để bán thành phẩm tại vị trí, kích thước ghế ngồi [băng dài] 1000mm x 350mm - Bàn để bán thành phẩm tại vị trí 600 mm x 600 mm - Máy ép keo lớn JFS: 3330 mm x 1300 mm - Máy ép loại nhỏ: 1200 mm x 1200 mm - Máy lộn cổ ép nhiệt: 1200 mm x 600 mm - Máy mổ túi tự động: 1500 mm x 1100 mm - Bàn tự trôi : rộng bàn 1000 mm

* Kích thước lối đi, khoảng cách các máy, các chuyền

- Đường đi giữa xưởng: 2500 mm - Đường đi 2 đầu và 2 bên chuyền 1500 mm - Đường đi giữa 2 dãy máy trong chuyền 600 - 800 mm - Khoảng cách từ tường đến máy là 2300 mm - Kích thước các chỗ làm việc: Phòng quản đốc phân xưởng, nhân viên 5000mm x 2500 mm = 12,5 m2 Phòng để sản phẩm sau khi may 4000mm x 2500 mm = 10 m2

* Kích thước trong hệ thống treo:

- Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các vị trí sản xuất: 1500 mm - Giá treo chuyển động theo chiều kim đồng hồ

* Bản vẽ thu nhỏ [kiểu Nhật]

Máy may có tỉ lệ thu nhỏ 1/50 trong bản vẽ như sau

b. Bố trí các vị trí sản xuất vào mặt bằng:

- Các vị trí sản xuất, lối đi, khoảng trống được vẽ theo cùng một tỉ lệ thu nhỏ [1/50, 1/100 ] - Bố trí các vị trí sản xuất vào mặt bằng có sẵn hoặc vào mặt bằng mới→ sơ đồ mặt bằng - Vẽ thêm cửa ra vào, cột nhà, các vị trí quản lý, nhà vệ sinh, cầu thang…. - Vẽ thêm các mũi tên di chuyển bán thành phẩm, ghi chú tên các vị trí [hoặc ký hiệu], kích thước chiếm chổ của vị trí….. - Xác định chiều dài, chiều rộng sơ đồ mặt bằng

c. Tính toán diện tích mặt bằng


+Tính toán diện tích 1 vị trí may Kiểu 1: - Tính chiều dài vị trí Dvt Dvt = Rm + Rg + k1 + Rt [mm, m]                                         Dvt = 700 + 350 + 200 + 350 = 1600 - Tính chiều rộng vị trí Rvt Rvt = Rm [mm, m ] Rvt = 1200 mm                                                                       - Tính diện tích vị trí Svt                                                        Svt = Dvt . Rvt [mm2 ,m2] Svt = 1,6 . 1,2 = 1,92 m2

+Tính toán diện tích 1 vị trí may Kiểu 2:

- Tính chiều dài vị trí Dvt Dvt = Rm + Rb1 + Rb2 [mm, m] Dvt = 700 + 600 + 600 = 1900 mm - Tính chiều rộng vị trí Rvt Rvt = Rm + ½ Rb2 + ½ Rb3 [mm, m ] Rvt = 1200 + 300 + 300 = 1800 mm - Tính diện tích vị trí Svt Svt = Dvt . Rvt [mm2 ,m2] Svt = 1,9 . 1,8 = 3,42 m2

+Tính toán diện tích chuyền may

- Tính chiều dài chuyền Dc [mm,m] Dc = xvtd .Dvt + [xvtd-1] kd + 2.Rb + 2.kb = [5 . 1,6] + [4 . 0,6] + [2 .1,5] + [2 .1,5] = 16,4 m - Tính chiều rộng chuyền Rc[mm,m] Rc = xvtn..Rvt + [xvtn -1] kn = [5 . 1,2] + [4 . 0.6] = 8,4 m  - Tính diện tích chuyền Sc Sc = Dc . . Rc [ m 2 ] = 16,4 . 8,4 = 137,76 m2

+Tính toán diện tích xưởng may

- Tính chiều dài xưởng Dxm [mm,m] Dxm= xcd .Dc + [ xcd -1 ] k1 + 2 .k2 = [2 . 16,4] + [1 . 2,5] + [2 .1,5] = 38,3 m - Tính chiều rộng xưởng Rxm[mm,m] Rxm= xcn .Rc+ [ xcn-1 ] k3+ 2 .k4 = [2 . 8,4] + [1 . 2,5] + [2 . 1,5] = 22,3 m - Tính diện tích xưởng may Sxm [ m 2 ] Sxm= Dxm . . Rxm [ m 2 ] = 38,3 . 22,3

= 854,09 m2

Kiến Thức Tổng Hợp Dệt May

I:CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN MAY

Dây chuyền may còn gọi là hệ thống sản xuất.
Dây chuyền may là 1 tổ chức sản xuất bao gồm người và máy có nhiệm vụ may và lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm may theo một qui trình và phương pháp sản xuất nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế chuyền:

  • Chủng loại mã hàng, yêu cầu chất lượng mã hàng
  • Loại hình sản xuất
  • Qui mô sản xuất
  • Cách phân chia công việc
  • Cách, phương pháp và hệ thống di chuyển bán thành phẩm
  • Cách chứa bán thành phẩm, diện tích mặt bằng
  • Thiết bị, cử gá lắp

Dây chuyền hàng dọc: [ Straight-line]Còn gọi là chuyền nước chảy, hệ thống đồng bộ [synchno system].Áp dụng cho mã hàng lớn, sản phẩm đơn giản có qui trình may ngắn như quần áo lót hàng dệt kim.., cụm lắp ráp sản phẩm.Máy và các vị trí được sắp xếp theo hàng dọc và theo thứ tự của qui trình may [luồng hàng đi xuôi].Bán thành phẩm di chuyển từng chiếc do công nhân tự chuyền hay bằng hệ thống băng tải.Nguyên tắc di chuyển: lấy hàng bên trái, may và đưa hàng lên phía trước.Dây chuyền này khoảng 20 công nhân trở lại.

Cân đối cần đạt hiệu quả cân đối chuyền mục tiêu 85% trở lên SP BTP.

*Ưu điểm:-Gọn nhẹ, dễ kiểm soát tiến độ qui trình và quản lý bán thành phẩm-Chuyển biến hợp lý các công đọan [bước công việc] trong qui trình-Công nhân được chuyên môn hóa [may 1 chủng loại công việc]-Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất-Giảm người rãi chuyền để di chuyển bán thành phẩm, đường đi bán thành phẩm hoặc công nhân đươc rút ngắn tối thiểu

-Lượng hàng tồn giữa các công đoạn ít, thời gian sản xuất được rút ngắn

*Khuyết điểm:-Công nhân vắng mặt và máy móc thiết bị gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến năng suất của chuyền-Tâm lý công nhân dễ bị nhàm chán do làm một loại công việc

-Bố trí dây chuyền bị buộc phải theo bảng qui trình may

Các dạng chuyền hàng dọc:
+Chuyền dọc có bàn xếp dọc

+Chuyền ngang: chuyền dọc có bàn nằm ngang

+Chuyền dọc có bàn trượt

+Chuyền dọc có bàn xếp xéo

+Chuyền chữ U

+Chuyền treo [Hanger]

Link Download Tài Liệu Thiết Kế Và Bố Trí Dây Chuyền May: //mega.nz/file/yQBFgYDL#9dELoVzRhrX63hbHz1kKT8lAmoTB42HsB6UaY42-aJ0
Mật Khẩu: haduytin2you

Xin Chào ! Tên mình là HÀ DUY TÍN. Nói về sử dụng phần mềm Lectra, Gerber Accumark, Optitex .v.v. và kiến thức chuyên nghành Dệt May thì nói thật là mình cũng biết chút ít CĂN BẢN, mình cũng đang cố gắng học hỏi thêm. Mình làm Site Congnghemay.Info này mục đích chia sẻ KIẾN THỨC. Nếu có gì chưa hợp lí rất mong nhận được sự góp ý của mọi người. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm site. Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và thuận lợi !

Video liên quan

Chủ Đề