Cách phát triển doanh nghiệp

Mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng đội ngũ và mở rộng cơ sở khách hàng là tất cả những điều cần thiết cho sự thành công cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Thiết lập doanh nghiệp của bạn để thành công lâu dài sẽ đảm bảo công ty của bạn phát triển tốt trong tương lai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng kích thích sự phát triển – đặc biệt nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu.

Dưới đây là một số mẹo kinh doanh nhỏ để giúp bạn nhanh chóng phát triển kinh doanh và đạt được thành công lâu dài.

1. Tận dụng khách hàng hiện tại của bạn.

Điều đầu tiên bạn nên làm khi xác định cách mở rộng cơ sở khách hàng là tiếp cận với những khách hàng cũ của bạn và yêu cầu đánh giá, lời chứng thực và giới thiệu . Khi ai đó đang cân nhắc đầu tư vào một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ có thể sẽ bắt đầu tìm kiếm theo một trong hai cách: hỏi bạn bè hoặc thực hiện tìm kiếm trực tuyến. 

Nếu bạn có thể chuyển đổi những khách hàng tốt nhất của mình thành những người ủng hộ thương hiệu, bạn có thể đảm bảo rằng khi ai đó bắt đầu so sánh các đánh giá trực tuyến, danh tiếng thương hiệu của bạn sẽ nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh.

2. Tìm kiếm nhân viên

Để thúc đẩy sự phát triển và đổi mới, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang thuê những nhân viên giỏi nhất có thể. 

Hãy dành thời gian để xem xét cẩn thận hồ sơ và kiểm tra các ứng viên phù hợp để đảm bảo rằng bạn chỉ thuê những nhân viên sẽ cung cấp giá trị lâu dài cho công ty của bạn. Sử dụng các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến hoặc đơn vị cung cấp nhân sự là một cách tuyệt vời để tìm kiếm ứng viên.

3. Phát triển dấu ấn trực tuyến của bạn.

Từ những khách hàng tiềm năng đến những nhân viên mới tiềm năng, tất cả những người tương tác với doanh nghiệp của bạn có thể sẽ mất thời gian để xem xét sự hiện diện trực tuyến của bạn. Từ trang web và các tài khoản mạng xã hội đến tin tuyển dụng, hãy đảm bảo rằng bạn đang quản lý tất cả các khía cạnh trực tuyến và danh tiếng của mình một cách tốt nhất. 

Bằng cách giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy thông tin cập nhật mà họ cần về công ty của bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện càng chuyên nghiệp hơn và càng có nhiều khả năng mọi người muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – hoặc làm việc cho bạn.

4. Biến nhân viên của bạn thành đại sứ thương hiệu.

Mỗi nhân viên của bạn đều có cơ hội giúp bạn phát triển doanh nghiệp – không chỉ bằng cách thực hiện nhiệm vụ công việc của họ mỗi ngày mà còn bằng cách họ nói về công ty ngoài giờ làm việc. 

 Những nhân viên tích cực và hoàn thành tốt công việc sẽ không chỉ thu hút nhiều tài năng tuyệt vời hơn mà còn giúp thu hút khách hàng mới.

5. Tìm thị trường ngách của bạn.

Một trong những cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp của bạn là chọn một thị trường ngách và làm bão hòa thị trường đó. Xem xét cơ sở khách hàng hiện tại của bạn và xác định những điểm chung giữa những khách hàng tốt nhất của bạn. 

Nếu bạn đang theo hướng B2B [doanh nghiệp với doanh nghiệp], hãy xem xét liệu phần lớn khách hàng của bạn đến từ một khu vực, ngành hoặc quy mô công ty cụ thể. Nếu bạn thuộc phe B2C [doanh nghiệp với người tiêu dùng], hãy tìm kiếm xu hướng trong nhân khẩu học của người mua. Sau đó, điều chỉnh nỗ lực của bạn trực tiếp cho những khách hàng tiềm năng khác đáp ứng cùng tiêu chí.

Hãy nhớ rằng sự phát triển bùng nổ thường không xảy ra trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các chiến lược này, bạn có thể bắt đầu tiến bộ theo mục tiêu của mình, tập hợp một đội chiến thắng và tiếp tục đạt được thành công.

>>Xem thêm:

7 Lý do bạn nên bắt đầu phát triển kinh doanh tại Việt Nam

Những thách thức khi kinh doanh ở Việt Nam?

 Mục tiêu - Định hướng

Xây dựng Công ty Cổ phần Cao Su Bà Rịa mạnh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường.

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.

Thực hiện sắp xếp lại và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển

Công ty tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh; xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong lĩnh vực cao su.

  • Về sản phẩm: Phát triển đa dạng hóa sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần và sản phẩm có tính công nghệ, kỹ thuật cao. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà Công ty có tiềm năng và lợi thế.
  • Về thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tiếp cận thị tr¬ường quốc tế rộng lớn hơn.
  • Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.
  • Về đầu tư: Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
  • Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc.

Doanh nghiệp của bạn đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Bạn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Một chiến lược tốt, sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên nhận biết được phương hướng hành động và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược chẳng khác nào con thuyền không người lái và có thể dẫn đến sự lãng phí khổng lồ về thời gian và các nguồn lực. Nếu coi việc xây dựng chiến lược như việc bắc một cây cầu vượt qua sông, thì sau đây là những vấn đề chính cần quan tâm để biến ý tưởng đó thành hiện thực.

  1. Đừng chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái

Rất nhiều công ty đã có nhận thức sai lầm rằng mọi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp hoặc quá tốt đẹp, thì không cần xây dựng chiến lược phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái nhà, mà phải làm điều này trước khi nó xảy ra.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu không quan tâm đến quản lý và xây dựng chiến lược trong kinh doanh, mọi thứ sẽ trở nên lỗi thời và tồi tệ đi rất nhanh. Bạn nên hiểu rằng sẽ đến lúc các tiến trình trở nên già cỗi một cách tự nhiên và khi đó thu nhập sẽ giảm, chi phí sẽ gia tăng, con người trở nên mệt mỏi, các dịch vụ bị đóng băng và lợi nhuận tụt giảm không thương tiếc.

Thông thường các chiến lược sẽ dần mất hiệu lực sau 9 – 15 tháng thực hiện và một tổ chức muốn thay đổi chiến lược sẽ cần từ 12-24 tháng để đưa ra được ý tưởng mới. Vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chờ đến khi có vấn đề xảy ra mới bắt tay vào việc sửa đổi. Quá trình xây dựng chiến lược cũng giống như việc giữ gìn sức khỏe và luyện tập thể dục: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó lại là việc cần ưu tiên trước mắt, không thể chờ đến ngày mai. Bởi vì nếu chờ đến ngày mai, thì có thể đã là quá muộn.

  1. Hãy đề phòng với “chủ nghĩa gia tăng thiển cận”

Bước khởi đầu thông thường cho việc xây dựng chiến lược đối với nhiều công ty chỉ đơn giản là đặt các con số tài chính lên tường và hướng các đơn vị kinh doanh lập kế hoạch và thực hiện theo các con số đó. Chiến lược ở đây có thể là: “Trở thành công ty có doanh số 1 tỷ đô-la trong vòng ba năm” hoặc “tăng trưởng 10%/năm”…

Tuy nhiên, các mục tiêu bị đánh đồng là chiến lược như thế này rất dễ làm cho bạn không nhận ra được cụ thể mình đang ở đâu và cần phải đi đến đâu. Đó có thể gọi là “Chủ nghĩa gia tăng thiển cận”, bởi vì ở đây không hề có đường hướng để thực hiện, nên chỉ có thể coi đó là những mục tiêu tăng trưởng trên những con số.

Chỉ tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng trước mắt, thì cùng lắm kết quả mà công ty đạt được cũng chỉ như đẩy được chiếc thuyền trôi trên sông, còn có đi được xa và có ra được biển hay không lại là chuyện khác.

  1. Chiến lược là sự liên kết các bộ phận đang vận động

Một hoạt động kinh doanh bao gồm rất nhiều bộ phận và chỉ có thể coi đây là một bộ máy hoàn chỉnh có chất lượng cao khi tất cả các bộ phận cấu thành vận hành hài hòa và cân đối. Nhiều công ty chỉ xây dựng chiến lược hẹp, tập trung vào một số lĩnh vực nhất định [ví dụ như tư vấn tài chính, các đơn vị kinh doanh riêng biệt, bán hàng và marketing, đầu tư vào công nghệ thông tin, chương trình quản trị nhân sự hoặc tính hiệu quả của tổ chức] mà không có được cái nhìn chiến lược tổng thể.

Những nghiên cứu gần đây do David Norton – nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty Tư vấn CNTT Balanced Scorecard và giáo sư Robert Kaplan của trường đại học Havard tiến hành cho thấy 67% các chương trình quản trị nhân sự và các chiến lược công nghệ thông tin không được triển khai trong mối liên kết với các đơn vị kinh doanh hoặc các chiến lược chung. Đây là những minh chứng cho quan điểm xây dựng chiến lược đơn lẻ như trên vẫn còn phổ biến đối với nhiều công ty .

Để đạt được hiệu quả, một chiến lược cần phải được xây dựng theo hướng chính thống, nghĩa là phải liên kết và cân bằng được tất cả mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty sao cho chúng phù hợp với nhau.

  1. Phân tích rõ tình hình trước khi đưa ra chiến lược

Các công ty khi triển khai thực hiện chiến lược thường bỏ qua một số bước quan trọng như phân tích tình trạng nội bộ của công ty một cách thẳng thắn và trung thực, hoặc thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và môi trường kinh doanh của họ.

Để đảm bảo thành công, chiến lược cần được xây dựng dựa trên thực lực của công ty. Bạn phải xác định những năng lực chủ chốt của mình. Đó có thể là các mặt mạnh về tổ chức; có các kỹ năng nổi trội; nắm giữ nhiều nhà quản trị tài năng; có công nghệ vượt trội; thương hiệu nổi tiếng; nguồn vốn hùng hậu; chiếm thị phần lớn trong các thị trường chủ chốt. Đồng thời phải nhận biết những mặt yếu của công ty. Chúng có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả; quan hệ lao động không tốt; thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế; sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Nếu không có những phân tích, đánh giá nội bộ trung thực và lấy chúng làm cơ sở để cung cấp thông tin cho những người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, thì có thể coi như cầm chắc thất bại trong tay.

Cũng giống như vậy, sẽ không thể xây dựng được một chiến lược tốt nếu không nhìn thấy rõ hướng phát triển trong tương lai của thị trường và môi trường kinh doanh. Điều này rất quan trọng vì chính chúng là yếu tố quyết định việc thay đổi chiều hướng kinh doanh của bạn. Ví dụ một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ trước khi chuyển hướng kinh doanh sang mua trọn gói sản phẩm và bán lại, thì họ phải tính đến việc thay đổi này có ảnh hưởng thế nào đến tỷ suất lợi nhuận.

  1. Sự thành công nằm trong những câu hỏi được đặt ra

Thông thường, các công ty hay đi tắt trong quá trình xây dựng chiến lược bằng cách rập khuôn áp dụng các phương thức cũ kỹ: đưa ra các câu hỏi đã được định sẵn, dẫn đến kết quả cũng vấn là những câu trả lời cũ rích. Một chiến lược thành công không nằm ở những câu trả lời mà nằm ở chính trong các câu hỏi được đặt ra.

Nhiều công ty thường mắc sai lầm khi chỉ đưa ra các câu hỏi mà họ đã biết cách trả lời, hoặc còn có những trường hợp tồi tệ hơn, chỉ đưa ra các vấn đề mà họ biết rằng mình sẽ làm tốt. Và nguy hiểm hơn nữa nếu có những thành công hay thất bại trong quá khứ đã làm cho một số câu hỏi nào đó về tình trạng thực tiễn ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ lãnh đạo.

Nhiều nhà tư vấn xây dựng chiến lược nhận thấy các khách hàng của họ đã thay đổi quan điểm một cách sâu sắc về bản thân mình, về thị trường, về phương thức kinh doanh và về mục đích của họ chỉ đơn giản bằng cách xem xét nhiều vấn đề khác nhau hoặc thậm chí chỉ là đặt câu hỏi ở nhiều cách khác nhau.

  1. Công cụ không phải là chiến lược

Có rất nhiều phương pháp và công cụ phân tích rất có giá trị cho việc xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, chúng chỉ đơn giản mang tính chất gợi ý cho một phần cụ thể nào đó trong quá trình thiết lập các ý tưởng chiến lược. Chúng ta không nên nhầm lẫn chúng là chiến lược. Hơn nữa, các công cụ và phương pháp phân tích đều có các điểm mạnh, điểm yếu và được áp dụng trong những tình huống nhất định. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng được sử dụng không đúng cách, đúng chỗ và vượt ra khỏi tình huống của quá trình xây dựng chiến lược tổng thể.

Ví dụ, ma trận Growth – Share xem xét hai yếu tố, đó là sự tăng trưởng của thị trường và thị phần của doanh nghiệp trong thị trường tương ứng. Công ty tư vấn Boston Consulting Group phát triển ma trận này nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh của mình. Đối với doanh nghiệp, ma trận này được dùng để xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường và qua đó đưa ra quyết định chiến lược thích hợp. Trong khi đó, mô hình Porter’s Five Forces còn gọi là “Năng lực lượng cạnh tranh” được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

  1. Ý tưởng chiến lược và việc thực thi chiến lược đều trở nên vô nghĩa nếu không có sự gắn kết với nhau

Một chiến lược thường đi xa hơn một ý tưởng. Sự thành công của chiến lược nằm ở trong quá trình thực thi nó. Và thực thi chiến lược có nghĩa là làm cho chiến lược trở thành hiện thực. Chỉ có một cách duy nhất để làm được điều này là công ty phải định ra phương hướng và sử dụng các công cụ hợp lý để thực thi chính xác phương hướng đã đề ra. Mặt khác nếu công ty không có ý tưởng chiến lược mà đã thực thi thì chẳng khác nào đâm đầu vào đá.

Có thể trích dẫn một câu tục ngữ cổ để khái quát vấn đề đưa ra ở đây: ý tưởng nếu không thực thi giống như nằm mơ giữa ban ngày, nhưng thực thi mà thiếu ý tưởng giống như ác mộng giữa ban đêm.

  1. Chiến lược phải được công bố rộng rãi

Thông thường, các nhà lãnh đạo thường vấp phải sai lầm cho rằng mọi người tự hiểu những gì mà công ty đang cố gắng để đạt được. Cuộc khảo sát do Kaplan & Norton tiến hành cũng cho thấy trung bình khoảng 95% nhân viên không được thông báo và không hiểu gì về chiến lược phát triển của công ty mình. Thực tiễn này dẫn đến hậu quả là không liên kết được sức mạnh tổng lực của đội ngũ nhân viên.

Truyền đạt một cách rõ ràng, thẳng thắn chiến lược của công ty là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công.

  1. Chiến lược phải đưa ra được các mục tiêu, chiến thuật thực thi cụ thể và có cơ chế kiểm soát

Cụ thể hóa chiến lược bằng các mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất để biến ‎ý tưởng thành hiện thực. Mục tiêu chiến lược [là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể] phải đánh giá được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện rõ ràng. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức nhằm để kiểm soát các bước trong quá trình thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo quá trình đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược.

Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề này ít được các công ty quan tâm trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược.

  1. Vai trò của nhà lãnh đạo quyết định sự thành công của chiến lược

Động lực chủ yếu của chiến lược phát triển là phát huy yếu tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo. Lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp và do đó, nó quyết định sự thành bại của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn về xu hướng phát triển kinh tế, dự đoán các thay đổi về nguồn lực, về nhu cầu thị trường…, để từ đó thiết lập một chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp có khả năng đón đầu các cơ hội và thách thức ở phía trước. Tầm nhìn chiến lược cần có tính sáng tạo, đi trước các đối thủ cạnh tranh và đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.

Thường thì con người làm cho chiến lược thành công nhiều hơn chiến lược mang đến thành công cho con người tạo ra nó.

Thông tin chi tiết chương trình CMA – Tài chính doanh nghiệp ứng dụng:

Khai giảng 03/11/2018 tại TP. Hà Nội: //goo.gl/6tT3yw

Thông tin liên hệ:

1. Hotline: 094 238 6611

2. Email: [Ms. Hồng] – –

3. Trực tiếp: Văn phòng AFA Research & Education, tầng 3, tòa nhà GP Invest, số 170 La Thành, Hà Nội

Dịch từ CEO refresher

Share on FacebookShare on Google+Share on Twitter

Video liên quan

Chủ Đề