Cách đo tiểu đường tại nhà

Người mắc bệnh tiểu đường loại một, tiểu đường loại hai, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên.

Sử dụng máy đo đường huyết giúp kiểm soát tổng thể mức độ phản ứng của glucose trong lên cơ thể khi tập thể dục hoặc những lúc bị căng thẳng, kiểm soát tác dụng của thuốc... Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên còn để quản lý bệnh tốt hơn.

Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể tự thử đường huyết tại nhà.

Các dụng cụ cần có: Chất sát khuẩn như cồn hoặc nước rửa tay, thiết bị lấy máu ngón tay, que thử (được thiết kế phù hợp với máy đo đường huyết), điện thoại hoặc sổ để lưu lại kết quả, máy đo đường huyết cá nhân.

Các bước thực hiện:

Đầu tiên, bạn lưu ý rửa tay sát khuẩn và để ráo vị trí trích máu trước khi bắt đầu.

Sau đó, bật máy đo đường huyết và theo dõi đến khi thiết bị thông báo sẵn sàng nhận mẫu máu.

Bạn dùng thiết bị trích máu đâm vào một bên ngón tay ở vị trí bên cạnh móng tay và bóp ngón tay đến khi máu tạo thành một giọt trên que thử. Bạn dùng miếng tẩm cồn thấm vào ngón tay để cầm máu và chờ máy tạo kết quả đọc.

Nếu gặp khó khăn bước lấy máu, bạn có thể làm ấm bàn tay bằng cách chà tay tạo nhiệt hoặc ngâm ấm tay rồi lau khô và sát khuẩn. Trường hợp trích máu xét nghiệm vượt ngưỡng chịu đau, một số cách sau có thể giúp bạn giảm đau như thay mới thường xuyên bộ kim trích xuất máu (lancet), thay đổi độ dày của lancet, thay đổi ngón tay...

Cách đo tiểu đường tại nhà

Các bước sử dụng máy đo đường huyết.

Các thiết bị điện thoại thông minh hiện nay cho phép đồng bộ hóa với máy đo đường huyết giúp việc lưu giữ kết quả thuận lợi hơn. Bạn cũng có thể lưu trên giấy bút. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn và điều trị cụ thể hơn, ví dụ sử dụng insulin hạ độ đường huyết hoặc chỉ định dùng đồ ăn, thức uống có chất bột đường (carbohydrate) giúp tăng lượng đường.

Dự trữ thêm pin cho máy đo và kiểm tra hạn sử dụng của dải xét nghiệm để có kết quả đo lường chính xác nhất. Bộ kit xét nghiệm cũng nên được bảo quản kín, vô trùng và thường xuyên vệ sinh định kỳ.

Bạn có thể chủ động mang máy đo đường huyết cá nhân theo khi đi du lịch. Bạn nhớ chuẩn bị đủ phụ kiện kèm theo như que thử (strip), kim lấy máu (lancet), insulin và pin. Tránh các nguồn nhiệt như ánh sáng mặt trời trực tiếp và không đặt pin ở cốp xe hay hành lý ký gửi. Đựng bộ đo đường huyết trong hộp chất liệu cứng cũng là cách tiện lợi cho những chuyến đi dài ngày.

Duy trì lối sống tích cực, chú trọng bữa ăn và theo dõi thể trạng bằng các thiết bị hiện đại là giải pháp tốt cho mọi người trong hành trình sống khỏe và điều trị bệnh.

Khi nào cần kiểm tra đường huyết?

Tùy thể trạng mỗi cá nhân, bác sĩ có thể tư vấn số lần và thời điểm phù hợp để kiểm tra đường huyết.

Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy giúp các tế bào sử dụng glucose trong máu. Ở người bệnh tiểu đường loại một, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoặc tạo ra rất ít. Điều đó làm cho việc kiểm tra thường xuyên càng quan trọng giúp. Nếu bị bệnh tiểu đường loại một, bạn có thể cần phải kiểm tra mức đường huyết 4-10 lần một ngày.

Thời điểm phù hợp có thể kiểm tra đường huyết là trước bữa ăn chính và phụ, trước và sau tập thể dục, trước khi đi ngủ hoặc buổi đêm. Kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu thói quen sống của bạn thay đổi hoặc khi bị ốm.

Cách đo tiểu đường tại nhà

Số lần và thời điểm phù hợp để kiểm tra đường huyết được dựa trên thể trạng mỗi người. Ảnh: Shutterstock

Người mắc bệnh tiểu đường loại hai và tiểu đường thai kỳ cũng nên kiểm tra đường huyết 2-4 lần mỗi ngày. Bạn sẽ được chỉ định kiểm tra thường xuyên hơn dựa theo chẩn đoán và mức độ ổn định đường huyết của cơ thể. Nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng và trước khi đi ngủ; trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ; trước và hai giờ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu điều trị tiểu đường không dùng insulin và hiểu rõ thể trạng của bản thân, bạn có thể đo đường huyết khi cần thiết.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đưa ra số liệu chung về mức đường huyết lý tưởng cho người trưởng thành (không mang thai) bị mắc tiểu đường trong mức 80-130 mg/dL trước bữa ăn và không vượt quá 180 mg/dL sau bữa ăn. Dựa vào tuổi, giới tính, mức độ vận động, loại bệnh tiểu đường và tình trạng sức khỏe, bác sĩ phụ trách sẽ khuyến nghị mức đường huyết phù hợp cho mỗi cá nhân.

Hầu hết những người bị tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu một cách thường xuyên, từ đó giúp bạn có thể kiểm soát được bệnh của mình chặt chẽ hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách thử tiểu đường ngay tại nhà.

Tiểu đường là căn bệnh không còn xa lạ gì với chúng ta, với những ảnh hưởng xấu và gây nguy hại đến sức khỏe nên rất cần được quan tâm để kiểm soát đường huyết mỗi ngày. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thử đường huyết tại nhà cũng như cách đọc, đánh giá kết quả và lưu ý gì khi thử đường huyết tại nhà.

1Đối tượng cần thử đường huyết tại nhà

Cách đo tiểu đường tại nhà

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng thường được khuyên nên thử glucose máu tại nhà

Không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng cần theo dõi đường huyết tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ của bạn có thể xem xét và cân nhắc khuyên bạn thử glucose máu tại nhà, chẳng hạn như:

- Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có thể khiến lượng đường trong máu của bạn dao động mạnh, chẳng hạn như insulin hoặc một số loại thuốc tiểu đường không phải insulin.

- Nếu bạn đang mang thai.

- Nếu bạn có xu hướng bị lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).

- Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đạt được mức đường huyết mục tiêu.

2Nên thử đường huyết lúc nào

Cách đo tiểu đường tại nhà

Bạn có thể thử đường huyết trước hoặc sau khi ăn

Bác sĩ sẽ cá nhân hóa lịch trình theo dõi đường huyết cho từng bệnh nhân khác nhau, thường bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm vào 3 thời điểm trong ngày gồm:

Buổi sáng sớm vào lúc đói: Thực hiện xét nghiệm thử glucose máu vào thời điểm này giúp cung cấp thông tin về mức đường huyết trước khi một người ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Đo đường huyết trước khi ăn cung cấp một con số cơ bản, con số này sẽ cung cấp gợi ý về các chỉ số glucose máu khác trong ngày.

Trước bữa ăn: Đường huyết trước bữa ăn có xu hướng thấp, vì vậy việc đo đường huyết cao vào thời điểm này cho thấy bệnh nhân đang khó khăn trong việc quản lý lượng đường trong máu.

Sau bữa ăn: Kiểm tra sau bữa ăn cho biết cơ thể phản ứng với thức ăn như thế nào và liệu đường có thể tiếp cận các tế bào một cách hiệu quả hay không. Kết quả đo đường huyết sau bữa ăn có thể giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ, xảy ra trong thời thai kỳ. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên thử nghiệm khoảng 2 giờ sau bữa ăn.

3Các bước thử đường huyết tại nhà

Cách đo tiểu đường tại nhà

Các bước cơ bản sử dụng máy thử đường huyết

Xét nghiệm đường huyết có nhiều dạng khác nhau, nhưng chúng đều có cùng mục đích là cho bạn biết lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm đó. Hầu hết các bài kiểm tra tại nhà đều cần có:

- Bút lấy máu và một thiết bị lancing hoặc lancet (kim lấy máu).

- Que thử.

- Máy đo đường huyết.

Trước khi xét nghiệm, mọi người sẽ cần đọc hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết và que thử. Nhiều máy đo đường huyết tại nhà hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người chỉ nên lắp que thử vào màn hình ngay trước khi đọc.

Sau khi được bác sĩ hướng dẫn về thời điểm và tần suất thử glucose máu tại nhà, bệnh nhân sẽ tiến hành thực hiện việc thử đường huyết theo các bước như sau:

- Làm khô tay: Rửa và lau khô tay trước khi tiếp xúc với bộ dụng cụ thử nghiệm.

- Làm sạch vị trí thử nghiệm: Một số phương pháp khuyên bạn nên làm sạch khu vực thử nghiệm bằng tăm bông tẩm cồn hoặc bạn cũng có thể chỉ cần rửa bằng nước ấm, xà phòng. Dù làm theo cách nào đi nữa, hãy đảm bảo rằng khu vực đó khô ráo trước khi lấy mẫu.

- Lựa chọn vị trí lấy máu: Ngón tay thường là nơi tốt nhất khi theo dõi sự thay đổi nhanh chóng của lượng đường trong máu. Ngoài ra, một số máy đo đường huyết cho phép thử nghiệm trên cánh tay hoặc một vùng khác ít nhạy cảm hơn trên cơ thể.

- Lựa chọn điểm kiểm tra: Khi kiểm tra ngón tay, hãy sử dụng cạnh của ngón tay và lấy máu các ngón tay khác nhau vào mỗi lần khác nhau. Hầu hết các bút lấy máu đều cho phép người dùng thiết lập mức độ sâu của chúng khi thâm nhập vào da. Vậy nên những người có làn da dày hơn hoặc khô hơn thì nên đặt độ sâu của dao nhiều hơn.

- Lấy máu: Trước khi tiến hành lấy mẫu máu, hãy đặt ngón tay lên bề mặt rắn. Sử dụng bút lấy máu để lấy máu một cách chắc chắn nhưng không quá mạnh.

- Cho mẫu vào que thử: Nhẹ nhàng bóp ngón tay trong khi giữ ngang ngực và để một giọt máu chảy lên que thử.

- Đọc kết quả: Đọc và ghi lại kết quả đo đường huyết sau mỗi lần xét nghiệm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hệ thống giám sát glucose máu liên tục. Một số thiết bị này được kết hợp với bút tiêm insullin. Tuy không chính xác như kết quả đo đường huyết bằng ngón tay nhưng nó có thể giúp gợi ý về xu hướng lượng đường của bạn. Sử dụng phương pháp này bằng cách đặt một bộ cảm biến cực nhỏ dưới da để kiểm tra lượng đường trong máu 5 phút một lần. Nó sẽ gửi dữ liệu đến một màn hình đi kèm.

Mặc dù các hệ thống theo dõi lượng đường liên tục đặt một cảm biến dưới da, hầu hết các hệ thống vẫn yêu cầu châm ngón tay ít nhất một lần mỗi ngày để hiệu chỉnh thiết bị. Con số này ít hơn số lần châm ngón tay bằng máy đo đường huyết, có thể cần bốn lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

4Cách đọc và đánh giá đường huyết sau khi thử

Cách đo tiểu đường tại nhà

Đọc và đánh giá kết quả sau mỗi lần đo để kiểm soát bệnh mỗi ngày

Trước khi bắt đầu thử nghiệm tại nhà, bạn nên hỏi bác sĩ để biết được chỉ số đường huyết mục tiêu của mình một cách rõ ràng. Các chỉ số glucose máu mục tiêu có thể khác nhau ở mỗi người và có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác, cân nặng và các yếu tố khác của một cá nhân.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết nên như sau:

- Nhịn ăn (kiểm tra buổi sáng hoặc trước bữa ăn): 80–130 mg/dl

- Trước bữa ăn: 70–130 mg/dl

- Hai giờ sau khi bắt đầu bữa ăn: Dưới 180 mg/dl

- Trước khi đi ngủ: Dưới 120 mg/dl

- HbA1c: 7,0 % hoặc thấp hơn

Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu phải nằm trong khoảng sau:

- Nhịn ăn (kiểm tra buổi sáng hoặc trước bữa ăn): Dưới 100 mg/dl

- Trước bữa ăn: Dưới 110 mg/dl

- Hai giờ sau bữa ăn: Dưới 140 mg/dl

- Trước khi đi ngủ: Dưới 120 mg/dl

- HbA1c: 5,7% hoặc thấp hơn

Một người không thể chẩn đoán bệnh tiểu đường nếu chỉ sử dụng xét nghiệm tại nhà. Những người có kết quả bất thường sẽ cần được bác sĩ kiểm tra thêm.

5Lưu ý khi thử đường huyết tại nhà

Cách đo tiểu đường tại nhà

Ghi lại các yếu tố thời gian, các thuốc và thức ăn sử dụng khi thực hiện thử nghiệm để giúp bác sĩ kiểm soát bệnh chặt chẽ hơn

Để việc thử glucose máu tại nhà được thực hiện an toàn và cho kết quả chính xác, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

- Đảm bảo rằng tay của bạn sạch sẽ trước khi thử. Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước.

- Bạn nên khử trùng khu vực bạn đang thử đường huyết bằng tăm bông tẩm cồn, hoặc có thể rửa sạch.

- Không chèn lưỡi dao một cách quá mạnh.

- Đảm bảo bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

- Giữ ngón tay ngang ngực trong khi nặn máu. Bóp nhẹ.

- Làm sạch ngón tay sau khi lấy mẫu máu đúng cách. Đảm bảo vứt bỏ các chất thải y tế đúng quy định.

- Vệ sinh bộ xét nghiệm đúng cách trước và sau khi sử dụng, đặc biệt khi có nhiều hơn một người mắc bệnh tiểu đường sử dụng bộ xét nghiệm này để kiểm tra lượng đường trong máu.

- Ghi lại các yếu tố thời gian thực hiện thử nghiệm, loại thuốc đang dùng hay thực phẩm bạn ăn để cung cấp cho bác sĩ giúp có được kết quả theo dõi đường huyết chính xác nhất.

Việc theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu của bạn mỗi ngày giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường như tổn thương dây thần kinh và đột quỵ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về việc cân nhắc việc thử glucose máu tại nhà để có thể kiểm soát đường máu của bạn một cách tốt nhất.