Cách xử lý khi nạn nhân bị điện giật

Điện giật là một trong những tai nạn hay gắp trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Bất cứ ai cũng có thể bị điện giật ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Khi dòng điện chạy qua người lúc bị điện giật, những tác động của nó có thể từ tê tới cảm giác như bị kim châm tới ngừng tim đột ngột (trong một số trường hợp).

Cách xử lý khi nạn nhân bị điện giật

Ảnh minh họa

Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện. Tế bào thay đổi tính thấm màng, vỡ tế bào. Tăng men tế bào, tăng canxi trong tế bào dễ gây rung thất và rối loạn chức năng tim. Tổn thương do điện giật nặng nhất ở nơi tiếp xúc với nguồn điện, rồi đến vùng trục dòng điện đi qua, mô  có điện trở nhỏ như dây thần kinh, mạch máu, cơ. Tổ chức bị phá huỷ làm màng tế bào vỡ, gây phù, hoại tử đông vón và thiếu máu. Thành mạch bị phá huỷ gây đông máu trong mạch, chảy máu. Độ nóng của dòng điện qua các trục gây ra bỏng. Điện giật dễ gây ngừng tim làm nạn nhân chết đột ngột do shock điện. Rung thất sẽ xuất hiện với dòng điện nhỏ 50 - 100mA. Dòng điện còn làm cơ thể thay đổi vận chuyển màng tế bào cơ tim, giải phóng ra chất catecholamin làm ngừng hô hấp dẫn đến ngạt và thiếu ôxy tổ chức. Thần kinh trung ương, não, tuỷ sống bị tác động trực tiếp của dòng điện hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, gây thiếu máu và thiếu ôxy não, nạn nhân bị co giật kéo dài, ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch. Suy thận là biến chứng xảy ra sau tổn thương cơ do điện, gây hoại tử tắc ống thận, tan máu, giảm thể tích máu kéo dài sẽ dẫn đến giảm mức lọc cầu thận, thiếu máu vỏ thận.Vì vậy, nắm được các biện pháp cấp cứu có thể giúp bạn cứu được người bị điện giật:

1. Đừng vội vàng chạy lại để giúp, hãy cẩn thận nhìn xung quanh để tìm các mối nguy hiểm tiềm ẩn vì điện có thể truyền qua nước và những đồ vật bằng kim loại như sắt. Gọi cấp cứu ngay lập tức để được giúp đỡ.

2. Cố gắng tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn có thể tắt nguồn điện hoặc rút phích cắm các thiết bị. Nếu không thể tiếp cận, hãy đứng trên vật khô và không dẫn điện như khúc gỗ và cố gắng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng một cây gậy gỗ. Không được chạm hai tay bạn vào nạn nhân vì bạn cũng có thể bị giật.

3. Sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện, đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi, bao gồm lăn nạn nhân nằm nghiêng sang một bên, cánh tay đỡ lấy đầu. Gập đầu gối nạn nhân và nâng cằm để kiểm tra xem nạ nhân còn thở không.

4. Nếu nạn nhân vẫn thở nhưng bị bỏng nhẹ , cần rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước. Không phủ chăn lên người nạn nhân vì các sợi bông ở chăn có thể dính vào vết bỏng.

5. Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cầm máu bằng cách đặt một miếng vải khô sạch lên vết thương và buộc chặt để cầm máu.

6. Hồi sức tim phổi

Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở. Không làm điều này nếu nạn nhân còn thở.

Lưu ý là nạn nhân bị điện giật cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, ngay cả khi người đó có vẻ hoàn toàn ổn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vế bỏng, tình trạng gãy xương và các vết thương khác nếu cần, có thể đề nghị làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Bạn đã biết cách xử lý khi bị điện giật chưa? Gồm những bước nào? Khi thực hiện phải lưu ý những gì? Hãy cùng với chúng tôi đi sâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

  • 1. Video hướng dẫn xử lý nhanh khi bị điện giật
  • 2. Liệt kê các bước cần làm khi có người bị điện giật
  • 3. Hướng dẫn cách cấp cứu cho người bị điện giật chuẩn nhất
    • 3.1. Nếu nạn nhân tắc thở
    • 3.2. Nếu nạn tỉnh, da niêm mạc hồng, mạch nhìn rõ
  • 4. Một số lưu ý cần biết khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật
  • 5. Một số biện pháp phòng ngừa điện giật bạn cần biết

1. Video hướng dẫn xử lý nhanh khi bị điện giật

2. Liệt kê các bước cần làm khi có người bị điện giật

Các bước cần làm khi có người bị điện giật là:

  • Thực hiện ngắt cầu dao điện sao cho càng nhanh càng tốt.
  • Tiến hành gọi cấp cứu cũng nhứ báo cho điện lực nơi gần nhất.
  • Thực hiện cách điện cho bản thân bằng việc đứng lên vật cách điện
  • Tách điện ra khỏi nạn nhân bằng việc dùng những đồ như cây khô, thanh tre, cây nhựa…
  • Tiến hành kiểm chấn thương ở nạn nhân, ưu tiên quan sát đầu, cổ trước.
  • Trong trường hợp nạn nhân đã ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, ép tim tới khi bệnh nhân có thể tự thở được bình thường.

Cách xử lý khi nạn nhân bị điện giật

3. Hướng dẫn cách cấp cứu cho người bị điện giật chuẩn nhất

Với những người bị điện giật thì cách cấp cứu phụ thuộc chủ yếu vào tình huống lúc đó diễn ra như thế nào:

3.1. Nếu nạn nhân tắc thở

Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, ở nơi thoáng khí. Sau đó, tiến hành nới rộng quần áo, dây thắt lưng. Sau đó, lấy đàm, nhớt ở miệng nạn nhân và thực hiện hồi sức tim, phổi như sau:

+ Đặt lòng bàn tay vào khoảng ⅓ phần dưới xương ức. Sau đó, để tay thẳng góc với xương ức rồi ép tim với tần suất 60-100 lần/phút. Nên nhớ, đừng ép tim quá 10 giây.

+ Ấn độ sâu với thời gian chừng 4-6 cm.

+ Khoảng sau 10 lần ép tin sẽ thổi mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần.

+ Tiến hành cấp cứu như vậy đồng thời di chuyển người bệnh tới bệnh viện nhanh nhất.

Cách xử lý khi nạn nhân bị điện giật

3.2. Nếu nạn tỉnh, da niêm mạc hồng, mạch nhìn rõ

– Tiến hành chuyển nạn nhân tới nơi khô ráo, có không khí thoáng nhằm giúp nạn nhân tự tỉnh rồi đưa họ tới bệnh viện gần nhất để tiến hành theo dõi cũng như chăm sóc.

– Giữ cho người bệnh luôn ấm áp.

4. Một số lưu ý cần biết khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật

– Trong quá trình sơ cứu người bị điện giật, phải thực sự bình tĩnh, tuyệt đối không được hoảng loạn. Bởi lẽ, thời gian để cứu được nạn nhân chỉ có vỏn vẹn vài phút mà thôi.

– Cần tránh chạm vào nạn nhân cũng như khu vực truyền điện khi chưa tiến hành ngắt điện.

– Người tiến hành sơ cứu nên đeo găng tay cao su, cuốn bằng nilon, vải khò, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo để ngắt điện.

– Để bệnh nhân ở nơi thực sự khô ráo, thoáng khí cũng như nới rộng trang phục của bệnh nhân ra rồi kê cao đầu để nạn nhân ngửa ra phía sau.

Cách xử lý khi nạn nhân bị điện giật

5. Một số biện pháp phòng ngừa điện giật bạn cần biết

Để giúp bạn đọc tham khảo thông tin được nhanh chóng và hiệu quả nhất, chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp ngừa điện giật sau đây:

– Hãy thiết kế ổ điện một cách thực sự an toàn.

– Kiểm tra một cách thường xuyên hệ thống điện nhằm đảm bảo để điện an toàn, không có tình trạng bị hở.

– Trong quá trình sửa điện, cần dùng găng tay, ủng và hút thử điện để ngăn cách, tuyệt đối không sử dụng tay không nhằm nối cũng như cách điện.

– Bạn tuyệt đối đừng để dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm với của trẻ em.

– Đừng để trẻ em nô đùa gần những thiết bị điện ví dụ như: Ổ cắm điện, nồi cơm điện, quạt…

– Tuyệt đối không sử dụng điện thoại nhằm mục đích đánh cả, diệt các loại chuột, chống trộm…

– Cần thường xuyên kiểm tra những thiết bị điện, đặc biệt là các loại đã dùng trong thời gian dài ở nhà bạn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Cách xử lý khi bị điện giật như thế nào? Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm các kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.