Cách dạy trẻ học lớp 1

Học đọc chữ là bài học đầu tiên của trẻ khi bước vào lớp 1. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc, giúp các bậc phụ huynh có thể giúp con tập đọc một cách dễ dàng.

Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc tốt có khá nhiều phương pháp, tuy nhiên việc dạy con phát âm từng chữ cái là vô cùng quan trọng. Trong những ngày đầu tập đọc, việc giúp con nhớ được “mặt chữ” là rất quan trọng. Bởi nếu bạn chỉ chú tâm vào việc để con đọc theo mình thì trẻ chỉ nhắc lại như một con vẹt và sẽ quên ngay sau đó.

Để bé hứng thú và dễ dàng nhớ được mặt chữ cũng như cách phát âm, mỗi khi dạy con 1 chữ, hãy chỉ tay vào mặt chữ, hướng sự chú ý của con vào chữ đó và phát âm, kèm theo thật nhiều ví dụ sinh động. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những tấm card nhỏ đầy màu sắc sặc sỡ in hình chữ cái, kèm theo hình ảnh minh họa có tên bắt đầu bằng chữ cái đó. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn và não bộ dễ dàng in đậm hình ảnh chữ cái đó vào não bộ.

Ngoài ra, không chỉ lúc ngồi vào bàn mới bắt trẻ học, hãy để con học bất cứ lúc nào có thể. Khi đi siêu thị chẳng hạn, lúc bé cầm lấy món đồ mình thích, mẹ hãy chỉ tay vào một chữ cái và hỏi con xem đó là chữ gì. Nếu bé quên hãy kiên nhẫn nhắc lại để bé nhớ. Học qua thực tế như vậy sẽ là cách giúp trẻ nhớ lâu nhất đấy.

Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn

Khi mới học đọc, lẽ dĩ nhiên trẻ không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đừng quá chú trọng điều này mà cố ép con cho bằng được, bởi điều này sẽ khiến trẻ nhanh nản lòng và chán ghét việc học. Hãy coi việc phát âm chuẩn sẽ là bước tiến mới trong quá trình học tập chứ không phải mục đích cuối cùng. Bạn cứ yên tâm rằng quá trình giao tiếp hàng ngày con bạn sẽ sửa chữa được và dần hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

Thay vì tạo áp lực, trách mắng hay phạt khi bé làm không đúng như những gì mẹ hướng dẫn thì hãy động viên và tạo thêm hứng thú cho con. Sự vội vàng, nóng nảy chỉ gây tác dụng ngược, khiến trẻ không tập trung được, dẫn tới sợ học, ghét học và lười biếng hơn. Tuy nhiên, đôi khi trẻ quá nghịch ngợm và nhất quyết không chịu học thì mẹ cũng cần có cách xử lý để răn đe nhưng nên nhớ dùng đòn ròi để dạy con sẽ chỉ khiến trẻ trở nên cứng đầu khó bảo hơn mà thôi.

Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc để đạt được hiệu quả cao cần phải được thực hiện theo đúng quy trình. Khi dạy bé đọc chữ, chữ viết thường cần được ưu tiên dạy bé trước khi chuyển sang chữ viết hoa. Bởi chữ viết thường mới là chủ đạo trong tất cả các loại văn bản, sách báo. Trong khi chữ viết hoa chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều. Khi bé đã thông thạo các chữ viết thường, mẹ hãy chuyển sang chữ viết hoa và nhớ giải thích cặn kẽ để con hiểu rằng một chữ cái có thể có nhiều cách viết khác nhau nhé.

Hãy để con đọc và viết cùng một lúc

Học phải đi đôi với hành, đây là nguyên tắc luôn luôn đúng. Song song với việc dạy con đọc, hãy dạy bé cách viết chữ đó. Như vậy con sẽ nhanh thuộc hơn rất nhiều. Đồng thời, khi bàn tay hoạt động và tự viết thành chữ sẽ kích thích não bộ giúp trẻ nhớ lâu và nhanh hơn rất nhiều.

Khi dạy trẻ viết chữ, hãy thật kiên nhẫn, đừng vội vàng cố ép con viết thật đẹp. Những nét chữ đầu tiên có thể rất xấu, nhưng luyện tập nhiều chữ con sẽ đẹp dần lên.

Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày

Việc đọc sách cho bé nghe hàng ngày không có tác động trực tiếp giúp con biết đọc. Tuy nhiên, đây là phương pháp này khá hữu ích rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Đồng thời, nó còn xây dựng trong con niềm yêu thích và hứng thú với sách và chữ cái. Như vậy, trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều mỗi khi học chữ. Bởi học thuộc chữ, con có thể tự mình đọc sách, tự đọc những dòng chữ đơn giản trên tivi hay bao bì sản phẩm…

Hãy tạo lập thói quen đọc sách từ nhỏ cho bé, như vậy khi lớn lên con sẽ học tập rất tốt đấy. Cha mẹ hãy cố gắng dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để đọc sách cho con nghe. Các thể loại sách có thể đọc rất đa dạng từ truyện thiếu nhi đến tạp chí, sách dạy nấu ăn, sách khoa học đời sống…

Trẻ con thường rất ham chơi và khả năng tập trung kém, do đó cha mẹ cần thật kiên nhẫn khi áp dụng các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc. Yếu tố quan trọng nhất là cần khơi dậy niềm hứng thú và đam mê trong trẻ. Để có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác, cha mẹ có thể truy cập website: hanoiacademy.com.vn hay gọi vào hotline: 0986.94.0909 để được nhân viên hỗ trợ. Hanoi Academy luôn đem đến cho các vị phụ huynh giải pháp tối ưu nhất.

Xem thêm thông tin: tại đây 

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc luôn đặt ra thách thức với các bậc phụ huynh, nhất là khi trẻ không chịu hợp tác hoặc tỏ ra khó tiếp nhận kiến thức mới.

Đa số cha mẹ gặp khó khăn trong việc dạy trẻ lớp 1 đánh vần, một mặt là các con không ghi nhớ hết mặt chữ cái, mặt khác là không hiểu nguyên lý ghép vần trong Tiếng Việt. Giải thích cho bé cách đọc và ghép vần Tiếng vần trở nên khó khăn hơn nữa khi các bậc phụ huynh không có chuyên môn sư phạm. Làm thế nào để cải thiện tình trạng học chữ cái cho trẻ lớp 1, nhất là khi trẻ tỏ ra ương bướng hoặc không hợp tác với người lớn. Dưới đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả nhất hiện nay, được nghiên cứu bởi các chuyên gia ngôn ngữ học Việt Nam.

Xem thêm:

Dạy trẻ lớp 1 học chữ cần có thời gian và sự kiên trì

Bước đầu tiên trước khi dạy trẻ lớp 1 tập đọc, người lớn cần giúp trẻ ghi nhớ rõ 29 chữ cái trong Tiếng Việt. Có rất nhiều cách khác nhau để dạy trẻ chữ cái như: dùng bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm, dạy chữ cái thông qua hình ảnh minh họa, hoặc dạy trẻ học chữ cái thông qua trò chơi học tập [vận động],…

Đối với trẻ chuẩn bị vào lớp 1, thì việc dạy chữ cái trở nên khó khăn hơn. Bởi giai đoạn này, trẻ chưa thực sự chuẩn bị tâm lý cho vấn đề học tập. Hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non vẫn là “vui chơi” hoặc học mà chơi – chơi mà học. Trẻ cần có thời gian làm quen với hình thức học tập trung và tiếp nhận nhiều kiến thức cùng lúc.

Trẻ không thể ghi nhớ 29 chữ cái trong một sớm một chiều, việc học này có thể kéo dài 2-4 tháng, thậm chí là 6-12 tháng tùy vào khả năng của mỗi trẻ. Do đó, người lớn không được nôn nóng trong quá trình dạy trẻ học chữ cái. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần cần có quá trình và đi tuần tự các bước, bắt đầu bằng việc nhận dạng 29 chữ cái, thanh dấu, phân biệt nguyên âm và phụ âm, sau đó tiến tới ghép vần và đọc Tiếng Việt.

Để trẻ ghi nhớ tốt 29 chữ cái, cha mẹ cần thực hiện những công việc sau:

– Một là: dạy trẻ đều đặn mỗi ngày 2-3 chữ cái. Tùy vào hứng thú và khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ, cha mẹ có thể tăng lên dạy trẻ 4-5 chữ cái/1 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dạy con quá nhiều chữ cái/1 ngày bởi trẻ không thể nhớ hết ngần đấy chữ cái vào ngày hôm sau.

– Hai là: dạy chữ cái cho trẻ có hình ảnh đi kèm. Hình ảnh minh họa cho chữ cái là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc. Nó có tác dụng gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn mặt chữ cái. Ví dụ như: dạy đến chữ “a” – người lớn đưa ra hình ảnh “con gà”, dạy đến chữ “g” – cho trẻ xem hình ảnh “con gấu”.

– Ba là: dạy trẻ học chữ cái mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày. Người lớn có thể cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động sống bình thường. Ví dụ như: trong lúc xem tivi, mẹ có thể chỉ cho bé những chữ cái đơn giản và hướng dẫn trẻ đọc theo nó; trong khi đi dạo trên đường phố, cha mẹ có thể chỉ cho bé những biển hiệu đường phố chứa những chữ cái đã học,…

Có vô vàn cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1, chỉ cần cha mẹ biết đâu là phương pháp phù hợp với con em mình, vừa giúp con học tập hiệu quả mà không đánh mất thời gian vui chơi giải trí vốn có.

Giúp trẻ ghi nhớ bảng chữ cái đầu tiên

Sau khi trẻ nhớ hết 29 chữ cái trong Bảng chữ cái Tiếng Việt, phụ huynh tiến tới dạy trẻ phần thanh dấu bao gồm: hỏi, ngã, nặng, sắc, huyền. Kết thúc bước này, người lớn hướng trẻ sang ghép vần đơn giản.

Trong Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y và 7 nguyên âm đôi được hình ghép từ các nguyên âm đơn: ia, yê, ua, uô, ưa, ươ. 17 phụ âm trong Tiếng Việt gồm có: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, x. Lấy lần lượt phụ âm ghép với nguyên âm đơn rồi thêm dấu và hướng dẫn trẻ cách đánh vần đúng. Ví dụ như: ba, bá, bà, bả, bạ, bã,…

Cứ như vậy ghép hết phụ âm với nguyên âm đơn [có dấu và không dấu], đến khi thuần thục thì chuyển sang ghép phụ âm với nguyên âm đôi [có dấu và không dấu]. Ví dụ như: bia, bía, bìa, bỉa, bĩa, bịa,… Những buổi học chữ đầu tiên, trẻ có thể gặp khó khăn trong cách ghép vần và phát âm, do trẻ chưa hiểu được nguyên lý thực sự của ghép vần Tiếng Việt. Tình trạng này sẽ được cải thiện dài sau 4-5 buổi học khi người lớn chỉ bảo tận tình và dạy trẻ cách phát âm chính xác âm-vần trong Tiếng Việt.

Hướng dẫn trẻ cách ghép vần và phát âm chính xác

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ làm việc của người lớn và sự hợp tác của trẻ. Trong quá trình dạy trẻ học chữ cái [nhất là giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp 1], người lớn thường đối mặt với tâm lý nôn nóng, vội vã, muốn con nhanh chóng biết đọc biết viết để bắt kịp bạn bè.

Đứng trước tình huống trẻ mải chơi, không tập trung học bài hoặc “chậm” tiếp nhận kiến thức, đa số trẻ mẹ nóng giận và quát tháo trẻ. Đấy chỉ là tâm lý bình thường của người lớn nhưng vô hình chung làm trẻ sợ hãi và không muốn tiếp tục việc học nữa. Dù chỉ là dạy chữ cái cho trẻ tại nhà, thì bố mẹ vẫn nên ghi nhớ những nguyên tắc sau của giáo dục đó là:

Không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng tiếp nhận bài học giống nhau, do đó với mỗi trẻ riêng biệt người lớn cần lựa chọn cách dạy học thích hợp. Cha mẹ nên hiểu rằng: hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non là vui chơi, nhưng đến thời kỳ tiểu học thì hoạt động chủ đạo của trẻ lại là học tập. Trẻ phải có thời gian chuyển đổi và thích nghi dần với cách học tập mới mẻ.

Bước đầu dạy trẻ học chữ cái thường rơi vào tình trạng khó khăn và áp lực. Trẻ chỉ có thể học theo kiểu vừa học – vừa chơi [tức là làm quen với chữ cái thông qua trò chơi học tập]. Trẻ khó lòng tiếp nhận kiến thức nhanh và nhiều như cha mẹ mong muốn. Dẫu vậy, người lớn cũng nên bình tĩnh và kiên trì với trẻ. Tình trạng trẻ học chữ cái trước khi bước vào lớp 1 sẽ được cải thiện dần theo thời gian, khi mà trẻ nâng cao hơn nữa khả năng nhận thức và tập trung vào giờ học.

Không gây áp lực cho trẻ trong quá trình học tập

Trẻ em có khả năng ghi nhớ tốt vấn đề thông qua hình ảnh trực quan sinh động. Mọi lời giải thích của người lớn sẽ trở nên khó hiểu với trẻ, nếu không có hình ảnh [hoặc sự vật] miêu tả đi kèm.

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần cũng vậy, trẻ dường như gặp khó khăn trong việc ghép các phụ âm với nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi, không hiểu ghép với nhau sẽ ra chữ gì và phát âm thế nào cho đúng. Người lớn cần có hình ảnh trực quan cho trẻ xem xét để trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ nhận thấy: sách, truyện hay tài liệu biên soạn cho trẻ tiểu học đều có hình vẽ [hoặc ảnh chụp] đi kèm. Mục đích là để gây hứng thú với trẻ, kích thích trẻ ghi ghi nhớ tốt hơn nội dung của tài liệu. Do đó, cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần không thể thiếu bộ chữ cái Tiếng Việt [có dấu đi kèm], giáo trình dạy học [có thể là sách giáo khoa lớp 1 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn], giáo cụ dạy học [thông thường là hình ảnh minh họa], và cách phát âm chuẩn xác của người dạy học.

Tạo không khí học tập thoải mái nhất cho trẻ lớp 1

Trên đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo và tiến hành dạy trẻ học tại nhà. Cách dạy trẻ lớp 1 thông minh và chủ động trong học tập được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Các bậc phụ huynh có thể xem chi tiết tại website chính thức.

Video liên quan

Chủ Đề