Cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu bị táo bón rất phổ biến, tuy nhiên táo bón khi mang thai sẽ không đáng lo nếu biết cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả.

Theo thống kê, khoảng 38% phụ nữ mang thai bị táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ. Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị táo bón thường là do sự gia tăng của hormone progesterone làm cản trở hoạt động tiêu hóa, khiến nhu động ruột co bóp kém và làm ảnh hưởng đến việc loại bỏ chất thải ra ngoài.

Ngoài ra, táo bón khi mang thai cũng có thể là do thai nhi ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, làm thu hẹp không gian của đường tiêu hóa. Cùng với đó là các nguyên nhân như bà bầu căng thẳng, lo lắng, ăn ít chất, lười vận động hoặc cũng có thể là do viên uống bổ sung sắt.

Táo bón có thể dẫn đến các triệu chứng như bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được, đau đớn, mệt mỏi khi đi ngoài do khuôn phân to, phân khô, cứng, thậm chí có trường hợp bà bầu đi vệ sinh ra máu do táo bón. Có nhiều cách để giảm nhanh các triệu chứng này. Bạn hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để bỏ túi một số cách chữa táo bón cho bà bầu hiệu quả nhất.

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón

Một chế độ ăn giàu chất xơ là cách trị táo bón cho bà bầu rất hiệu quả, dù bạn táo bón khi mang thai 3 tháng đầu hay táo bón khi mang thai tháng cuối đi nữa. Chất xơ giúp cơ thể hấp thu nhiều nước, từ đó hỗ trợ làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển của các chất thải này trong quá trình tiêu hóa.

Để chữa táo bón cho bà bầu, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch và ngũ cốc yến mạch nguyên cám, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, bánh xốp nướng, rau củ và trái cây sấy khô.

Ngoài ra bạn hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30 g chất xơ mỗi ngày bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón như rau củ [rau bina, cải Brussels, rau mồng tơi, khoai lang…], trái cây [mận, kiwi, táo, các loại trái cây họ cam quýt, bơ, các loại hạt và các loại đậu.

Tuy vậy, bạn không cần phải đong đếm chính xác từng li từng tí một. Bạn sẽ biết được mình đã nạp đủ lượng chất xơ và chất lỏng khi thấy phân thải ra lớn và mềm. Nhưng bạn cũng cần biết rằng nếu bạn nạp quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn, điều này có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Uống nhiều nước là cách trị táo bón cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt là trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu. Bởi thói quen này sẽ giúp các chất dễ di chuyển qua hệ thống tiêu hoá trong cơ thể.

Không những vậy, uống nhiều nước còn là điều cực kỳ quan trọng khi bạn gia tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để giảm táo bón khi mang thai. Nguyên nhân là do chất xơ sẽ làm gia tăng nhu cầu về nước; nếu không uống đủ nước để chất xơ tiêu hoá thì chính chất xơ sẽ biến thành nguyên nhân gây táo bón.

Bà bầu bị táo bón hãy uống thật nhiều nước, khoảng 2,5 – 3 lít nước một ngày. Ngoài ra, một trong những cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả là hãy mang theo bên mình một chai nước bất kể nơi nào bạn đi, như vậy bạn sẽ có thể uống nước cả ngày.

3. Ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn

Hệ tiêu hóa của con người tồn tại một hệ vi sinh vật đa dạng với cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ góp phần giúp hệ vi sinh đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng và hạn chế được các vấn đề về tiêu hóa như táo bón.

Các vi sinh vật có lợi trong các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, yến mạch, trà kombucha… sẽ kích thích các vi khuẩn trong đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn, hỗ trợ bộ máy tiêu hoá trong nỗ lực duy trì tiến trình hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.

4. Thay đổi thuốc sắt đang dùng

Nếu bạn đang dùng viên sắt để bổ sung chất dinh dưỡng, loại thuốc bổ này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón khi mang thai. Do đó, nếu bà bầu bị táo bón nghi ngờ do nguyên nhân này, hãy nói chuyện với bác sĩ và xin chuyển sang dùng một loại thuốc sắt khác.

Nếu cách trị táo bón cho bà bầu này không hiệu quả, hãy ngưng uống viên sắt một thời gian ngắn. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn dùng một loại vitamin trước khi sinh với hàm lượng sắt ít hơn.

5. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón

Bà bầu bị táo bón khi mang thai nên tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón vì việc này có thể khiến các triệu chứng táo bón kéo dài, lâu hết và ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, bà bầu bị táo bón nên tránh ăn:

  • Sô-cô-la do có chứa các loại chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa và phô mai do đường lactose trong sữa có thể gây tích tụ khí và đầy hơi
  • Thịt đỏ do loại thịt này rất giàu chất sắt, một trong những nguyên nhân gây táo bón
  • Chuối chưa chín do chứa một lượng lớn tinh bột, hợp chất gây nhiều khó khăn cho việc tiêu hóa
  • Các loại thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ liệu uống bổ sung magiê có phải là một biện pháp hỗ trợ giúp tình trạng của bạn suôn sẻ hơn không. Để bổ sung magie chống táo bón cho bà bầu, thay vì dùng thuốc, bạn có thể thực hiện bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như quả hạnh, mơ khô, mận khô, mầm lúa mì, đậu và các loại rau xanh.

Nếu cách trị táo bón cho bà bầu kể trên không hiệu quả, bà bầu bị táo bón nên đi khám để bác sĩ kê toa các loại thuốc trị táo bón cho bà bầu phù hợp như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu. Trường hợp bà bầu bị táo bón nặng, bác sĩ có thể cho dùng thuốc thụt phù hợp.

Cần chú ý bà bầu bị táo bón nên tránh tự ý dùng thuốc và không được lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, thảo dược hay các phương thuốc tại gia nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Táo bón là một trong những than phiền phổ biến của mẹ trong thai kỳ. Nó ảnh hưởng đến ít nhất một nửa số phụ nữ mang thai. Tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi mẹ có tiền sử thường hay bị táo bón trước khi mang thai.

1. Nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai

Táo bón có thể bắt đầu sớm nhất là trong ba tháng đầu. Tình trạng này sẽ càng nặng dần hơn theo thời gian trong quá trình mang thai.

 Đến ba tháng cuối thai kỳ, theo thống kê cho thấy tình trạng táo bón ảnh hưởng đến một nửa số phụ nữ mang thai.

Các nguyên nhân gây ra táo bón thông thường là do:

  • Không ăn đủ chất xơ – chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc.
  •  Uống không đủ nước.
  • Không tập thể dục, hoặc ít vận động. Đặc biệt nếu mẹ có một công việc phải ngồi nhiều.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân liên quan đến mang thai bao gồm:

  • Khi bạn mang thai, sự gia tăng nội tiết tố progesterone làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Do đó thức ăn đi chậm hơn trong đường ruột so với bình thường.
  • Vào những tháng cuối của thai kỳ, tử cung không ngừng to ra. Điều này làm gây áp lực lên phần ruột dưới. Ngoài ra, đại tràng cũng sẽ hấp thụ nhiều nước hơn trong thai kỳ. Điều đó làm cho phân cứng hơn, việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.
  • Thuốc sắt hoặc bổ sung vitamin cho mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón.

2. Làm gì để giảm táo bón khi mang thai?

Bước đầu tiên là mẹ hãy thử xem lại chế độ ăn của mình. Mẹ cần nên ăn thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày và uống nhiều nước. Đặc biệt là nước, sẽ giúp ngăn ngừa và giảm bớt táo bón. Mẹ hãy áp dụng các lời khuyên sau:

2.1 Ăn nhiều chất xơ

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm: trái cây tươi, rau sống và chín, đậu. Mẹ có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm nguyên hạt, chẳng hạn như: bánh mì nguyên hạt, gạo lướt và bột yến mạch.

Chất xơ giúp giảm táo bón, giảm ốm nghén và giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.

Hãy thử cắt một số quả mâm xôi, táo, chuối, quả sung và dâu tây cho món salad trái cây tươi mát. Hoặc xào trộn một ít ngô ngọt, cài mầm và cà rốt cho món ăn phụ thêm thú vị.

Một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra những thực phẩm này còn cung cấp cho phụ nữ mang thai vitamin và chất chống oxy hóa.

Mẹ bầu nên cố gắng tiêu thụ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để duy trì đều đặn và khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho bé?

2.2 Uống đủ nước

Uống nhiều nước tuy đơn giản nhưng lại mang hiệu quả cao. Mẹ nên uống đủ 8 ly nước cho mỗi ngày.  Và uống một ly nước trước khi đi ngủ.

Mẹ cần uống đủ 8 ly nước/ ngày để phòng ngừa táo bón.

Điều này sẽ giúp giữ cho ruột mềm mại và di chuyển thức ăn trơn tru qua đường tiêu hóa.

2.3 Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ nên chia bữa ăn ra nhỏ hơn, và cần nhai kỹ thức ăn.

Lượng thức ăn hàng ngày có thể chia nhỏ thành năm hoặc sáu bữa ăn để giúp giảm táo bón. Điều này giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm việc quá lâu. Đồng thời giúp vận chuyển thức ăn đến ruột một cách trơn tru hơn.

Chia nhỏ thành bốn hoặc sáu bữa ăn để giúp giảm táo bón.

Nếu mẹ ăn những bữa ăn lớn có thể làm quá tải dạ dày. Điều này khiến cho hệ thống tiêu hóa khó xử lý làm nhuần nhuyễn thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu.

2.4 Tập thể dục nhiều hơn

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp mẹ giảm táo bón. Bởi vì khi tập thể dục sẽ kích thích ruột hoạt động tốt hơn.

Vì thế các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục ba lần một tuần trong 20 đến 30 phút mỗi lần.

Tập thể dục sẽ kích thích ruột hoạt động tốt hơn.

Mẹ có nhiều lựa chọn cho phương pháp vận động của mình. Đi bộ, bơi lội, tập yoga trước sinh đều là những bài tập tuyệt vời cho thai kỳ.

>>> Tham khảo thêm bài viết: Những điều cần lưu ý trong thời gian mang thai

2.5 Kiểm tra thuốc bổ sung

Việc mẹ bổ sung sắt có thể gây táo bón: Nếu mẹ thấy rằng việc uống sắt làm trở nên đi tiêu khó khăn hơn. Hãy thử uống sắt với nước ép hoa quả. Hoặc mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều lượng sắt.

Thuốc bổ sung có thể gây táo bón. Nếu mẹ nghi ngờ nên tham khảo ý kiến bác sĩ giảm liều lượng nếu có thể.

Một số thuốc kháng axit và bổ sung canxi cũng có thể gây táo bón, đặc biệt nếu mẹ sử dụng thường xuyên. Nếu mẹ có chứng ợ nóng cần dùng thuốc kháng axit mỗi ngày nhưng lại bị táo bón. Bạn nên nói điều này với bác sĩ để tìm các giải pháp khác.

3. Mẹ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi nào?

Nếu các biện pháp trên không giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc kê một số thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân. Đặc biệt, nếu mẹ có sử dụng dầu cá trong lúc mang thai, hãy nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì dầu gan cá có thể có thể cản trở sự hấp thụ của một số vitamin và chất dinh dưỡng.

4. Mức độ ảnh hưởng đến mẹ bầu

Mẹ có thể thấy rằng táo bón tuy là sự bất tiện khiến cho mẹ đau đớn khi đi tiêu. Nhưng nhìn chung nó không gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ cần bàn luận điều này với bác sĩ. Táo bón trong trường hợp nặng sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Bệnh trĩ: Tình trạng này là do các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị gĩãn ra hoặc bị sưng lên. Trĩ có thể gây đau, ngứa và khó chịu. Thậm chí thường xuyên có dấu hiệu chảy máu sau khi tiêu rặn.
  • Nứt hậu môn: Đây là tình trạng xung quanh hậu môn có vết rách. Nứt hậu môn có thể xảy ra khi sức rặn vượt quá mức cho phép. Thường biểu hiện đau đớn và chảy máu ở vùng hậu môn. Cơn đau thâm chí có thể kéo dài đến nhiều giờ.  

Cả trĩ và vết nứt hậu môn đều có thể được điều trị bằng kem và thuốc mỡ. Vì thế, mẹ có thể hỏi bác sĩ loại kem, thuốc nào an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Trường hợp mẹ bị rỉ ra chảy máu kéo dài, cần nên báo với bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu khi mang thai. 

>>> Xem thêm: Thiếu máu khi mang thai và những điều các mẹ bầu cần biết

Trên thực tế, các tĩnh mạch dãn ra trong bệnh trĩ sẽ co lại sau vài tuần sau sinh. Nếu mẹ vẫn bị trĩ một thời gian sau khi sinh, mẹ cần đến khám bác sĩ để điều trị phù hợp.

Trong khi đó, vết nứt hậu môn sẽ lành trong vài tuần. Tuy nhiên, mẹ cần tuân thủ những lời khuyên phòng ngừa và giảm tần suất táo nón để ngăn ngừa tình trạng nứt hậu môn tái phát.

Táo bón khi mang thai tuy bất tiện với mẹ nhưng mẹ đừng quá lo lắng. Thay đổi lối sống, tập thể dục, uống nhiều nước, và sử dụng thuốc nhuận trạng khi cần sẽ là những phương pháp hữu hiệu giúp mẹ giảm và phòng ngừa sự khó chịu này. 

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề