Cách đọc tiếng lóng

TIẾNG LÓNG [Phần 1]

20/09/201917/12/2021

NGUYỄN MẠNH HÙNG
[PGS TS Sử học]

1. Khái quát

Tiếng lóng là một loại cấu trúc ngôn ngữ công cụ có mặt trong đời sống cộng đồng nhân loại. Tùy theo nhận thức của từng dân tộc từng quốc gia tiếng lóng được định nghĩa theo cảm quan riêng phần đông là của những nhà Ngôn ngữ học, văn hóa học, nhà văn, nhà báo Đặc biệt là những nhà Từ điển học có thể hình thành một tập Từ vựng tiếng lóng. Trong trường hợp Việt Nam tiếng lóng chỉ có mặt một phần trong nhiều loại từ điển phổ thông đầu tiên của Việt Nam -kể từ thời Pháp thuộc và trải qua nhiều phân khúc lịch sử ít ra từ ngày ấn hành quyển Tự vị của Pierre Pigneau de Béhaine không kể đến các loại từ vựng Hán Nôm trong đó có Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa thế kỷ 16 -17 khó tiếp cận đến đại bộ phận công chúng Các loại từ điển này được ký âm bằng chữ La tinh để tập hợp nhiều mục từ cơ bản được sắp xếp theo thứ tự an-pha-bê truyền thống của bảng chữ cái của nền văn minh La-Hy.

Cho đến nay theo những nguồn tư liệu sưu tập được [qua sách báo, thông tin điện tử] chúng ta tạm thời ghi nhận được khái quát như sau:

1.1 Tiếng lóng theo nhiều nhà văn hóa học

Tiếng lóng từng được nhận diện trước hết theo cách nhìn của những nhà văn hóa chịu ảnh hưởng của nền giáo dục truyền thống Hán học. Sau này, một bộ phận lớn những nhà Văn hóa Tân học với tinh thần lãng mạn phương Tây cũng đã mở rộng thêm tầm nhìn để đặt lại vai trò của tiếng lóng. Từ đây! Chúng ta có thể liệt kê qua: công việc tìm hiểu tiếng lóng để có thể xác lập được bộ hồ sơ đặc thù trong hệ thống ngôn ngữ Việt Nam.

Theo Pierre Pigneau de Béhaine Dictionarium Anamitico Latinum 1772 1773 qua bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên NXB trẻ 1999 Sài Gòn.

Từ lóng không được cho ra nét nghĩa riêng nhưng được ghép từ để làm nổi bật giá trị ngữ nghĩa Lóng tai: chú ý nghe Hỏi lóng: kín đáo dò xét.

Theo Huỳnh Tịnh CủahayHuình Tịnh Của [còn gọi là Paulus Của] Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ấn hành tại Sài Gòn 1895. Tác giả đã không định nghĩa từ lóng với tư cách một từ độc lập mà lồng ghép thành 2 từ: 1. Nghe lóng: Nghe qua vậy, nghe lóm, nghe không chắc 2. Hỏi lóng: hỏi lén, hỏi đon ren [?], hỏi dọ trước,

Theo Génibrel Dictionnaire Annamite FranÇais Sài Gòn 1898.

Tác giả cũng đã không định nghĩa từ lóng với nét nghĩa độc lập như Paulus Của [SĐD] Tác giả ghép thành từ: Lóng tai [raisonner à loreille], nghĩa như lắng tai [prêter loreille, être attentif], lắng nghe [écouter avec attention].

Từ nửa đầu thế kỷ 20 về sau: Từ lóng được xác lập thành một nét nghĩa độc lập.

Theo Đào Văn Tập Từ điển Việt Nam phổ thông Nhà sách Vĩnh Bảo Sài Gòn 1951.

Lóng được hiểu là chỉ lối nói riêng của một bọn người, cốt ý cho người ngoài không hiểu tiếng lóng, nói lóng

Theo Lê Ngọc Trụ Ban Tu Thư Khai Trí Tiến Đức Sài Gòn 1971 Từ lóng được mở rộng thêm đối tượng sử dụng như Lóng: thứ tiếng dùng riêng với nhau trong một bọn, một hạng người cùng nghề.

Theo Hoàng Phê Hà Nội 1992 Lóng: Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp, một nhóm người nào đó nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi.

Theo Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức Việt Nam Tự điển Nhà in Trung Bắc Tân Văn Hà Nội 1931.

Lóng được phân tích theo một số nét ngữ nghĩa:

1. Thứ tiếng của một bọn dùng riêng với nhau để cho người ngoài không hiểu: tiếng lóng của cô đào, tiếng lóng của lái lợn.

2. Nghĩa rộng Nghe được câu chuyện người ta nói riêng với nhau gọi là nghe lóng: nghe lóng được câu chuyện.

3. Lóng = xem lắng [xem như đồng nghĩa với lắng]

1.2 Theo nhiều nhà ngôn ngữ học

Bên cạnh đó, nhiều học giả trong ngoài nước đặc biệt những nhà ngôn ngữ học cũng đã đóng góp ý kiến khảo cứu riêng về tiếng lóng qua sách báo được in ấn, qua các tham luận, hay qua những tập luận văn của một sốsinh viên ngành Xã hội học, Ngữ văn hoặc trên diễn đàn ngôn ngữ mà chúng ta có thể tập họp được như sau [[1]] đặc biệt là những nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái Hà Nội mới là đáng chú ý hơn cả.

Theo Đỗ Hữu Châu Giáo trình Việt ngữ tập II NXB Giáo dục Hà Nội [1962]- Tiếng lóng [argot des déclassés] bao gồm một số từ bí hiểm, để che giấu tư tưởng người nói, không cho nhiều người ngoài tập đoàn xã hội mình biết. Ngoài ra với tư cách là nhà ngôn ngữ học Tác giả bổ sung thêm ý nghĩa thuộc lĩnh vực chuyên môn: tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong biệt ngữ tức là những tên gọi chồng lên trên những tên gọi chính thức [Đỗ Hữu Châu Giáo trình từ vựng Ngữ nghĩa tiếng Việt NXB Giáo dục Hà Nội 1981].

Một số ý kiến khác của Lưu Văn Lăng, Hoàng Thị Châu Những nhà ngôn ngữ học thuộc trường Đại học Hà Nội đã mô tả: Tiếng lóng được liệt kê vào loại không tốt đẹp vì phạm vi lưu hành là trong đám người làm nghề bất lương, bị xã hội ngăn cấm như bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu. Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác cũng nhận định: tiếng lóng khác với biệt ngữ vì có nghĩa xấu.

Gần đây Nguyễn Văn Khang đã cho ấn hành tiếng lóng Việt Nam dưới dạng một tác phẩm Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt NXB Khoa học Xã hội 2001 đã đặt cho ta nhiều vấn đề đáng quan tâm trong cách nhận định và cách biên soạn một tập Tự điển tiếng lóng.

1.3 Theo nhiều nhà Đông Phương học Pháp

Tiếng lóng Việt Nam cũng đã được nhiều nhà Đông phương học [Orientaliste] từ những năm đầu thế kỷ 20 quan tâm nghiên cứu một cách thận trọng. Trong số đó có mặt Jean Nicolas Arthur Cheon [1856 1928] với tác phẩm Largot Annamite [tiếng lóng An Nam] đã đăng tải trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ BEFEO [Bulletin de lÉcole franÇaise d Extrême -Orient] 1905. Bên cạnh đó Nguyễn Văn Tố [1889 1947] cũng ấn hành Largot Annamite [tiếng lóng An Nam] Hà nội 1925.

Nhận định chung Tiếng lóng được xác lập hạn hẹp trong bộ hồ sơ ngôn ngữ Việt Nam theo những quan điểm có khi tương đồng nhau khi đối nghịch nhau khi đứng ở vị trí nhà xã hội học, đạo đức học, văn hóa học hay đứng ở vị trí nhà ngôn ngữ học, tu từ học [Rhetoric], phong cách học [Stylistics]. Hơn nữa với sự tham gia tích cực của những nhà văn, nhà báo là những người sống cùng với ngôn ngữ lóng trong quá trình trải nghiệm cuộc sống đã cung cấp thêm nguồn tư liệu dồi dào. Cuối cùng, tùy vào quan điểm lập trường duy tâm, duy vật, hay duy lý mà thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận riêng đã nhận định tiếng lóng mà chúng ta thử ghi chép lại như sau:

Tiếng lóng[[2]] là một loại ngôn ngữ đặc thù thiếu lành mạnh! chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. Từ đó, quan điểm này đã loại trừ tiếng lóng ra khỏi các mục từ của ngôn ngữ Việt Nam nghĩa là không cho phép có mặt trong công chúng văn học truyền thống của dân tộc do không có tác dụng tích cực, không làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân.

Một cách nhìn khác được chọn lọc từ trong nhóm nhà ngôn ngữ có óc lãng mạn biết tuyển chọn những nét nghĩa gọi là tích cực để bổ sung vào vốn ngôn ngữ toàn dân[[3]].

Một số khác chỉ lên án những tiếng lóng thô tục còn loại tiếng lóng không thô tục là tên gọi có hình ảnh của sự vật hoặc hiện tượng nào đó thì đủ khả năng phổ biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân[[4]].

Ngoài ra quan điểm trên đây còn được bổ sung thêm ý riêng độc đáo: Tiếng lóng là một phương tiện dùng để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Tuy nhiên! một cách nhận định khác cho rằng tiếng lóng chỉ sống trong một giới riêng phần lớn chỉ định giới lưu manh, trộm cướp hay giới làm gái Tuy nhiên, nhiều tiếng lóng phát sinh từ trong giới này có lúc đã được tôn vinh lên hàng ngôn ngữ văn học. Như vậy, thử nhìn lại chúng ta có thể cảm nhận được thế giới tiếng lóng này qua một số tác phẩm văn thơ Việt Nam từ thế kỷ 19 đến nay dù từng hấp thụ nền tảng giáo dục Hán học [văn chương Hán Nôm], hay nền tảng tân học [thuộc thế hệ văn chương chữ La tinh] để phục vụ công chúng văn học thuộc trào lưu lãng mạn mà chúng ta có thể dẫn chứng điển hình như sau:

Bắt đầu từ tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du giá trị của tiếng lóng ở chốn lầu xanh đã được vinh danh. Nói cách khác Nguyễn Du đã đỡ đầu cho loại ngôn ngữ tưởng chừng như chỉ sống ngoài vòng pháp luật hay ngoài luồng giao lưu văn hóa được sống chung chăn chung chiếu với hệ thống ngôn ngữ văn hóa truyền thống để phục vụ công chúng văn học chữ Nôm.

Không thể nào mô tả một nàng Kiều bằng những lời sơn son thiếp vàng mà phải bằng những lời lẽ phát ngôn từ cửa miệng của một mụ tú bà bằng một chuỗi tiếng mà giới sống bên lề xã hội Phong Kiến thời ấy mới thấy được giá trị của một cuộc đời của cô gái lầu xanh đang sống trong động buôn người [[5]].

Con kia đã bán cho ta
Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây
Lão kia có giở bài bây
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề lắm sao!

Tiếng lóng được nhận dạng trong giới làng chơi này thật đa dạng. Riêng đối với cách gọi tên cho các cô gái trong giới này cũng thật nhiều phong cách khác nhau!. Do đó, tùy theo hoàn cảnh, tùy thành phần xã hội mà có nhiều danh hiệu khác nhau. Giới bình dân gọi là gái điếm, gái đứng đường mà các nhà văn hào đặt tên là làm vợ khắp người ta. Tùy theo từng thời đại cách gọi cực đoan này cũng thay đổi trong quá trình tương tác văn hóa qua nhiều thời kỳ: gái bán hoa, chị em ta, tắc-xi gơn [taxi girl], gái gọi, gái bán trôn, gái đèn mờ, gái lầu xanh, gái đèn đỏ. Tùy theo hoàn cảnh, xã hội, tình hình thời thế mà phát triển các nét đặc thù khác nhau để từ đó có thể giúp ích cho những nhà nghiên cứu sử học, chính trị học suy luận thêm về đặc điểm của xã hội thời ấy.

___________
[[1]] Theo Phanxipan Tài hoa trẻ số 172 [15/6/2001]; số 175 [5/9/2001]. Thế giới mới 869 [18/1/2010]; 870 [25/1/2010].

[[2]] Theo Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Kim Thản Qua tác phẩm Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội 1976. Tiếng Việt trên đường phát triển NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1982.

[[3]] Theo Trịnh Liễn Trần Viết Chánh Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ Hà Nội 1979.

[[4]] Theo Nguyễn Thiện Giáp Từ vựng học tiếng Việt NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội 1985.

[[5]] Theo Nguyễn Hiến Lê [1912 1984] Trích dẫn thơ văn truyện Kiều của Nguyễn Du.

Người viết tham luận

1. Nguyên giảng viên Khoa ngữ văn Đại học tổng hợp Tp.HCM [1984 1987].

2. Nguyên phó giáo sư Đại học ngoại ngữ Osaka Nhật Bản [1988 1992].

3. Phó giáo sư, tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng.

4. Nguyên chủ tịch hội đồng sáng lập Đại học Hồng Bàng [1993 1996].

5. Nguyên hiệu trưởng Đại học quốc tế Hồng Bàng [1997 2015].

6. Chủ tịch trang website: //thanhdiavietnamhoc.com

Mời xem tiếp: TIẾNG LÓNG [Phần 2]

Thánh Địa Việt Nam Học
[//thanhdiavietnamhoc.com]

Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN [Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,]

05/02/2020 Chức năng bình luận bị tắt ở Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN [Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,]

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề