Cách viết checklist cho tester

Danh sách kiểm tra[Checklist] sử dụng trong quá trịnh tạo testcase

  • Report
  • Add to my series

Với mỗi một kiểm thử viên chắc không xa lạ gì khi viết testcase theo hàng ngang, hàng dọc hay checklist. Mỗi một cách viết có những ưu nhược điểm khác nhau và vào tính chất của từng dự án, nội dung của specs mà kiểm thử viên có thể lựa chọn viết testcase theo kiểu test hàng ngang, hàng dọc hay checklist. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cách sử dụng checklist trong quá trình tạo testcase

  • Checklist có thể bảo đảm tất cả các yêu cầu của client sẽ được đảm bảo trong quy trình kiểm thử
  • Checklists cón thể đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra với mức bao phủ cần thiết
  • Checklists có thể giảm bớt bỏ quên lỗi cho tester
  • Checklist có thể giúp công việc kiểm thử đảm bảo mức đúng đắn/ chính xác cho phần mềm
  • Checklist có thể giúp tester bao quát được vùng kiểm thử
  • Checklist có thể giúp tester nhìn rõ thấy quy trình kiểm thử
  • Checklist có thể tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm tham gia khác liên quan tới nhau trong quy trình kiểm thử phần mềm

a. Xây dựng check list gồm GUI, FUNCTION, STRESS TEST:

  • Nội dung test GUI:

    • Kiểm tra layout có thích hợp với specs không
    • Kiểm tra giá trị default[Initial value]
    • Kiểm tra maxlength: xem khi đạt đến giá trị max thì hiển thị có bị lỗi, vỡ, chồng chéo lên nhau không
  • Nội dung test Funtion:

    • Kiểm tra hoạt động đúng của chức năng
    • Kiểm tra hoạt động khi đưa đầu vào là invalid
    • Kiểm tra hoạt động khi đưa đầu vào là valid
    • Kiểm tra hoạt động khi compare các trường
    • Xác nhận người dùng không thể chèn thông tin đầu vào trên các danh sách drop-down list
    • Kiểm tra tất cả các link liên kết
    • Xác nhận tất cả các trường texbox, các button liên quan đến việc di chuyển giữa các màn hình/ tab/pages
    • Xác nhận thanh navigation “Tabs” được trỏ đến vị trí thích hợp khi có lệnh ….
  • Nội dung Stress test:

    • Kiểm tra hoạt động của hệ thống khi click vào button nhiều lần
    • Kiểm tra hoạt động của hệ thống khi cùng một lúc có lượng lớn user sử dụng
    • Kiểm tra hoạt động của hệ thống khi up nhiều dữ liệu cùng lúc ….

b. Xây dựng checklist dựa trên các tiêu chí như User experience , Information and visibility, Navigation, Site links, Search fields

  • User experience

    • Kiểm tra định dạng các thông tin hiển thị đúng theo specs không
    • Kiểm tra / xác nhận rằng các chức năng chính hoạt động đúng
    • Kiểm tra/ xác nhận người dùng nhận được các thông báo lỗi cho các thông tin không hợp lệ VD: thông tin đăng nhập
    • Kiểm tra hoạt động của tất cả các buttons, checkboxes, radio buttons.. khi click
    • Kiểm tra/ xác nhận việc hiển thị thông tin pop-up trước khi ứng dụng được thay đổi
    • Kiểm tra/ xác nhận người dùng có thể sử dụng thông tin liên hệ có sẵn
    • Kiểm tra/ xác nhận rằng website tương thích với nhiều kích thước độ phân giải màn hình khác nhau
  • Information and visibility

    • Kiểm tra/ xác nhận các trường không cho phép chọn phải ở dạng disable
    • Kiểm tra/ xác nhận rằng người dùng nhận đươc thông báo lỗi khi thao tác có lỗi xảy ra không hợp lệ
    • Xác nhận rằng bạn có không gian hiển thị giữa các thông báo, các trường, các label … một cách hợp lý
    • Xác nhận rằng tất cả các hình ảnh/ video phải có mô tả thích hợp.
    • Xác nhận rằng nội dung của bạn không có lỗi chính tả
    • Xác nhận rằng những thông tin quan trọng phải được định dạng nổi bật
    • Chắc chắn rằng nội dung của bạn luôn được cập nhật
    • Xác nhận tất cả các pages/ grids phải có title
  • Navigation

    • Xác nhận thanh navigation “Tabs” được trỏ đến vị trí thích hợp khi có lệnh
    • Kiểm tra/ xác nhận người dùng di chuyển thuận tiện các phím tabs/ pages với các option trả về tab/page hiện tại có những gì
    • Kiểm tra/ xác nhận thanh cuộn “scrolling” phải sẵn có trong vùng thích hợp
    • Kiểm tra/ xác nhận người dùng không thể chèn thông tin đầu vào trên các danh sách “drop-down” list
    • Kiểm tra tất cả các link liên kết
    • Kiểm tra/ xác nhận tất cả các trường textbox, các button liên quan đến việc di chuyển giữa các tabs/ pages với nhau
  • Site links

    • Chắc chắn các chức năng chính phải được cấu hình như các button chứ không phải dạng link liên kết.
    • Kiểm tra/ xác nhận tất cả các link hoạt động đúng mong muốn
    • Kiểm tra các link liên kết được đánh dấu bởi màu sắc thích hợp
  • Search fields

    • Xác nhận rằng phải có màn hình hiển thị thông báo thích hợp nếu kết quả search trả về null
    • Kết quả tìm kiếm được hiển thị tương ứng với thuộc tính kết quả tìm kiếm
    • Kiểm tra kết quả tìm kiếm trả về có chứa cả đối tượng gần giống với kết quả tìm kiếm
    • Xác nhận rằng người dùng có thể lọc kết quả tìm kiếm với một vài tiêu chí tìm kiếm khác nhau
    • Kiểm tra/ xác nhận rằng phải có thông báo khi keysearch có kí tự đặc biệt
    • Kiểm tra rằng trong kết quả tìm kiếm không bị trùng lặp kết quả
    • Xác định trang hiển thị kết quả tìm kiểm phải rõ ràng, chính xác

4.So sánh ưu nhược điểm của Checklist, test ngang, test dọc

a. Checklist:

  • Ưu điểm:

    • Ngắn gọn, đảm báo tính đúng đắn, chính xác cho phần mềm kiểm thử
    • Giúp tester nhìn thấy rõ và bao quát quy trình kiểm tra
    • Mất ít thời gian phù hợp những dự án có specs thay đổi nhiều, lượng công việc lớn
  • Nhược điểm:

    • Cần phải nắm rõ specs thì kiểm thử viên mới tiến hành test được
    • Kiểm thử viên cần khả năng nhìn nhận, tạo ra các trường hợp kiểm thử dựa trên quan điểm test ở checklist
    • Sẽ khó khăn cho những bạn kiểm thử viên mới vì trong checklist không có thao tác rõ ràng

b. Testcase kiểu ngang:

  • Ưu điểm:

    • Mô tả chi tiết rõ ràng các bước thực hiện test, kết quả mong đợi cho từng funtion

    • Dễ theo dõi luồng và hoạt động của từng chức năng lớn của hệ thống

    • Dễ dàng tham gia test kể cả với những kiểm thử chưa có kinh nghiệm

    • Không cần nắm rõ hết specs cũng có thể thực hiện kiểm tra

  • Nhược điểm:

    • Tốn nhiều thời gian để tạo
    • Kiểm thử viên sẽ khó bao quát hệ thống khi nhìn vào test case ngang
    • Vì các bước rất chi tiết nên dễ tạo cảm giác ỉ lại vào testcase cho kiểm thử viên
    • Số lượng testcase nhiều nên nhiều khi dễ bị trùng lặp testcase, quan điểm

c. Testcase dọc:

  • Ưu điểm:

    • Thời gian tạo nhanh
    • Dễ bao quát toàn bộ chức năng
    • Khả năng bao phủ lớn, hạn chế bỏ xót trường hợp test
    • Với nhiều trường hợp test như search thì tạo test case dọc giúp việc tạo dễ dàng và nhanh chóng
  • Nhược điểm:

    • Khó xem xác nhận kết quả mong đợi cho từng trường hợp
    • Gây cảm giác khó khăc cho những kiểm thử viên chưa từng làm quen với test dọc
    • Không mô tả chi tiết rõ ràng các bước thực hiện test như trong test case ngang, cũng không chỉ ra quan điểm test như trong checklist


Các đầu mục khi viết Test Checklist

Kiểm tra giao diện website

Việc kiểm tra giao diện cho website là rất cần thiết cho một dự án, giao diện có đẹp thì mới thu hút được người sử dụng. Tham khảo checklist kiểm tra giao diện website chuẩn dưới đây!

11:27 05/06/20-6.670 lượt xem

Để website đạt được chất lượng cao như đã đề ra, bạn luôn cần chú ý ở khâu kiểm tra. Nếu bạn là người thiết kế thì cũng cần tự mình đối chiếu các tiêu chuẩn thiết kế giao diện website với giao diện thực tế. Bởi trong quá trình thiết kế luôn có những sai sót. Âu đó cũng là điều bình thường. Còn bạn là một tester thì đây là công việc của bạn rồi. Bạn có thể bám vào các bản yêu cầu của website, giao diện website đã được thống nhất, các tiêu chuẩn để tạo ra các checklist. Dựa trên checklist là cách để kiểm soát chất lượng website một cách tốt nhất.

Để wesite có chất lượng cao thì người thiết kế, người test luôn phải tự đặt ra các tiêu chuẩn cao cho mình, cho sản phẩm của mình. Những người có tư duy như vậy sẽ trở thành những nhân viên giỏi, quản lý xuất sắc và tất yêu sẽ thành công.

Dưới đây là những công việc cụ thể cần thực hiện khi kiểm tra giao diện website.

Theo quy trình thiết kế website chuyên nghiệp thì một dự án thiết kế web sẽ có một đội thiết kế giao diện [desgin], từ file desgin psd một đội khác sẽ cắt sang HTML. File giao diện đó sẽ được chuyển sang cho đội test để test CSS.Vậy để kiểm tra giao diện cho Website thì làm như thế nào?Chúng ta sẽ lấy file design làm chuẩn cho việc test CSS.

Khi kiểm tra giao diện website, các bạn cần quan tâm đến một số điểm sau:

Checklist là gì? Các bước làm checklist trong excel đơn giản nhất

Trong cuộc sống, ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề làm việc hiệu quả, tận dụng thời gian làm việc trong ngày để hoàn thành nhiều việc nhất có thể. Trong số đó, checklist đóng vai trò quan trọng, vậy checklist là gì?

Mỗi chúng ta đều có 24 giờ 1 ngày để làm việc, học tập và tạo ra giá trị cho cuộc sống cũng như công việc. Một người có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau với hàng loạt công việc và nhiệm vụ khác nhau, vậy làm sao để chúng ta luôn kiểm soát được công việc mà mình đang làm. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề làm việc hiệu quả thay vì làm việc chăm chỉ, khái niệm làm việc hiệu quả được nhiều người áp dụng trong công việc cũng như cuộc sống. Và checklist là một trong những công cụ hỗ trợ con người, vậy checklist là gì?

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề