Cách chữa táo bón cho bà bầu

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường dễ mắc phải chứng táo bón do chế độ ăn uống cũng như nội tiết tố có sự thay đổi. Bên cạnh đó là sự chèn ép mang tính cơ học của thai nhi làm giảm nhu động ruột sinh ra chứng táo bón gây khó chịu cho các chị em. Vậy cần phải điều trị chứng bệnh này ra sao để giúp các bà bầu dễ chịu hơn?

Bà bầu bị táo bón

1. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ các độ tuổi nào và đặc biệt là trong giai đoạn mang thai của nhiều chị em phụ nữ. Tuy táo bón không ảnh hưởng đến tính mạng của các bà bầu nhưng lại tác động cực kỳ xấu đến chất lượng cuộc sống dễ gây nên các ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

Bên cạnh đó, chứng táo bón ở bà bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây phát sinh hoặc khiến tình trạng các bệnh sau tăng nặng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng Điều này sẽ khiến mỗi lần đi đại tiện trở thành nỗi ám ảnh với thai phụ bởi các cơn đau rát vùng hậu môn, đại tiện ra máu, buồn nôn hoặc giảm sự thèm ăn.

Đặc biệt, chứng táo bón trong thai kỳ còn mang lại những hậu quả khó lường nếu không được chữa trị kịp thời như:

  • Người mang thai khi dùng lực rặn quá mạnh có thể dễ gây sảy thai hoặc đẻ non
  • Các chất độc trong phân khi bị tồn đọng quá lâu trong đường ruột sẽ bị hấp thụ ngược gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Mẹ bầu sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi và căng thẳng.
  • Thai nhi bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Vì vậy, không nên xem nhẹ chứng táo bón ở các bà bầu mà cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và khám chữa kịp thời.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Táo bón khi mang thai sẽ tiềm tàng những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Thực chất, bà bầu mắc chứng táo bón là do:

2.1. Sự gia tăng hormone progesterone

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ gia tăng nhiều loại hormone. Trong đó việc tăng hormone progesterone sẽ gây nên sự thư giãn của các cơ bắp của các mẹ bầu, tất nhiên sẽ bao gồm cả phần ruột khiến ruột di chuyển chậm hơn và kém tiêu hóa hơn.

2.2. Tử cung phát triển, thai nhi cũng càng ngày càng lớn

Khi tử cung phát triển sẽ chèn ép lên một số dây thần kinh , tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng sẽ phát triển lớn hơn theo từng ngày và chiếm chỗ lớn trong ổ bụng của người mẹ làm chèn hẹp không gian của đường tiêu hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên táo bón thai kỳ.

2.3. Thai phụ bị mất nước do nôn nghén

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nhiều phụ nữ bị nôn nghén, khi ăn uống vào thường có cảm giác khó chịu, ăn không ngon miệng và dễ nôn trớ. Mặt khác, điều này cũng gây nên chứng táo bón do sự ảnh hưởng đến đường ruột.

2.4. Bà bầu rất dễ lười vận động

Các bà bầu thường lười vận động hơn bình thường bởi tình trạng nặng nề ở bụng, đặc biệt là phần chân sưng đau ở cuối thai kỳ. Việc lười vận động dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên kém đi gây ra bệnh táo bón ở bà bầu.

2.5. Do bổ sung canxi và sắt nhiều

Khi có em bé, các thai phụ đã phải bổ sung lượng canxi và sắt để tốt cho sự phát triển xương của em bé. Tuy nhiên, 2 yếu tố vi lượng này lại là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng táo bón.

2.6. Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng

Rất nhiều bà mẹ khi mang thai thường sử dụng thuốc nhuận tràng để quá trình đi đại tiện được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quá lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến mẹ bầu bị phụ thuộc vào thuốc. Khi dừng sử dụng sẽ khiến chứng táo bón nặng hơn hoặc sử dụng nhiều khiến cơ thể kháng thuốc và không mang lại tác dụng.

2.7. Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp

Một số bà bầu có lượng đường trong máu cao gây tiểu đường thai kỳ. Chứng tiểu đường thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh táo bón khi lượng đường quá lớn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

2.8. Thói quen nhịn đi vệ sinh

Nhịn đi vệ sinh rất nguy hiểm vì việc này sẽ khiến lượng phân lớn tích tụ lại bên trong đường ruột gây nên chứng táo bón trong thai kỳ.

2.9. Ăn uống quá nhiều

Các mẹ bầu thường hấp thụ lượng đồ ăn nhiều hơn người bình thường bởi mang muốn con có đủ dưỡng chất. Thế nhưng, chính việc ăn uống quá nhiều khiến cho hệ tiêu hóa không làm việc kịp dẫn đến chứng táo bón khi mang thai.

Táo bón khi mang thai

3. Cách chữa trị và phòng bệnh táo bón khi mang thai

Để khắc phục và phòng tránh chứng bệnh táo bón trong thai kỳ, các chị em có thể thực hiện theo những cách sau đây:

3.1. Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước hơn là một trong những việc cần thiết đầu tiên mà các mẹ bầu cần áp dụng. Nước rất có ích đối với tình trạng khó tiêu hóa và khó đi đại tiện. Vì vậy các mẹ bầu khi bị táo bón có thể uống từ 2,5-3 lít nước để dễ đi ngoài hơn.

3.2. Bổ sung probiotic và prebiotic

ProbioticsPrebiotics là các lợi khuẩn và chất xơ hòa tan rất có ích cho đường ruột. Bổ sung đầy đủ hai loại này sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón và các chứng bệnh tiêu hóa khác.

3.3. Ăn nhiều trái cây, rau xanh

Khi bị táo bón, các mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ để dễ tiêu hóa hơn như các loại trái cây, rau xanh, củ quả Bởi trong những loại thực phẩm này có hàm lượng Sorbitol cao mang tác dụng nhuận tràng tự nhiên.

3.4. Uống trà bồ công anh

Trà bồ công anh, loại trà nghe tên khá lạ đối với nhiều người nhưng lại mang lại tác dụng vô cùng tốt đối với hệ tiêu hóa. Khi sử dụng trà bồ công anh sẽ giúp kích thích gan tiết ra nhiều dịch mật hơn làm cho việc tiêu hóa thức ăn trong đường ruột diễn ra một cách suôn sẻ hơn.

Bên cạnh đó, trà bồ công anh còn giúp cung cấp lượng nước lớn, lợi tiêu và kích thích các hoạt động của nhu động ruột. Các mẹ bầu nên uống trà bồ công anh ngay sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng táo bón của mình.

3.5. Trà hoa cúc trị táo bón cho các bà bầu

Trà hoa cúc là cái tên khá quen thuộc trong việc thanh lọc, thư giãn cơ thể. Bên cạnh đó, loại trà này còn mang lại tác dụng trị táo bón hiệu quả mà lại an toàn cho các bà bầu. Trong trà hoa cúc có lượng tinh chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các mẹ bầu nên uống một ly trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ.

3.6. Mật ong và mè đen

Mật ong vốn được biết đến với công dụng tốt với đường ruột, mang tác dụng như một chất bôi trơn giúp phân dễ di chuyển hơn. Khi kết hợp mật ong với mè đen sẽ giúp khắc phục chứng táo bón nhanh chóng do mè đen giàu chất xơ mà giúp nhuận tràng cao.

Để thực hiện biện pháp này, các mẹ bầu cần chuẩn bị khoảng 30g mè đen cùng 30ml mật ong nguyên chất. Sau đó, đem lượng mè đen đã chuẩn bị rang trên lửa nhỏ cho đến khi thấy được mùi thơm. Cuối cùng là trộn mè đen với lượng mật ong đã chuẩn bị, chia làm 2 lần và ăn trong ngày.

Khi bị táo bón, các mẹ bầu có thể ăn liên tục trong khoảng 2-3 ngày sẽ tháy tình trạng táo bón được cải thiện.

Táo bón ở bà bầu

3.7. Bổ sung magie

Magie là một chất khoáng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động tiêu hóa trong cơ thể con người. Magie giúp hút được nhiều nước hơn vào bên trong thành ruột khiến phân mềm hơn và dễ đi đại tiện hơn. Với các bà bầu mắc chứng táo bón thai kỳ có thể bổ sung khoảng 350 mg magie mỗi ngày sẽ dễ đi ngoài hơn và không còn đau rát mỗi khi đi đại tiện.

3.8. Massage vùng bụng

Massage vùng bụng là một trong các biện pháp điều trị táo bón an toàn và hiệu quả cho các mẹ bầu. Khi gặp phải chứng táo bón, các mẹ bầu có thể sử dụng lực nhẹ nhàng từ bàn tay và ngón tay để massage nhẹ nhàng khu vực bụng làm kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tuy nhiên, chỉ nên vuốt nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

3.9. Thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài

Thay đổi tư thế ngồi khi đi đại tiện cũng rất quan trọng và góp phần giúp đi cầu được nhanh chóng hơn. Thay vì ngồi thẳng lưng theo 1 góc 90 độ, các mẹ bầu khi ngồi nên nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay lên đầu gối sẽ giúp phân dễ di chuyển hơn và đi ngoài nhanh hơn.

3.10. Sử dụng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hay dầu bôi trơn

Nếu tình trạng đi ngoài quá khó khăn, các mẹ bầu có thể hỏi ý kiến từ các y bác sĩ để sử dụng các dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hoặc dầu bôi trơn để giúp phân thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng phải cực kỳ cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

3.11. Vận động nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, yoga

Các mẹ bầu không thể vận động có thể mạnh mẽ nhưng có thể tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng kết hợp với yoga hoặc đi bộ. Việc này vừa giúp quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn vừa mang khả năng cải thiện đáng kể tình trạng táo bón thai kỳ.

3.12. Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Để hạn chế tình trạng táo bón hoặc các chứng rối loạn tiêu hóa khác, các mẹ nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tốt nhất là vào sáng sớm. Việc này sẽ giúp khắc phục bệnh táo bón và phòng tránh chứng bệnh này hiệu quả hơn.

3.13. Giảm căng thẳng

Tinh thần không thoải mái, căng thẳng, mệt mỏi, stress là một trong những nguyên nhân tác động đến hệ tiêu hóa và tăng khả năng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, các mẹ bầu nên giữ cho mình tâm lý ổn định, tránh căng thẳng để không còn lo lắng gặp phải các chứng bệnh về đường ruột và cũng là cách giúp con yêu khỏe mạnh.

Táo bón ở bà bầu

4. Giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu hiệu quả bằng thực phẩm chức năng

Mẹ bầu có một sức khỏe tốt sẽ giúp con yêu phát triển tốt. Vì vậy, để tình trạng táo bón thai kỳ không làm ảnh hưởng đến con yêu các mẹ cần phải tìm cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Bên cạnh các biện pháp điều trị táo bón thông thường, các mẹ có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp đường ruột hoạt động tốt hơn. Đặc biệt khi lựa chọn thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả, các mẹ nên lựa chọn dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Với những cách điều trị và hỗ trợ điều trị chứng táo bón trên đây chắc chắn sẽ giúp ích được cho các mẹ bầu khi gặp phải bệnh táo bón. Khi thấy bệnh tình không có sự cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu lạ, các mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu có thể xem thêm ThS.BS.Trần Ngọc Lưu Phương bệnh viện Nguyễn Tri Phương tư vấn cách đẩy lùi bệnh táo bón cho phụ nữ mang thai an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.


Theo dõi chúng tôi trên Zalo:

Video liên quan

Chủ Đề