Cách làm bánh chưng gù Hà Giang

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn món bánh chưng gù. Nghe rất lạ phải không? Vâng, bánh chưng gù là loại bánh chưng đặc biệt của dân tộc người Hà Giang. Món bánh này khá là phổ biến trong khoảng những năm trở lại đây, vậy món bánh này có gì đặc biệt? Thứ nhất, chúng ta phải nói về kích cỡ của nó, kích cỡ loại bánh này khá là nhỏ, múp míp… dễ cầm. Thứ hai đó là bánh chưng này chỉ gói duy nhất một lớp lá… nghe qua đã thấy đặc biệt rồi. Bây giờ hãy cùng vào bếp với chúng mình để tìm hiểu nha.

Nguyên liệu làm bánh chưng gù gồm

  • Gạo nếp
  • Thịt lợn đen – sạch
  • Đỗ xanh
  • Lá dong
  • Lạt buộc

Vậy là mình đã vừa chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu rồi, bây giờ mình sẽ bắt đầu làm ngay nhé!

Chi tiết cách làm bánh chưng gù như sau

Bước 1: Ngâm gạo làm bánh

Để bánh chưng luộc nhanh chín hơn thì bạn hãy ngâm gạo trước khi gói.

Gạo nếp chọn loại thơm ngon, sau đó rửa sạch, vo kĩ, loại bỏ hết phần sạn.

Ngâm trong nước ấm khoảng 2-4 tiếng cho gạo nở ra, mềm hơn.

Bước 2: Ngâm đỗ xanh và ướp thịt lợn

Công đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu ngâm đỗ xanh.

Tương tự như gạo nếp, đỗ xanh bạn cũng đãi sạch vỏ, ngâm nước ấm 2 tiếng rồi đem hấp chín. Khi hấp bạn nhớ trộn thêm chút muối tinh cho vừa gia vị.

Thịt lợn đen chọn loại tươi ngon[chọn lợn sạch], nên chọn thịt ba chỉ để làm bánh thì sẽ ngon hơn.

Thái thịt lợn thành các miếng vừa, ướp với tiêu, mắm, mì chính và trộn đều. Bạn ướp khoảng 1 tiếng cho thịt ngấm gia vị.

Bước 3: Tiến hành gói bánh

Lá dong rửa sạch, lau khô.

Chuẩn bị sẵn lạt buộc.

Đặt lá vào giữa mâm, cho gạo nếp vào, sau đó là đỗ xanh và thịt lợn để ở giữa. Cuối cùng bạn sẽ phủ một lớp gạo nếp lên.

Bạn gói bánh như khi gói bánh chưng bình thường. Cố định thật chặt lại bằng lạt.

Bước 4: Luộc bánh chưng

Sau khi gói bánh xong, bạn xếp số lá dong còn lại xuống đáy nồi, để bánh lên, cho nước vào ngập bánh và đun lửa to cho sôi.

Trong quá trình luộc bánh, bạn nhớ để ý nước thường xuyên kẻo bị cạn, nếu nước cạn phải thêm ngay nước sôi vào.

Luộc khoảng 5 tiếng bánh chín vì bánh chưng gù có kích cỡ nhỏ hơn bánh chưng thường.

Bạn nên luộc bằng bếp củi chứ không luộc bằng bếp điện.

Bước 5: Thưởng thức

Sau khi luộc xong, bạn vớt bánh ra, dùng một miếng vải sạch, nhúng vào nước lạnh và vắt khô, lau sơ bề mặt bánh bên ngoài.

Món bánh chưng gù này thường được dùng để ăn sáng, trong cỗ bàn, lễ Tết rất phù hợp.

Yêu cầu thành phẩm:

1.Bánh chín vừa, không nhão.

2.Bánh có màu xanh đẹp mắt, tự nhiên, nhân đậm đà, mùi bánh thơm ngon.

Lời kết

Vậy là mình đã vừa hướng dẫn thành công các bạn làm món bánh chưng gù rồi. Các bạn có thấy món bánh này dễ làm không? Tết này hãy thử trổ tài làm thử bánh chưng gù cho cả nhà thưởng thức nha. Chắc chắn ai ai cũng phải bất ngờ vì tài nấu ăn của bạn đó nha.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh chưng gù mà Em vào bếp chia sẻ trên đây, và sau khi đọc xong đừng quên like và share để ủng hộ cho chúng mình nếu thấy bài viết này hữu ích nhé.

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe tới món bánh chưng gù Hà Giang chưa? Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng Tây Bắc được rất nhiều du khách yêu thích. So với các món ăn ngon khác thì bánh chưng gù của Hà Giang có gì đặc biệt?

Chắc chắn, bạn sẽ không thể ăn nguyên một chiếc bánh chưng truyền thống to vuông vắn được nhưng bánh chưng gù Hà Giang thì có thể? Tại sao lại không chứ khi kích thước của chiếc bánh chưng này nhỏ gọn nhưng lại béo mập ăn thì ngon miễn bàn? Đó chính là lý do tại sao khi đặt chân tới Hà Giang, bạn không thể quên thưởng thức món bánh ngon truyền thống của người dân nơi đây.

bánh chưng gù Hà Giang

Liệt kê hết các ưu điểm của loại bánh trưng gù truyền thống của người Hà Giang dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy muốn thưởng thức liền vì nó quá hấp dẫn và cuốn hút. Có lẽ không ở đâu lại có món bánh chưng gây ấn tượng như bánh chưng gù tại Hà Giang.

    • Độc đáo ngay từ cái tên
    • Ăn đảm bảo không ngán?
    • Kích thước nhỏ gọn cầm tay
  • Thuận tiện khi ăn
  • Bánh mềm dẻo thơm ngon

Độc đáo ngay từ cái tên

Đặc điểm bánh chưng gù

Điểm đặc biệt đầu tiên phải kể tới đó chính là cái tên của loại bánh này. Tại sao nó có tên là bánh chưng gù? Bởi cái tên này bắt nguồn từ nét đẹp văn hóa tôn vinh người phụ nữ vùng cao chăm chỉ, cần mẫn siêng năng làm lụng. Ngày ngày, chị em lên rừng, lên rẫy với hình ảnh quen thuôc là chiếc địu sau lưng. Lưng gù xuống vì địu nặng nào lúa nào ngô?

Bánh chưng gù ra đời nhằm ca ngợi sự chăm chỉ, siêng năng của những con người nơi đây, đặc biệt là của người phụ nữ. Cách làm bánh chưng cũng bắt nguồn từ chính ý nghĩa câu chuyện nay. Hình ảnh chiếc bánh chưng mũm mĩn, béo tròn ở giữa sẽ giúp bạn liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ vùng cao gánh địu trên lưng.

Ngay từ cái tên độc đáo đã khiến món bánh này trở nên cuốn hút và lôi cuốn đối với du khách khi tới đây. Do đó, nhắc tới đặc sản Hà Giang sẽ luôn có món ngon này trong danh sách.

Ăn đảm bảo không ngán?

Nguyên liệu bánh chưng gù

Chắc chắn rất ít người có thể ăn hết cả một chiếc bánh chưng truyền thống hình vuông 4 cạnh to và chắc nịnh bởi nó sẽ rất dễ bị ngán. Tuy nhiên, ăn bánh chưng gù Hà Giang bạn sẽ không hề biết ngán là gì? phần nhân của nó tuy cũng đầy đủ như bánh chưng truyền thống nhưng nó không nhiều nên khi ăn sẽ không cảm thấy bị ngán.

Nguyên liệu làm bánh chưng gù đó là từ loại gạo nếp nương thơm ngon, trắng ngần và nhân là đậu xanh loại nhỏ hạt cùng với thịt ba chỉ tươi ướp gia vị đặc biệt. Lá để gói bánh là lá dong xanh mướt của vùng núi. Do vậy, chỉ nhìn thôi cũng đã đủ lôi cuốn khi bánh chưng có màu xanh mướt ở phần vỏ ngoài.

Tất cả các nguyên liệu này đều được làm lấy từ vùng núi Tây Bắc Hà Giang. Do đó, khi ăn sẽ rất đảm bảo về mặt chất lượng cũng như sức khỏe cho người dùng. Đặc biệt, bạn sẽ không lo có chất bảo quản bên trong nên ăn sẽ rất ngon và béo ngậy mà không hề biết ngán.

Kích thước nhỏ gọn cầm tay

Kích thước bánh chưng gù

Với kích thước cầm tay nhỏ gọn nên bạn có thể dễ dàng cầm và mang theo nó bên mình. Đặc biệt, chính bởi kích thước nhỏ gọn này mà bạn có thể ăn nguyên cả chiếc mà chẳng hề cảm thấy ngán. Khi đói, bạn còn có thể ăn liền từ 2-3 cái. Do vậy, khi tới các địa điểm du lịch Hà Giang, bạn nên mua một bánh trưng gù mang theo đề đề phòng khi đói.

Chiếc bánh này chỉ vừa vặn cầm tay với phần ở giữa hơi múp míp và đầy đặn giống như lưng gù khi địu đồ của người phụ nữ. Bánh chưng gù Hà Giang có thể cầm tay hoặc để trong túi mang theo rất dễ dàng mà lại đảm bảo không chiếm quá nhiều diện tích hành lý.

Bạn có thể mua nó để làm quà cho bạn bè, người thân nhân chuyến đi du lịch tới đây của mình. Chắc chắn đây sẽ là một món quà ý nghĩa dành cho bạn bè, người thân. Mọi người sẽ được thưởng thức món bánh thơm ngon và béo ngậy của vùng núi đồi Tây Bắc và cảm nhận được sự tươi mới khác xa với món bánh chưng truyền thống.

Thuận tiện khi ăn

Công thức làm bánh chưng gù Hà Giang

Công thức gói bánh chưng gù Hà Giang rất đơn giản. Thay vì nhiều lớp lá như bánh chưng truyền thống thì loại bánh chưng này chỉ có 1 lớp lá dong bên ngoài. Do đó, khi ăn sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Bạn chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài ra là đã có thể thưởng thức món bánh chưng ngon và hấp dẫn này luôn và ngay khi muốn.

Bánh mềm dẻo thơm ngon 

Hương vị bánh chưng gù

So với bánh chưng truyền thống hình vuông thì bánh chưng gù Hà Giang không quá khác biệt so với về cả cách làm lẫn nguyên liệu. Tuy nhiên, cách làm bánh chưng Hà Giang được làm từ các nguyên liệu thơm ngon của chính vùng đồi núi này. Do đó, khi ăn bánh sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo và thơm ngon của nó.

Phần vỏ ngoài bằng gạo nếp và nhân bên trong là đỗ xanh và thịt mỡ nên khi ăn sẽ cảm nhận được sự tinh tế và hương vị đậm chất truyền thống của vùng núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt, vỏ bánh thường dày vì không phải nén chặt lại như bánh chưng truyền thống.

Phần nhân đậu rất thơm ngon và ăn rất bùi, cảm giác khi ăn không bị ngán. Phần thịt bên trong rất mềm và có màu đỏ đặc trưng khi ăn bạn sẽ thấy rất mềm.

Tuy nhiên có một số nhược điểm mà loại bánh chưng gù Hà Giang cần phải khắc phục đó chính là bánh thường khó bảo quản hơn so với bánh chưng truyền thống. Thường bánh chỉ được dùng luôn trong ngày sẽ đảm bảo hương vị thơm ngon và ăn mềm chín tới mà không bị nhão.

Thông thường loại bánh này sẽ ăn luôn và không nên luộc lại bởi nó rất dễ làm vỏ bánh bị sượng và ăn sẽ không thơm ngon như lúc ban đầu.

Mọi người cùng xem video về bánh chưng gù tại Hà Giang nhé:

Video liên quan

Chủ Đề