Cách lấy nét máy film Rangefinder

Advertisements

Chào, mình quay lại rồi đây. Thật sự là hơn 2 tuần rồi, tính làm phần 2 mà lại lười quá đâm ra giờ mới lọ mọ vào viết.

Ở phần trước mình đã giới thiệu cho các bạn về phim, lịch sử ra đời của nó, các loại phim và những nơi có thể mua phim. Qua phần 2 này mình sẽ viết về Máy ảnh (có phim rồi mà không có máy ảnh thì chụp kiểu gì nhỉ) và những thông số, những thứ cần biết trước khi lắp một cuộn phim vào máy và ra ngoài tung tăng với những khoảnh khắc.

Nếu bạn nào chưa đọc phần 1 thì nhớ ghé đọc nhé <3. Click


Các thuật ngữ cần biết.

  • Ánh sáng: Ánh sáng mà mình nói ở đây là hình ảnh vì theo vật lý cơ bản thì bản thân hình ảnh, mọi thứ xung quanh chúng ta mà chúng ta nhìn thấy chính là ánh sáng. Ánh sáng chiếu vào vật, và vật phản xạ ánh sáng đó đi vào mắt chúng ta tạo nên hình ảnh.
  • Tiêu cự (Đơn vị: mm): là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt phim. Số tiêu cự càng cao thì độ phóng ảnh càng cao. VD: khi chụp mẫu bằng lens có tiêu cự 50mm sẽ cho ảnh có độ phóng rộng hơn ảnh chụp bằng lens có tiêu cự 200mm.
  • ISO: chỉ độ nhạy sáng của phim. ISO càng cao thì khả năng hấp thu ánh sáng của phim càng cao. VD: ISO 200, ISO 400, ISO 800,
  • Khẩu độ Aperture (Kí hiệu: f): chỉ độ mở của lá khẩu trong ống kính để lượng ánh sáng có để lọt qua được. Nói cho dễ hiểu thì bạn có thể hình dung màn chập như một cái rèm vậy, nó có nhiệm vụ ngăn ánh sáng đi vào phòng của bạn thì với màn chập nó có nhiệm vụ ngăn ánh sáng không đi vào phim nhựa. Số f càng thấp thì độ mở ống kính càng to. VD: ở khẩu độ f1.8 sẽ cho ánh sáng đi vào nhiều hơn khẩu độ f8.0.
  • Tốc độ Shutter Speed (Đơn vị: giây, 1/n giây): chỉ khoảng thời gian mà màn chập kéo lên đóng xuống để ánh sáng đi từ lens vào đến phim nhựa. Tốc độ càng nhanh thì lượng ánh sáng đi vào phim nhựa càng ít. VD: ở tốc 1/125 giây sẽ cho ít ánh sáng đi vào phim hơn là tốc 1/2 giây.

Đây là những thứ cơ bản mà bạn cần biết trước khi chơi phim. Về cơ bản phim hay số thì những thuật ngữ này là những thứ bắt buộc mà bạn phải hiểu được để có thể làm chủ những tấm hình.


Bạn cần máy ảnh gì?

Tránh lặp lại những sai lầm ở phần 1 vì mình đã nói những thứ quá cao siêu về phim trái với lại tiêu đề là những thứ cơ bản cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu nhanh. Nên mình sẽ vào vấn đề chính luôn là bạn cần máy ảnh gì để chụp phim.

Tất nhiên rồi, thứ bạn cần sẽ là một chiếc máy phim. Nhưng bạn có biết máy phim có rất nhiều loại không? Sau đây mình sẽ liệt kê một vài loại máy để các bạn có thể tìm hiểu.

Single-lens reflex (SLR) camera.

Cách lấy nét máy film Rangefinder

Bạn nhìn chiếc máy ảnh như thế này có quen thuộc không? Vâng, đây chính là bố của những chiếc máy ảnh DSLR (Digital Single-lens reflex) mà các bạn hay thấy các photographer hay cầm với những cây lens to v** chưởng. Máy đúng như tên gọi của nó, máy có cơ chế lấy nét thông qua hệ thống gương lật bên trong sẽ phản xạ ảnh từ một ống kính gắn vào thân máy đi qua một chiếc gương bên trong và hướng lên mắt người dùng. Mọi thứ bạn nhìn qua cửa sổ viewfinder đằng sau. Máy đi kèm với một ống kính lens rời gắn vào thân máy.

Rangefinder camera.

Cách lấy nét máy film Rangefinder

Để giải thích về Rangefinder thì chắc phải dành cả ngày mất nên mình sẽ giải thích ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể. Rangefinder khác với SLR ở chỗ cơ chế lấy nét của nó không sử dụng một hệ thống gương lật, mà nó sử dụng hệ thống lấy nét trắc viễn. Nói cho dễ hiểu hơn thì hình ảnh từ khung ngắm và hình ảnh từ ống kính sẽ độc lập với nhau. Do đó Rangefinder thường nhỏ gọn hơn những chiếc máy SLR. Như SLR thì một số máy rangefinder tầm trung và cao cấp có thể thay thế và gắn lens rời vào (Leica M, Bessa R, Contax G,). Một số dòng rangefinder giá rẻ thì thường sẽ có lens gắn liền với máy và không thể thay thế lens (Canonet QL17, Olympus 35 RC, Yashica GSN,).

Twin-lens reflex (TLR) camera.

Cách lấy nét máy film Rangefinder

TLR để có thể hiểu nôm na thì cơ chế lấy nét của nó là gồm 2 ống kính chung một tiêu cự và 1 khung ngắm bên trên. Trong 2 ống kính thì sẽ có 1 ống kính chụp và 1 ống kính ngắm, ống kính ngắm sẽ có nhiệm vụ đưa ảnh từ ống kính qua một hệ thống gương và phản chiếu lên khung ngắm bên trên máy.

Point-and-Shoot (PnS) camera.

Cách lấy nét máy film Rangefinder

Như tên gọi của nó Chỉ vào-và-Chụp, máy Pns là dòng máy dễ sử dụng nhất vì máy gần gần như hoàn toàn tự động từ việc lấy nét cho tới đo sáng, người dùng chỉ có việc gắn phim gắn pin và chụp thôi.

Pinhole camera.

Cách lấy nét máy film Rangefinder

Cuối cùng là Pinhole, một chiếc máy phải gọi là hardcore khi chụp. Cơ chế hoạt động của một chiếc máy Pinhole rất đơn giản, thậm chí bạn có thể tự tạo cho mình một chiếc máy pinhole tại gia nhưng ảnh thế nào thử mới biết được (nên mình mới bảo là hardcore vì khó chụp quá). Máy hoạt động trên cơ chế nhạy sáng của phim, máy không có ống kính mà sẽ có một lỗ kim rất nhỏ với mục đích là cho hình ảnh (ánh sáng) đi vào lỗ và đi vào phim nhựa bên trong. Thường khi chụp pinhole, người dùng sẽ phải phơi sáng vì lỗ kim rất nhỏ nên phải tốn 1 khoảng thời gian để ảnh đủ sáng và ra được hình. Máy ảnh pinhole có thế coi là một biến thể của thế hệ máy ảnh đầu tiên của loài người, camera obscura (máy ảnh hộp tối).

Vậy cuối cùng thì dòng máy ảnh nào sẽ phù hợp cho những người mới chơi phim ?

Câu trả lời sẽ là còn tùy thuộc vào sở thích kèm với chi phí bạn muốn bỏ ra cho một chiếc máy nữa. Còn nếu với mình thì mình sẽ khuyên bạn hãy bắt đầu với ba dòng máy: SLR, Rangefinder và PnS. Bỏ pinhole sang một bên thì tại sao lại không bắt đầu bằng TLR, TLR nhìn đẹp với cổ điển mà?

Xin thưa luôn, TLR là một chiếc máy sẽ rất khó chụp và thao tác cho những người mới chơi vì cách chụp của nó khác với những chiếc máy ảnh kia. Kèm theo đó TLR là một chiếc máy sử dụng phim 120 và những chiếc máy TLR chất lượng có giá không hề rẻ nên khi sử dụng thì giá thành sẽ lên cao. Trừ khi bạn có tiền và thích thì máy gì cũng được thôi.

À mà mình cũng quen nói là máy ảnh thì về cơ bản có 2 loại chính là máy cơ (hoạt động bằng các chi tiết bên trong máy) và máy điện(hoạt động nhờ pin). Mình sẽ nói ưu và nhược điểm của từng loại.

Máy cơ:

Ưu:

  • Máy bền bỉ do hoạt động bằng các chi tiết cơ khí, không sử dụng điện, vi mạch.
  • Dễ sửa chữa.
  • Máy không sử dụng pin (đa số các máy cơ chỉ sử dụng pin để sử dụng đo sáng built-in) nên máy có thể hoạt động trong mọi trường hợp mà người dùng không lo sợ hết pin khi sử dụng.

Nhược:

  • Hơi khó thao tác khi mới sử dụng vì mọi thao tác trên máy là đều bằng tay hết vì đa số các máy cơ đều không có chế độ auto.
  • Máy không sử dụng điện nên trong quá trình lắp và lên phim, có thể sẽ bị tuột phim hoặc lên phim quá mạnh sẽ gây rách phim.
  • Một số thao tác máy hơi rườm rà so với máy điện

Máy điện:

Ưu:

  • Đa số các máy điện chụp phim có giá thành rẻ hơn máy cơ.
  • Máy có các chế độ auto như một chiếc máy số nên dễ dàng làm quen và hỗ trợ người dùng.
  • Các thao tác máy có phần đơn giản hơn.

Nhược:

  • Máy sử dụng pin nên khi hết pin thì máy trở nên vô dụng.
  • Dễ hỏng hóc do bên trong là các linh kiện, vi mạch điện tử.
  • Khó sửa chữa.

Kết

Với 2 loại trên và 3 dòng máy mà những người mới chơi phim nên sử dụng và tùy vào ngân sách và sở thích của bản thân thì mình hi vọng các bạn đã có thể lựa chọn cho mình một chiếc máy ưng ý với bản thân.

Bài viết dựa trên những hiểu biết của mình nên mọi sai sót thì các bạn hãy comment cho mình biết nhé. Mọi thắc mắc về những thứ trong bài viết các bạn có thể comment, liên hệ qua mail hoặc hẹn mình một chầu cafe cũng được hehe. Chúng ta đã có phim và có máy rồi thì thứ quan trọng cuối cùng là chụp phim thế nào? Hẹn các bạn ở phần 3 vào một ngày không xa. Cảm ơn!

Advertisements

Share this: