Cách cãi lại bố mẹ

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình.  Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!

Phải làm sao khi con hay cãi lời?

Khi con cãi lời, cha mẹ thường cảm thấy khó chịu, tức giận vì cảm thấy bị xúc phạm. Từ đó dẫn đến những cuộc khẩu chiến vô tội vạ giữa cha mẹ và trẻ. Điều này là hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của con và tình cảm gia đình. Vậy những lúc như vậy, cha mẹ nên làm gì? Dưới đây là một số phương pháp giúp bố mẹ đối phó khi con ngang bướng và hay cãi lời hiệu quả nhất.

Bí quyết dạy dỗ những đứa trẻ bướng bỉnh

Cách dạy con tuân thủ kỷ luật gia đình theo lứa tuổi

30 nguyên tắc nuôi dạy con đáng ngưỡng mộ của người Nhật

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng con cái chống đối, cãi lại cha mẹ

Do cha mẹ chưa thay đổi theo sự phát triển tâm sinh lý của con: Ở độ tuổi mới lớn và đang tập làm người lớn mà cha mẹ vẫn dùng các nguyên tắc giáo dục như đối với khi con còn nhỏ.

Giữa cha mẹ và con cái cùng xảy ra sự tranh dành quyền lực: Cha mẹ dễ tức giận và càng muốn khẳng định uy quyền của mình vì nghĩ rằng mình bị xúc phạm, bị thách thức khi con không có những hành động hay lời nói theo ý mình. Mặt khác con cái muốn được độc lập, được tôn trọng và bình đẳng như người lớn mà không được nên cố cãi lại, chống đổi khẳng định cái tôi của bản thân.

Để việc giáo dục con cái không xảy ra những căng thẳng, làm xấu đi mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình, cần áp dụng nhiều biện pháp và có sự kiên trì.

Phải làm gì khi con hay cãi lời cha mẹ

Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể áp dụng những giải pháp ứng xử sau:

Hạ hỏa và phải thật bình tĩnh

Cách khiến được mình bình tĩnh, không gì khác là hít một hơi thật sâu và thở ra thật dài. Cho dù rất muốn, lúc ấy, bạn chớ phản ứng ngay lập tức. Vì lời con trẻ khi bướng lên sẽ gây cảm giác thật khó chịu, và bạn có thể phản ứng nhanh một cách tiêu cực. Lúc này, bạn có thể lờ đi. Nhưng chỉ với nghĩa là "tạm thời để đấy, tính sau"...

Cha mẹ nên dùng các từ ngữ nhẹ nhàng để đáp lại con, tránh nóng giận và dùng những lời lẽ chất vấn, tra hỏi, áp đặt và công kích khiến trẻ.

Không tranh luận sâu về những yêu cầu với con mà chỉ đặt ra các câu ngắn gọn: Cha mẹ không muốn gì? Nhưng hy vọng gì? Khi nào? Và nếu không được thì sẽ ra sao?

Tự phân tích

Bạn hãy tự phân tích xem, bạn đối xử với con có đúng nguyên tắc đã đề ra giữa bạn và con hay chưa? Ví dụ, vì sao bạn nói to và quát trẻ? Có phải là do trước đó bạn nói đến cả 4, 5 lần mà nó vẫn mải chơi, không thèm "động đậy" hay không? Chứ không phải là do mệt mỏi, áp lực vì công việc khiến hễ cứ mở miệng ra là bạn quát con, một cách vô lý? Chỉ khi khẳng định được sự "chính đáng" trong hành động của mình, bạn mới có thể tìm ra cách "trừng trị" thái độ phản ứng thiếu suy nghĩ của con.

Ngược lại, nếu quả thực bạn cảm thấy mình đã đối xử với con vô lý, quát con không có cơ sở... thì cũng hãy nhìn nhận một cách công bằng. Trẻ con nhạy cảm với sự công bằng và cũng chỉ trên cơ sở công bằng, dân chủ trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, bạn mới tạo được sự "tâm phục khẩu phục" ở con.

Phân tích cho trẻ

Hãy chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để quay lại chủ đề này. Chú ý là "trong ngày" chứ không phải để sự việc trôi qua đến cả tuần mới gợi nhớ lại. Chẳng hạn, buổi tối hôm đó, trước khi con ngủ. Bạn đọc sách cho con nghe, hoặc nằm tâm sự với con...

Hãy bắt đầu một cách thật tình cảm và cũng thật tự nhiên. Đừng tạo cho con cảm giác, bạn đã chờ đến giờ này để "phân tích phải quấy" với trẻ... Có thể, như tiện thể nhớ ra, bạn nói: "À, con này, lúc chiều ấy mà, lúc mẹ goị con ra ăn, con thấy mẹ quát to lắm à? Nên con mới bảo con có điếc đâu ấy..?".

Trước tiên, hãy tỏ ra thông cảm với con, rằng ừ, đúng là mẹ có quát hơi to, làm nhức cả đầu ấy chứ nhỉ. Thế nhưng, con có biết tại sao không? Nếu trước đó mẹ gọi con mấy lần mà con ra ngay, thì mẹ đã không quát to như thế. Mẹ có muốn phải quát lên đâu, con không biết là khi quát to, cổ thì đau này, rồi người rất mệt, người nào hay quát hay bực bội là dễ bị ốm lắm đấy...

Trẻ con đang tập làm người lớn, chúng nhạy cảm với sự công bằng, đồng thời cũng biết hàm ơn khi nhận được sự thông cảm và chia sẻ từ phía người lớn. Chúng sẽ nghe, và ngay lập tức có thể không ôm bạn mà xin lỗi ngay, cũng đừng đòi hỏi con một cách ráo riết: "Con biết lỗi chưa? Xin lỗi mẹ đi!", nhưng bạn hãy tin rằng, với cách nói ấy của bạn, chúng đã nghe, đã hiểu, và đã có tiếp thu được phần nào...

Nếu bạn thấy mình quả có những vô lý, và sự phản ứng của con là chính đáng, cũng đừng ngại nhận lỗi.

Đưa ra các quy ước, nguyên tắc, giới hạn trong việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái để tránh xung đột

Cha mẹ và con có thể cùng quy ước. Nếu cha mẹ quá nóng tính rồi, thì con nói gì để cha mẹ nhận ra và dừng lại, đồng thời nếu con cái đang đi quá giới hạn cho phép, cha mẹ cần nhắc nhở để chấm dứt ngay. Việc đưa ra nguyên tắc này cần có sự hưởng ứng và thực hiện từ 2 phía. Cha mẹ không nên áp đặt con trong tất cả các tình huống.

Không áp đặt

Khi bé con bắt đầu "cãi lại" bố mẹ, đó không chỉ là dấu hiệu "bướng" hay "hư" như các bậc phụ huynh thường nghĩ, mà còn là dấu hiệu của sự trưởng thành. Bé con của bạn bắt đầu biết suy nghĩ độc lập, biết liên kết những điều bố mẹ nói, những nguyên tắc bố mẹ đặt ra với hiện thực, biết bắt chước các bạn, biết đòi hỏi những điều "đúng, sai" một cách rõ ràng, cứng nhắc, và logic. Vậy, thay vì bực bội, điên tiết lên, bạn hãy... lấy làm vui mừng. Và từ đó, hãy cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói, hãy chú ý sao cho lời nói và việc làm của bạn "khớp" với nhau.

Muốn con ít có "điều kiện" cãi bướng, việc quan trọng nhất là bố mẹ điều chỉnh hành vi đối xử của mình với con. Không quát nạt, áp đặt, bắt chúng phải coi ý kiến của bố mẹ là nhất, là bất khả... cãi lại. Hãy cho bé con có được "quyền tham gia".

Video liên quan

Chủ Đề