Cách luyện giọng khỏe

Dù có giọng ca thiên phú thì để có được giọng hát hay như ca sĩ hay bạn cũng cần phải trải qua quá trình luyện giọng hát... Nhưng bạn đang băn khoăn không biết phải bắt đầu như thế nào? 

Hôm nay Giáo Dục Âm Nhạc Việt Thương sẽ hướng dẫn bạn cách luyện giọng hát hay.

Download sách, video, clip hướng dẫn luyện thanh:

Sách Hướng Dẫn Luyện Giọng Hát Hay Như Ca Sĩ

Các Từ Ngữ Phát Âm Luyện Giọng Hát Hay

Toàn bộ Audio Giáo Trình Luyện Giọng Hát Hay

Clip hướng dẫn luyện giọng hát hay:

7 Bài tập luyện giọng hát hay:

Thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây để luyện giọng hát hay.

1. Điều chỉnh khuôn miệng

Điều chỉnh khuôn miệng là một trong những bài học đầu tiên để luyện giọng hát mà các thầy cô trường nhạc viện dạy sinh viên của mình khi luyện giọng để trở thành ca sĩ. Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.

2. Luyện giọng hát đúng  theo gam

Khi luyện giọng hát theo gam phải tập từ nốt thấp đến nốt cao, đừng vội vàng học những nốt cao trước, mặc dù những nốt cao sẽ khiến bạn cảm thấy phấn khích hơn, cảm giác chuyên nghiệp hơn.

Cách điều chỉnh miệng để luyện giọng hát đúng theo gam. Dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ah,eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.  Khi tập hát theo gam, bạn sẽ hát từ nốt thấp lên nốt cao. Ví dụ: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố rồi tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp. . Bài tập này là một bài khởi động rất tốt, đồng thời nó cũng giúp bạn hát được những nốt cao và những nốt trầm nét hơn.

Cách có giọng hát to khỏe không hề dễ dàng

3. Tư thế luyện giọng hát hay

Tư thế là một phần quan trọng của các bài tập luyện thanh, bạn có thể ngồi hay đứng nhưng phải thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng.

Tập đúng thư thế thì sau này khi hát bạn biết cách dữ giọng tốt hơn.

4. Phát âm đúng

Phát âm đúng, tưởng chừng dễ nhưng không dễ bởi rất nhiều người [thậm chí là ca sĩ bị sai âm tim hát thành tiêm….] gây khó chịu cho người nghe, mất đi sự chuyên nghiệp. Bạn nên thử những bài tập phát âm cùng với những bài tập khởi động khác trước khi bắt đầu hát.

5. Hát đúng tông giọng của mình

Đừng gồng mình cố ép bản thân vào một trường phái biểu diễn nào đó khi mới học luyện thanh. Hãy hát bình thường đúng tông giọng thường ngày của bản thân. Hát giọng tông cao hơn sức dễ bị lạc nhịp, hay hát nốt thấp quá thì không ra thanh, điều này dễ khiến bạn bị nản và từ bỏ.

Luyện giọng trầm

Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu, đến các nốt thấp thì giữ hơi thở nhẹ nhàng, khí thoát ra một cách từ từ.

Luyện giọng cao

Hát giọng tông cao hơn không phải là cách để luyện giọng hát hay như ca sĩ đâu nhé. Luyện giọng mình thật đẹp và tròn trịa trước khi bắt đầu khuôn mẫu nào đó.

6. Điều chỉnh hơi thở khi tập hát

Nhiều người thực ra có thể hát rất tốt, nhưng vì không biết điều khiển nhịp thở của bản thân nên tạo áp lực không cần thiết lên giọng hát của mình. Việc tập luyện hơi thở sẽ giúp cho bạn hát tốt hơn rất nhiều. Hơi thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.

Khởi động một chút trước khi hát bằng cách luyện thanh đơn giản 1-2 phút sẽ giúp bạn củng cố lại tông giọng của mình.

Nghe kĩ các bài hát của ca sĩ hát trên Tv hay trên mạng. Chú ý và học hỏi cách người ta điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng,âm lượng hát và nhìn phong cách biểu diễn của họ qua ánh mắt,  một vài cử chỉ. Bạn cũng thử đứng trước gương vừa hát vừa làm theo như vậy.

7. Kiên trì luyện tập

Học nhạc, học thanh âm, luyện giọng hay bất cứ điều gì cũng cần sự kiên trì. Mỗi ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát. Nếu cảm thấy bản thân tiến bộ chậm, có thể bạn đang không tập luyện thường xuyên. Để tăng tốc, hãy cố gắng dành ra mỗi ngày khoảng nửa giờ để tập hát.

Trên đây là những mẹo nhỏ mà chúng tôi tổng hợp lại chia sẻ với bạn cách luyện giọng hát hay, hi vọng những lời khuyên và cuốn sách luyện giọng hát hay của chúng tôi sẽ giúp bạn mau tiến bộ.

Bài viết được quan tâm:

  • Loa line array
  • Loa âm trần
  • Loa treo tường
  • Loa cột
  • Loa sân khấu

Làm thế nào để sở hữu giọng hát cao khỏe và đầy nội lực? Hãy cùng VietVocal tìm hiểu về 12 cách luyện hát giọng cao cực hiệu quả này.

Không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình một chất giọng hay, đầy nội lực khi sinh ra cả. Để có một giọng hát cao khỏe và đầy nội lực đòi hỏi bạn phải cần phải có sự kiên trì và quãng thời gian luyện tập đúng cách. Lấy giấy bút và ghi lại chia sẻ của VietVocal về 12 Tips dưới đây nhé!

1. Điều chỉnh tư thế hát đúng

Các bạn cần có một tư thế đúng khi hát vì khi cơ thể được thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp tiếng hát nhẹ nhàng và không gồng cứng.

Tư thế đúng khi hát

Một tư thế đứng đúng là tư thế:

  • Hai tay rộng bằng vai, hai tay, hai vai thả lỏng
  • Đầu và lưng thẳng, không gù, nghiêng ngả
  • Ngực mở rộng về phía trước
  • Mông hơi co lại để xương cụt [đốt xương sống cuối cùng] chỉ xuống dưới.

Để giữ đúng tư thế khi hát, hãy thả lỏng cơ bụng một cách tự nhiên, đừng cố gắng căng cơ bụng hay hóp bụng. Ngoài ra, bạn có thể làm giảm sự căng thẳng của các dây thanh đới trước khi hát bằng việc lấy ngón cái đặt lên thanh quản rồi xoa nhẹ 2 bên trái phải.

2. Mở to khuôn miệng

Tập mở to khuôn miệng giúp bạn phát âm tròn và rõ chữ hơn, âm vực của bạn sẽ rộng và sâu hơn. Hãy cố gắng tập luyện mỏ to khuôn miệng thường xuyên để có một giọng hát đầy nội lực.

Mở to khuôn miệng

Cách thực hiện động tác mở to khuôn miệng giống như bạn đang ngáp vậy, cố gắng mở to khuôn miệng sao cho hai hàm tách nhau. Việc này giúp bạn lấy hơi dễ dàng hơn, giọng cao và khỏe hơn. Chú ý khi tập động tác này là lưỡi phải chạm được vào hàm dưới thì mới chuẩn và thực hiện động tác này mỗi ngày.

3.Tập phát âm

Trong một bài hát hay, ca từ có ảnh hưởng rất lớn đến độ hay của bài hát và đồng thời là yếu tố tạo cảm xúc, tình cảm cho bài hát. Ca từ hay, đi vào lòng người sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của khán thính giả. Vì thế, bạn cần phải có cách phát âm chính xác và rõ ràng, như vậy việc truyền tải ca từ mới trở nên dễ dàng.

Cách thực hiện:

Hãy cố gắng điều chỉnh khẩu hình phát âm mình bằng khuôn miệng và lưỡi.

Tập phát âm các nguyên âm như a, e, i, o. Sau đó ghép dần vào tất cả các phụ âm Việc này chỉ tốn của bạn vài phút mỗi lúc rảnh thôi nhưng cũng sẽ giúp bạn hát hay hơn nhiều đó. Một bài hát phát âm chuẩn sẽ hay hơn nhiều.

4. Tập hít thở

Tập hít thở đúng cách là một cách luyện giọng hát cao và khỏe. Cách tập hít thở khá đơn giản, bạn chỉ cần cảm nhận cảm giác thở xung quanh cơ hoành để giúp bạn kiểm soát tốt hơi thở. Khi đứng hoặc ngồi hát, bạn hãy thẳng lưng, ưỡn ngực và hơi hóp bụng một chút để hơi trao đổi dễ dàng hơn. Lưu ý khi hát đừng để Micro sát quá nếu không tiếng thở sẽ bị thu vào mic.

5. Đừng gồng mình khi hát

Khi hát hoặc khi nói nếu cơ thể thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp âm thanh giọng hát phát ra nhẹ nhàng, không gồng cứng, lấy hơi dễ dàng hơn. Khi lên nốt cao hãy hít thở thật sâu trước khi hát, nếu không lên được bạn hãy sử dụng một số kỹ thuật thanh nhạc ví dụ như sử dụng giọng gió chứ đừng cố gồng mình lên để gào nhé.

6. Làm ấm giọng trước khi hát [Luyện thanh trước khi hát]

Làm việc gì cũng cần khởi động cả, kể cả thanh nhạc cũng thế. Làm ấm giọng trước mỗi buổi học sẽ khiến giọng hát của bạn không bị căng cứng, mệt mỏi, âm thanh phát ra luân chuyển hơn.

Phương pháp luyện thanh phổ biến nhất thường là tạo ra những âm thanh vô nghĩa kéo dài kiểu như a b-b-b-b-b, p-p-p-p-p hoặc kéo dài âm thanh “shhhhh”… Ngoài giúp làm ấm giọng thì đây cũng là cách để làm bạn giãn cơ mặt ra giúp cho việc luyện hát tốt hơn.

7. Uống nhiều nước lọc

Uống nhiều nước lọc giúp bạn có giọng hát trong trẻo. Trong lúc luyện tập cổ họng của bạn phải làm việc nhiều nên rất dễ khô rát. Vì vậy việc cung cấp đủ nước khi luyện tập là rất cần thiết. Nên uống nước chậm từng chút một. Chú ý đến nhiệt độ của nước vì dây thanh quản rất nhạy cảm dễ gây viêm họng. 

Uống nhiều nước lọc

8. Hát đúng tông giọng

Mỗi người đều có tông giọng và âm vực riêng do kết cấu thanh quản, giọng nói của mỗi người là mỗi khác. 

Hãy thật thoải mái, đừng cố ép bản thân vào một trường phái biểu diễn nào đó hoặc những bài hát có âm vực quá rộng mới học luyện thanh. Hãy hát những bài đơn giản đúng tông giọng thường ngày của bản thân đã. Hát giọng tông cao hơn sức dễ bị oét, hay hát nốt thấp quá thì không ra thanh, điều này dễ khiến bạn bị nản và từ bỏ.

Hãy tìm ra quãng giọng của mình và chọn các bài hát phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày.

9. Chọn bài hát phù hợp với quãng giọng của mình

Hãy tìm ra quãng giọng của mình và chọn các bài hát phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái mỗi khi hát vì đây là những bài “Tủ” của bạn. Hãy chú ý điều chỉnh lại bài hát theo quãng giọng cũng như phong cách hát của mình nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn bài hát phù hợp qua bài viết “5 cách chọn bài hát phù hợp với giọng hát của bạn” của VietVocal nhé! 

10. Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc luyện những cách luyện hát cao trên đây, bạn phải thay đổi lối sống của mình để dễ dàng cho việc luyện tập hơn cũng như nâng cao sức khỏe của bản thân qua những thói quen lành mạnh.

Một số thói quen tốt giúp bạn luyện giọng hát cao và khỏe:

  • Ăn uống lành mạnh, không ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt và đồ cay 
  • Luôn giữ đủ ấm cho thanh quản
  • Không hút thuốc lá, sử dụng các đồ uống có cồn, caffeine 
  • hạn chế hò hét tránh tổn thương thanh quản

11. Hát Karaoke thường xuyên

Chúng ta vẫn thường nói” Hát hay không bằng hay hát” vậy nên việc hát Karaoke sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc luyện hát nốt cao, luyện giọng hát khỏe,… Với các thiết bị hiện đại ngày nay, bạn có thể có ngày 1 dàn máy karaoke tại nhà với vô số bài hát để lựa chọn. Tốt nhất bạn nên thu âm lại hoặc hát cùng người thân, bạn bè của mình để nghe họ góp ý những lỗi sai để bạn cải thiện. Nhờ đó bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Hát Karaoke thường xuyên cùng bạn bè, đồng đội

12. Học khóa học thanh nhạc để luyện hát giọng cao 

Đăng ký một khóa học thanh nhạc tại VietVocal sẽ giúp bạn có một lộ trình tập luyện bài bản và phù hợp với người bắt đầu. Sau đây là 2 khóa học bạn có thể tham khảo:

Khóa học “21 Ngày Luyện Hát Cùng Mỹ Linh

Luôn cần 21 ngày liên tục để thành lập 1 thói quen mới. Khóa học này được thiết kế để các bạn có thể học bất cứ nơi đâu và vào bất kỳ giờ nào thuận tiện. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành 25-30 phút, hãy bật máy lên và đồng hành cùng chương trình trong 21 ngày của khóa học 21 ngày luyện hát cùng ca sĩ Mỹ Linh.

Khóa học ” 21 ngày luyện hát cùng ca sĩ Mỹ Linh”

MỸ LINH sẽ ở bên cạnh bạn MỖI NGÀY, như một HUẤN LUYỆN VIÊN thanh nhạc – ĐỒNG HÀNH cùng Bạn.

Khóa học:Làm Chủ Hơi Thở Thanh Nhạc Cùng Mỹ Linh

Nếu như một ngôi nhà cần có một nền móng vững chắc để nó luôn vững vàng cả khi giông bão cũng không bị quật đổ. Giọng hát của chúng ta cũng cần có một nền móng tốt đó chính là một Hơi thở đúng.

Khóa học “Làm chủ hơi thở cùng ca sĩ Mỹ Linh”

Hiểu rõ cơ chế hoạt động của hơi thở là chìa khóa bí mật của một giọng hát tuyệt vời. Không cần giọng hát trời phú từ lúc sinh ra, chỉ cần bỏ một chút thời gian, tập luyện đúng phương pháp, bạn sẽ sở hữu giọng hát đầy ngưỡng mộ.

Để có một giọng hát cao và khỏe đòi hỏi một quá trình luyện tập mỗi ngày theo cách chính xác. Chúc các bạn luyện tập thành công!

Video liên quan

Chủ Đề