Cách học tập hiệu quả

Khi học cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng khái niệm, quy luật, lý thuyết... nhất là những công thức, định lý. Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng sao cho khi mở trang giấy ra bạn có thể nhắc lại toàn bộ bài học bằng trí nhớ. Tránh ghi rườm rà, dư thừa mất thời gian vô ích. Việc ghi chép để nhớ là ghi như thế nào để bạn tổng hợp khái quát các phương pháp để tạo điều kiện cho bạn thuộc bài nhanh chóng và nhớ lâu.

Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

  • Ghi thành dàn bài:
  • Nhẩm trong óc:
  • Ghi ra giấy:
  • Sơ đồ tư duy...

Đặc biệt là những công thức, những định lý hay khái niệm. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dài dòng vì vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung, bạn phải làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp [nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài] để tạo được điều kiện để bạn đọc bài nhanh thuộc đó là điều quan trọng nhất.

Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

  • Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...
  • Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc [working memory].

Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả.

Bản đồ tư duy [Mindmap] là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

Phương pháp ghi nhớ "Bản đồ tư duy"

Bạn đang tìm kiếm các phương pháp pháp học tập hiệu quả? Bạn cảm thấy khó hiểu tại sao cùng nội dung kiến thức, cùng thầy cô dạy nhưng lại có bạn học tốt lại có bạn học không tốt? Lý giải cho câu hỏi này chính là nằm ở phương pháp học. Phương pháp học khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Hãy cùng chuyên gia Toppy khám phá ngay các phương pháp học tập hiệu quả trong bài viết sau:

Phương pháp học tập hiệu quả.

Vấn đề thường gặp

Có rất nhiều các bạn học sinh cảm thấy khó khăn trong việc học tập. Dù đã cố gắng hết sức nhưng kết quả học tập không được như mong muốn. Học trước quên sau, dễ bị nhầm lẫn giữa các khái niệm, khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết vào bài tập,… Để khắc phục những vấn đề này, các bạn học sinh cần đặt ra câu hỏi phương pháp học tập hiện tại có thực sự phù hợp với bản thân không? Việc xem xét thay đổi, làm mới phương pháp học tập cũng là giải pháp để giải quyết những vấn đề trên.

Tìm ra cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích. Phương pháp học phù hợp sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn. Bận sẽ không mất nhiều thời gian, công sức nhưng có thể đạt được hiệu quả cao. Hiện nay có rất nhiều phương pháp học tập khoa học mà các bạn học sinh có thể tham khảo.

Xem thêm: [Bật mí] Phương pháp rèn luyện kỹ năng lắng nghe – TOPPY

Phương pháp học tập hiệu quả

Xây dựng thời gian biểu, kế hoạch học tập

Xây dựng thời gian biểu, kế hoạch học tập.

Thời gian biểu, kế hoạch học tập sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học tập. Tuy nhiên, đa phần các bạn học sinh đang không coi trọng và sử dụng hết công năng của nó. Một kế hoạch học tập với thời gian biểu hợp lý sẽ giúp quản lý việc học tập dễ dàng. Bạn biết được ngày hôm đó cần làm những gì, ngày hôm sau cần làm gì. Bạn sẽ chủ động làm chủ công việc học tập của mình. Các công việc học tập sẽ được giải quyết đầy đủ, đúng hạn, chất lượng. Bài tập cũng không bị lãng quên. Việc này cũng giúp bạn không rơi vào tình trạng dồn ứ bài tập, có thể dành thời gian cho các hoạt động thể dục, thể thao.

Học ít nhưng hiệu quả cao 

Hình ảnh các bạn học sinh ngồi hàng tiếng đồng hồ liên tục để học tập không còn xa lạ. Tuy nhiên, cách học này thực sự không đem đến hiệu quả cao. Theo nghiên cứu khoa học, chu kỳ tập trung của não bộ là 30 phút – 1 tiếng. Việc ngồi hàng giờ đồng hồ sẽ không tránh khỏi khoảng thời gian bị xao nhãng. Cách tốt nhất chính là tận dụng thời gian chu kỳ tập trung của não để học tập. Thời gian này bạn tập trung hoàn toàn vào việc học. Bạn sẽ học nhanh và tốt hơn. Sau đó, hãy cho não được nghi ngơi từ 5 – 10 phút và bắt đầu một chu kỳ tập trung mới.

Lựa chọn thời gian học từng môn

Bạn đã biết thời gian tốt nhất để học các môn tính toán? Thời gian tốt nhất để học các môn xã hội? Thời gian tốt nhất để học các môn tính toán chính là từ 19h – 22h. Đây là thời gian não bộ cảm thấy mệt mỏi sau một ngày hoạt động. Việc học các môn học thuộc thời điểm này sẽ khó hấp thụ hơn. Thời gian tốt nhất để học các môn học thuộc, môn xã hội là từ 4h – 6h sáng. Đây là khoảng thời gian, não đã được nghỉ ngơi và rất minh mẫn để thu nạp nhiều kiến thức mới. Tuy nhiên, đây là thời gian chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy thử nghiệm và tìm ra cho mình khung thời gian học tập hiệu quả nhất.

Sơ đồ tư duy

Học tập hiệu quả với sơ đồ tư duy.

Thời gian gần đây, phương pháp sơ đồ tư duy được rất nhiều trường học, giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng. Chuyên gia Toppy đánh giá đây là một phương pháp học tập khoa học, thực sự đem lại hiệu quả cao. Mỗi bài học, các bạn học sinh có thể thiết kế thành một sơ đồ tư duy gồm các từ khóa chính, từ khóa phụ. Nhìn vào sơ đồ tư duy có thể hiểu được, nhớ được tất cả nội dung bài học. Việc làm xong một sơ đồ tư duy cũng là cách bạn học lại bài. Sơ đồ tư duy không chỉ giúp hệ thống lại kiến thức mà còn giúp bạn ôn tập hiệu quả hơn. Thay vì phải ôn tập đọc lại cả quyển sách dày, chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bạn có thể nhớ được toàn bộ kiến thức, nội dung.

Tư duy phản biện – Tích cực đặt câu hỏi

Tư duy phản biện – Tích cực đặt câu hỏi

Tư duy phản biện và việc tích cực đặt câu hỏi sẽ giúp các bạn hiểu vấn đề sâu hơn. Đây là phương pháp học tập hiệu quả. Không ngừng đặt câu hỏi sẽ bắt não phải suy nghĩ, hoạt động tìm ra câu trả lời. Thay vì học thuộc lòng, tiếp nhận thông tin, kiến thức một chiều bạn hãy lật đi, lật lại vấn đề ở nhiều góc độ. Hãy đặt ra các câu hỏi tại sao, vì sao,… Bạn có thể tự mình tìm thấy câu trả lời trong sách vở, thông tin trên mạng internet hoặc hỏi bạn bè, thầy cô. Học tập theo phương pháp này trong thời gian dài sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện. Tư duy phản biện là điều cần thiết trong cuộc sống.

Trên là các phương pháp học tập hiệu quả mà chuyên gia Toppy muốn gửi gắm đến các bạn học sinh. Hy vọng những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập của các bạn. Hiện nay, Toppy – Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam đang cung cấp khóa học K12 dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 ở các bộ môn: Toán, Lý, Anh, Hóa. Tham gia ngay các lớp học của Toppy để cải thiện điểm số trong thời gian ngắn. Link: //toppy.vn

Xem thêm: Nguyên tắc “vàng” trong rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm – TOPPY

Video liên quan

Chủ Đề