Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích đề 2)

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích]

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

  • Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện
  • Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Xác định ba yêu cầu chính:

- Yêu cầu về nội dung: Tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] cần bàn luận. Các ý chính cần triển khai trong bài viết.

- Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng [giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…]

- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích].

Bước 2: Lập dàn bài

Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài văn nghị luận:

Bước 3: Viết bài

- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng [theo dàn ý].

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết tự nhiên, hợp lí.

Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa

- Đọc lại bài viết một lần.

- Kiểm tra các lỗi cơ bản về: chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích]

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện đầy đủ

I. Kiến thức cơ bản

1. Chỉ ra vấn đề nghị luận trong các đề bài sau:

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Gợi ý: Nghị luận về:

- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

- Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

- Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

- Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

2. So sánh yêu cầu của từng đề bài trên.

Gợi ý: Sự khác nhau về yêu cầu [mệnh lệnh] trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ:

+ Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.

+ Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.

+ Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm [hoặc đoạn trích] có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.

3. So sánh đề bài sau với các đề bài trên.

Con người trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Gợi ý: Đề bài này không đưa ra mệnh lệnh cụ thể [phân tích hay nêu suy nghĩ]; dạng đề bài này có tính chất mở, đòi hỏi người viết phải tự vận dụng tổng hợp các thao tác cho có hiệu quả nhất.

4. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề bài để:

- Xác định vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân;

- Xác định yêu cầu [mệnh lệnh] của đề bài: nêu suy nghĩ.

- Tìm ý: Vấn đề nghị luận biểu hiện trong tác phẩm [hoặc đoạn trích] như thế nào? Nội dung nào là trọng tâm của vấn đề nghị luận? Em cần đưa ra suy nghĩ của mình về những nội dung nào của vấn đề nghị luận? Cần chứng minh cho nhận định của mình bằng những hình ảnh, chi tiết nào trong tác phẩm [hoặc đoạn trích]?

- Chẳng hạn:

+ Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước như thế nào?

+ Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật nhất?

+ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy một cách sinh động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật này? [tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói...].

Bước 2: Lập dàn bài

- Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

- [1] Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm [hoặc đoạn trích] và vấn đề nghị luận:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;

+ Giới thiệu nhân vật chính của truyện - ông Hai;

+ Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.

- [2] Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, thể hiện những nội dung khác nhau của vấn đề nghị luận, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể trong tác phẩm [hoặc đoạn trích]; trình bày nhận định của mình về từng nội dung của vấn đề nghị luận.

- Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:

+ Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;

+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;

+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;

+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.

- Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính để khắc họa tính cách;

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật: nội tâm, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ...

+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại...

[3] Kết bài

- Đánh giá khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghị luận:

+ Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ngợi ca tình yêu quê hương đất nước của người nông dân.

+ Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật.

+ Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, bài học từ vấn đề vừa nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai giúp em hiểu thêm điều gì?

Bước 3: Viết bài

+ Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

+ Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.

+ Ngoài việc viết đúng, cần rèn luyện để lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm.

Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa

+ Kiểm tra xem bố cục bài viết đã hoàn chỉnh chưa;

+ Các luận điểm trình bày như thế đã rõ chưa? Luận cứ đã thuyết phục chưa? Có cần bổ sung dẫn chứng không?

+ Soát xem có mắc các lỗi chính tả, dùng từ, câu nào không?

II. Rèn luyện kĩ năng

Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.

1. Hãy lập dàn bài.

Gợi ý: Thực hiện theo trình tự các bước từ tìm hiểu đề, tìm ý đến lập dàn bài.

Chú ý: Với vấn đề nghị luận là truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, cần trình bày suy nghĩ của mình về những phương diện sau:

+ Cốt truyện: Tóm tắt được cốt truyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện;

+ Nhân vật: Tập trung vào nhân vật chính – lão Hạc.

+ Nhà văn đã phản ánh sinh động, sâu sắc bi kịch của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, qua đó ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, lòng tự trọng của con người.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nội tâm, ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói...

+ Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện về số phận của Lão Hạc được kể qua nhân vật ông giáo – xưng "tôi". Cách dẫn dắt truyện bất ngờ, giàu kịch tính. Ngôn ngữ sắc sảo, sinh động.

+ Em đưa ra những suy nghĩ của mình từ những phương diện trên. Cuối cùng, phải đánh giá được giá trị của toàn bộ tác phẩm.

2. Viết phần mở bài, và một đoạn thân bài cho bài văn với đề bài trên.

Gợi ý:

Có nhiều cách mở bài:

- Đi từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng: Giới thiệu về tác giả Nam Cao -> giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc -> nêu khái quát nhận định của mình về tác phẩm.

- Giới thiệu trực tiếp vào truyện: Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc -> nêu nhận định khái quát về giá trị của tác phẩm.

+ Mỗi đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý, em nên chọn một trong các ý của dàn bài để viết thành một đoạn văn. Chú ý: Đưa ra luận điểm -> Chứng minh bằng luận cứ cụ thể trong tác phẩm -> Chốt lại đoạn, và chuyển ý [sang đoạn tiếp theo].

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] siêu ngắn
  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Phần I
  • Phần II
  • Phần I
  • Phần II
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN [HOẶC ĐOẠN TRÍCH]

Trả lời câu hỏi[trang 65 SGK Ngữ văn 9, tập 2]:

a. Các đề bài nêu những vấn đề về tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm.

b.

- Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi sau đó đưa ra nhận xét, thiên về tính khách quan.

- Đề “suy nghĩ” yêu cầu nêu ra nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, thiên về chủ quan.

Phần II

Video hướng dẫn giải

[trang 68 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]:

Đề bài:Suy nghĩ của em về truyệnngắn Lão Hạccủa Nam Cao.

1. Lập dàn bài

a. Mở bài: giới thiệu về tác gia Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.

b. Thân bài: nêu những suy nghĩ về nhân vật.

- Cảnh ngộ éo le của lão Hạc: vợ chết, con đi xa, một mình cô đơn lại bị ốm nặng.

- Tình thương con của một người cha [dù đói nhưng không bán mảnh vườn, giữ lại để cho con ngày trở về].

- Niềm day dứt của lão hạc sau khi bán con chó Vàng.

- Cái chết đau đớn của lão Hạc.

- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

c. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật, thành công củ nhà văn khi xây dựng nhân vật lão Hạc.

2. Viết đoạn văn: dựa vào các ý chính trên. Tham khảo một số đoạn văn dưới đây.

a. Mở bài:

Nam Cao là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Truyện của Nam Cao nóng hổi chất hiện thực của thời đại và chan chứa tấm lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Cùng vớiChí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa,.... Lão Hạclà truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm của thiên truyện là Lão Hạc, một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.

b. Thân bài:

Ở lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người. Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

Hay:

Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A! Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Viếng lăng Bác - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Sang thu - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Hướng dẫn làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong tác phẩm truyện pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [109 KB, 10 trang ]

Hướng dẫn làm bài nghị luận về một tác
phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong
tác phẩm truyện

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] là trình bày những
nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ
thuật của một tác phẩm cụ thể.

* Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý



2. Lập dàn bài:

3. Viết bài

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

*Bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích


1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm [hoặc đoạn trích] và nêu ý kiến đánh giá
sơ bộ của mình.


2. Thân bài:

- Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
[hoặc đoạn trích]

- Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực.

3. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm [hoặc
đoạn trích]

* Yêu cầu:


- Các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của
người viết về tác phẩm

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí và tự
nhiên.

B. CÁC DẠNG ĐỀ

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm

* Đề: Viết một đoạn văn ngắn [khoảng từ 15 đến 20 dòng] về tâm trạng

của Thuý Kiều qua đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" [Nguyễn Du]

* Gợi ý:

1. Mở đoạn:

- Vị trí của đoạn thơ trong truyện.

- Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng Thuý
Kiều.

2. Thân đoạn:


- Tâm trạng cô đơn, buồn tủi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn bên lầu
Ngưng Bích.

- Nỗi nhớ của Thuý Kiều:

+ Nỗi nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề.

+ Nỗi nhớ và xót thương cho cha, mẹ lúc già yếu, sớm chiều tự cửa
ngóng trông con.

- Nỗi buồn lo sợ trước những bão táp, tai biến ập đến, tấm thân sẽ

không biết trôi dạt vào đâu trên dòng đời vô định.

3. Kết đoạn:

Khẳng định giá trị của đoạn thơ trong "Truyện Kiều": là đoạn thơ tả
cảnh ngụ tình đặc sắc.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

* Đề: Vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn của nhân vật anh thanh niên
trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long


*Gơi ý lập dàn bài:

1. Mở bài:

* Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét,
quanh năm suốt tháng chỉ có mây mù bao phủ Công việc của anh là đo

gió, đo mưa,đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Công việc ấy đòi
hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

* Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh thanh niên;

- Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý
trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn
trong cuộc sống.

- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công
việc, về cuộc sống: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là
một mình được?".


- Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời
sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ
chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn [trồng hoa, nuôi
gà ]

- Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn
khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến
luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người
khách xa đến thăm bất ngờ

- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những

đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung
anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới
thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.

3. Kết bài:

Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh
niên cho Tổ quốc.

C. BÀI TẬP

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm


*Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn [khoảng từ 15 đén 20 dòng] nêu cảm
nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ qua truyện ngắn "Cố hương" của
Lỗ Tấn.

* Gợi ý;

1. Mở đoạn;

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

- Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ


2. Thân đoạn

- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi,
nhanh nhẹn

- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm,
chậm chạp

- Tình cảm của nhân vật "Tôi" với Nhuận Thổ.

3. Kết đoạn:


- Nhận xét chung về nhân vật.

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ.

II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện
ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý:


1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi
sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.

- Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng
những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài
cửa sổ đến con sông Hồng

- Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của

Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai

- Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông:

+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của
đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là
lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời.

+ Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã
thấm thía những sướng vui và cay đắng.

+ Cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa.


+ Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: "con người
ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chông chênh và vòng
vèo của cuộc sống"

3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nhĩ và sự trân
trọng những giá trị bền vững của cuộc sống.

Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện [ hoặc đoạn trích]

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

I - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện[hoặc đoạn trích]

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi

Đề 1.Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2.Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3.Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4.Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Câu hỏi :

a]Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?

b]Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? [Gợi ý: đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, gó nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,… Tuy nhiên đây không phải là hai “kiểu bài” nghị luận.]

II - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích]

Học sinh tự đọc trong SGK trang 65 - Ngữ Văn 9 tập 2

III - Luyện tập

Cho đề bài :Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.

Lời giải:

I - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện[hoặc đoạn trích]

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi

Đề 1.Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2.Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3.Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4.Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Trả lời câu hỏi :

a]Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?

Các đề bài đã nêu ra các vấn đề nghị luận :

-Đề 1 : Thân phận người phụ nữ [chủ đề tác phẩm]

-Đề 2 : Diễn biến cốt truyện [nội dung tác phẩm]

-Đề 3 : Thân phận Thúy Kiều [chủ đề tác phẩm]

- Đề 4 : Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh [chủ đề tác phẩm]

b]Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? [Gợi ý: đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, gó nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,… Tuy nhiên đây không phải là hai “kiểu bài” nghị luận.]

Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi cách làm bài có sự khác nhau :

-Đề phân tích : từ việc phân tích tác phẩm, người viết sẽ rút ra nhận xét [đi từ phân tích đến tổng hợp].

-Đề suy nghĩ : từ việc dựa trên cơ sở một tư tưởng, một góc nhìn nào đó, người viết sẽ đề xuất nhận xét về tác phẩm ấy.

-Đây không phải là hai kiểu bài khác nhau mà chỉ khác nhau về sắc thái.

II - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích]

Học sinh tự đọc trong SGK trang 65 - Ngữ Văn 9 tập 2

Ghi nhớ :

- Bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận :

+ Mở bài : Giới thiệu tác phẩm [tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài] và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

+ Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

+ Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích].

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

III - Luyện tập

Cho đề bài :Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.

- Mở bài :

Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất thế kỉ XX trên văn đàn Việt Nam. Các tác phẩm của ông thường để lại những ám ảnh, day dứt trong lòng độc giả về thân phận con người. Lão Hạc chính là một trong những truyện như thế.

- Thân bài :

Ở phần cuối truyện “Lão Hạc”, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về việc nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ này, Nam Cao đã thật cao tay - ông đưa ra một sự hiểu lầm thật sự bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông lật mở sự việc làm cho người đọc cảm phục và xót xa trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến lúc chết.

Giải các bài tập Bài 23 SGK Ngữ văn 9 Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng Bác Nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích] Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học [làm ở nhà] - Ngữ văn 9 tập 2
Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề