Cách làm nước mía đóng chai

Chế biến nước mía đóng chai

Nước mía vẫn có màu vàng hơi xanh, vị đặc trưng tự nhiên của mía tươi; thế nhưng có thể bảo quản trong 12 tháng ở nhiệt độ bình thường.

Đây là sáng chế mới của TS Anh Đào, bộ môn công nghệ thực phẩm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất phương pháp sản xuất nước mía dinh dưỡng thông qua các công đoạn khoa học phù hợp.

Giá thành của nước mía đóng chai cũng khá thấp so với các loại nước đóng chai khác. TS Anh Đào cho biết: nhóm nghiên cứu sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ sản xuất nước mía dinh dưỡng cho các đơn vị có nhu cầu kinh doanh.

Theo Tuổi Trẻ

Cho 400ml nước mía vào máy xay sinh tố cùng với nước ép thơm, bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành.

Cuối cùng, bạn chỉ cần rót nước mía ép thơm ra ly, cho thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.

Page 2

Nguyên liệu làm Nước mía ép thơm Cho 1 người

Nước mía 400 ml Thơm 1/4 trái

  • Màu sắc: màu của thân hay cuống thơm đều quyết định đến độ ngon của thơm nên bạn cần chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi. Nên nhớ, trái thơm vàng đều thì độ ngọt càng cao.
  • Hình dáng: thơm có hình tròn bầu, ngắn quả sẽ có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài.
  • Cảm nhận bằng tay: những trái thơm ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng quá mềm, nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào.
  • Mắt thơm: mắt thơm càng lớn, càng thưa sẽ càng tốt.
  • Phần ngọn thơm: màu càng tươi xanh chứng tỏ thơm càng tươi ngon. Còn nếu những trái thơm quá chín phần ngọn sẽ bị khô hoặc ngả sang màu nâu.

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, máy ép trái cây,...

Cách chế biến Nước mía ép thơm

  • 1

    Đôi với 1/4 trái thơm, bạn gọt vỏ, bỏ mắt và cắt thành những miếng nhỏ. Sau đó, dằm và vắt lấy nước ép thơm [hoặc bạn có thể dùng máy ép ở bước này].

  • 2

    Cho 400ml nước mía vào máy xay sinh tố cùng với nước ép thơm, bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành.

    Cuối cùng, bạn chỉ cần rót nước mía ép thơm ra ly, cho thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.

  • 3

    Ly nước mía ép thơm vốn dĩ đã có vị ngọt dịu của mía lại còn kết hợp nước ép thơm để cho ra một loại thức uống bổ dưỡng, nhiều vitamin trong trái thơm cũng giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn đấy!

Nguyên liệu làm Nước mía ép cam Cho 1 người

Nước mía 400 ml Cam 1 trái

  • Vỏ cam: Thông thường chọn cam ngon là cam mỏng vỏ, đây là cam mọng nước và ngọt. Nếu quả cam dày cùi cũng có nghĩa quả cam này ít nước và không ngon.
  • Cuống cam: Cam tươi là cam còn núm cuống, sờ vào núm cuống thấy chặt, bẻ bằng tay cũng không rụng được. Lá cam còn tươi hoặc héo nhưng vẫn dính ở cuống cam.

Lưu ý: Nếu bạn muốn có vị ngọt nhẹ trong ly nước ép mía cam, bạn nên chọn cam vàng. Còn nếu bạn muốn có vị chua nhiều hơn thì nên chọn cam sành.

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, dụng cụ vắt cam,...

Cách chế biến Nước mía ép cam

  • 1

    Dùng dao bổ đôi trái cam, rồi vắt lấy 35ml nước cam.

  • 2

    Cho 35ml nước cam vào cối xay cùng với 400ml nước mía. Bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành. Bạn chỉ cần rót ly nước mía ép cam ra ly, thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.

  • 3

    Nước mía ép cam cũng là một trong những thức uống có lợi cho cơ thể, bởi vì cam có rất nhiều vitamin C bổ sung các khoáng chất cần thiết. Sự ngọt mát của nước mía cùng với hương vị chua ngọt đặc trưng của cam khiến cho thức uống mùa hè này trở nên hoàn hảo hơn.

Nguyên liệu làm Nước mía ép dâu tây Cho 1 người

Nước mía 400 ml Dâu tây 3 trái

  • Màu sắc: Những quả dâu tây đạt chất lượng thường có màu đỏ tươi và căng mọng nước. Không nên mua những quả có đốm xanh lá cây vì dâu khi được hái xuống sẽ không tiếp tục chín như những lọai trái cây khác.
  • Hình dáng và kích thước: Tùy vào loại giống mà dâu tây sẽ có hình dáng và kích thước to, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên bạn nên lưu ý đến những quả quá căng mọng và có kích thước quá lớn, vì rất có thể chúng đã ngậm đầy nước ở trong. Ngoài ra cũng cần chú ý đến những dấu hiệu khác lạ trên quả dâu, nếu xuất hiện những đốm đen thì có nghĩa là chúng đang bắt đầu thối.
  • Cuống lá: Bạn nên chọn mua những quả vẫn còn nguyên cuống và đài lá. Đặc biệt, nếu khoảng cách giữa cuống lá và quả xa nhau thì đấy sẽ là những quả rất ngọt đấy nhé.

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố,....

Cách chế biến Nước mía ép dâu tây

  • 1

    Dâu tây cắt bỏ cuống lá, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 1 - 2 phút, vớt ra rửa lại với nước sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ.

  • 2

    Cho dâu tây vào máy xay sinh tố cùng 400ml nước mía. Bấm nút xay 40 - 50 giây cho nhuyễn là hoàn thành.

    Cuối cùng, đem rót ly nước mía ép dâu tây ra ly, thêm vài viên đá rồi thưởng thức.

  • 3

    Ly nước mía ép dâu tây với vị nước mía truyền thống quyện cùng hương vị chua chua ngọt tuyệt vời của dâu tây không những giúp giải nhiệt, ngon miệng mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

  • Cây mía phải có độ dẻo, màu đều cả cây. Điều đó chứng tỏ cây mía mềm, dễ ép nước, nước nhiều và cây mía đó có đầy đủ các chất và hàm lượng đường cần thiết.
  • Cây mía không có hoặc có ít vết nứt, nếu có nhiều vết nứt, cây mía sẽ bị khô, không còn chất lượng như ban đầu, lượng nước ép ra cũng không được đảm bảo.
  • Các đốt mía phải đều và dài, như thế sẽ được nhiều nước hơn những cây mía có đốt ngắn.
  • Mía róc vỏ rồi thì chọn những cây không quá vàng, cũng không quá xanh. Cây mía xanh là mía non, không ngọt, mía vàng quá là mía già, ngọt gắt và cứng.

Nước mía bạn có thể mua loại ép sẵn hay mua mía cây về để tự ép. Đối với loại nước ép có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng nếu bạn tự ép thì sẽ cho ra ly nước mía chất lượng hơn đấy!

Trên đây là 3 cách biến tấu ly nước mía thông thường trở nên mới mẻ, thơm mát và bổ dưỡng hơn khi kết hợp với các loại trái cây khác nhau. Ngày nắng nóng thì còn chần chừ gì mà không thử làm ngay những ly nước mía ép ngon ngọt, bổ sung chất và cấp nước cho cơ thể. Chúc bạn thành công!

*Tham khảo hình ảnh và công thức từ cooky.vn.

Biên tập bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy • Đăng 20/04/2020

Video liên quan

Chủ Đề