Cái răng cái tóc là gì

“Cái răng cái tóc là góc con người” nêu lên hai nét đẹp của con nguời. “Góc con người” là cái sắc sảo, duyên dáng, mặn mà, tươi đẹp của con người, nhất là con gái con trai. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc… đều phải theo nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp, mái tóc đẹp là “của Trời cho”.

  • [Hà Nội] IPA[key]: [kaːj˧˦ zaŋ˧˧ kaːj˧˦ tawk͡p̚˧˦ laː˨˩ ɣawk͡p̚˧˦ kɔn˧˧ ŋɨəj˨˩]
  • [Huế] IPA[key]: [kaːj˨˩˦ ʐaŋ˧˧ kaːj˨˩˦ tawk͡p̚˦˧˥ laː˦˩ ɣawk͡p̚˦˧˥ kɔŋ˧˧ ŋɨj˦˩]
  • [Hồ Chí Minh City] IPA[key]: [kaːj˦˥ ɹaŋ˧˧ kaːj˦˥ tawk͡p̚˦˥ laː˨˩ ɣawk͡p̚˦˥ kɔŋ˧˧ ŋɨj˨˩]

cái răng cái tóc là góc con người

Cái răng có dụng cụ chăm sóc không cầu kì lắm. Nhỏ thì có cái tăm. Lớn hơn thì miếng cau khô là đủ để chăm sóc nó rồi. Người xưa phần lớn nhuộm răng đen cả đàn ông và đàn bà nên để bảo vệ nó chỉ đơn giản cần đến tăm và cau khô mà thôi.

“Cái tóc” phức tạp hơn thế nhiều. Người Việt cho đến những năm đầu thế kỉ trước vẫn có thói quen để tóc dài cả đàn ông và đàn bà. Ngoài những khăn vấn, khăn xếp, trâm cài, khăn buộc còn có một vật dụng không thể thiếu với cả đàn ông và đàn bà. Đó là chiếc lược dùng để chải tóc hàng ngày. Nguyên lý của lược bao gồm những răng thưa mau tùy việc có công dụng gỡ rối mớ tóc người dùng. Thế nhưng nó cũng liên tục thay đổi về hình dáng kích thước theo cách định hình thẩm mĩ mái tóc đương thời.

Từ khi đàn ông Việt cắt tóc ngắn, chiếc lược đã không thể dùng chung với đàn bà như trước nữa. Trước đó loại lược thưa chải tóc chỉ có hình dáng bán nguyệt cắt bằng hai đầu. Sống dày lưỡi mỏng. Chế tác bằng gỗ, sừng trâu bò, ngà voi tùy theo thứ bậc xã hội của chủ nhân. Đàn ông khi đã cắt tóc ngắn như Tây theo phong trào “cắt tóc ngắn để răng trắng” cụ Phan Châu Trinh đề xuất vào đầu thế kỷ trước đã không còn cần đến chiếc lược bán nguyệt to khỏe răng dài đến thế nữa. Lược của họ chỉ đơn giản mỏng mảnh nhỏ như ngón tay là đủ. Kiểu tóc nam chải ngôi lúc ấy của đàn ông cũng chỉ dành cho dân trí thức công sở. Người lao động cơ bắp chọn kiểu đầu cua chẳng cần đến lược.

Đàn bà cho đến tận những thập kỷ ’80, ’90 vẫn phổ biến dùng hai loại lược. Lược thưa và lược bí. Lược thưa chải mái tóc dài vào nếp. Búi tó hay để sõng hoặc cặp, buộc, tết đuôi sam thì cũng đều phải qua công đoạn chải tỉ mỉ không thể vội vàng. Công đoạn này mà làm vội thì cuối cùng sẽ vê được một nhúm tóc rụng trên răng lược. Trẻ con lại có thứ để mang đổi kẹo kéo. Lược bí dùng để đánh bắt thủ công loài chấy đã có từ nghìn xưa. Những nước gội lá sả, hương nhu, vỏ bưởi, bồ kết ngày trước cũng chỉ mang tính mộc mạc đồng quê nhung nhớ mà chẳng thể tiêu diệt hết được chấy kềnh chấy con đã ngự trị trên đầu từ thời tiền sử. Chiếc lược bí sẽ truy lùng tận diệt kể cả chấy mới nở bởi răng lược đan sít chỉ vừa chỗ cho một sợi tóc lách mình qua. Ít chấy vừa chải vừa xiết bằng móng tay cái lên nền gạch. Nhiều hơn, chải vào chậu nước cho nổi lên là hết chạy. Kể từ khi các loại nước gội đầu thịnh hành vào quãng thập kỷ ’90 thì cả chấy và lược bí đã biến mất hoàn toàn.

Những năm chiến tranh, vài anh lính tỉ mẩn nhặt xác máy bay rơi cắt thành những chiếc lược nhôm khắc hình kỷ niệm gửi về cho bạn gái ở hậu phương khá nhiều. Những dòng chữ còn hôi hổi khói bom chiến trường được khắc vụng về trên sống lược. “Kỷ niệm trận đánh ngày... trên mặt trận Quảng Trị”... Máy bay rơi là có thật. Mảnh xác máy bay cũng rất thật. Nhưng chiếc lược thì không chắc anh lính nào cũng làm được. Những dụng cụ như bàn kẹp, cưa sắt răng nhỏ may ra chỉ có ở những xưởng quân khí tiền phương. Hậu phương cũng dựa vào sáng kiến ấy sản xuất ra nhiều loại lược nhôm. Những hàng xén trong các chợ Hà Nội và vài quầy bán đồ lưu niệm Bờ Hồ bày bán những chiếc lược còn khắc chìm dòng chữ “Xác chiếc máy bay Mỹ thứ 2..3 bị bắn rơi trên miền Bắc”. Thực ra nhôm làm lược chỉ là nhôm dập gác-đờ-bu xe đạp mà thôi. Tất nhiên lạc quan tếu nên cũng chẳng ai bắt bẻ gì. Vả lại nó là vật dụng gọn nhẹ phù hợp nhất với thời chiến nên hầu hết đàn ông đàn bà đều có. Lược nhôm đàn bà răng to và dài hơn phải để trong túi xách. Lược đàn ông mỏng dính và ngắn có thể cho vào ví đút túi quần. Hình ảnh một đàn ông công sở vào máy nước cơ quan nhúng ướt chiếc lược chải lại đầu ngôi trở thành quen thuộc. Thanh niên đến nhà bạn gái ngồi chơi dù đã chải đầu ngôi bằng va-dơ-lin từ ở nhà vẫn thỉnh thoảng mở ví rút chiếc lược nhôm ra dặm lại vài sợi trước trán đầy kiêu hãnh.

Cuộc sống ngày một bận rộn lên. Những phong trào tóc tai thời trang du nhập vào Việt Nam như vũ bão. Nhưng thật ngạc nhiên bây giờ chiếc lược đã không còn giữ được tầm quan trọng như trước. Đã chẳng bao giờ còn nhìn thấy một đàn ông có lược trong ví nữa. Dân chơi chải đầu vuốt keo bọt từ lúc ra đường cho đến lúc về nhà không cần đến lược làm gì. Đàn ông bình thường không keo cũng chẳng chải. Rất nhiều đàn ông chỉ nhìn thấy cái lược mỗi tháng một lần. Ở trong tay ông thợ cắt tóc.

Đàn bà cũng chọn cho mình những kiểu tóc phù hợp với công việc. Không nhiều người lắm phải mang chiếc lược kè kè bên mình. Tóc nghệ sĩ hoặc nữ dân chơi cũng không phải là thứ dễ dàng tự chải. Lược dùng để chải tóc ấy thường là những thứ chuyên dụng có đến hàng chục loại chỉ thợ mới biết dùng. Nhiều người phải vào tiệm thuê chải mất hàng giờ đồng hồ mới xong mái tóc như mong muốn. Quan sát trên phố sẽ thấy chị em đông đảo phần lớn có mái tóc gần với tự nhiên nhất. Chỉ khác nhau độ ngắn dài. Lược hiếm khi dùng đến. Tất nhiên gương thì bất cứ ai cũng có một chiếc trong túi.

“Cái góc” tóc của người Việt hiện đại hình như là thứ duy nhất theo kịp với mọi trào lưu thế giới. Thế giới có tóc kiểu gì Việt Nam cũng có. Cái khác nhau có chăng là ở bên trong mái tóc ấy mà thôi.

7-2017

Albrecht Durer – một họa sĩ, một nhà đồ họa và là một lý thuyết gia về nghệ thuật nổi tiếng ở châu Âu vào thế kỷ XVI đã từng nói: “Tôi không biết nụ cười đẹp là gì, nhưng tôi biết nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống”. Nụ cười đẹp giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống con người, trong đó nụ cười đẹp được ví như “tấm danh thiếp của chúng ta”. Một nụ cười đẹp như bông hoa làm bừng sáng cả gương mặt, chẳng hao tốn gì mà đem lại giá trị thật vô giá, sẽ là “vũ khí” lợi hại giúp bạn tự tin và gặt hái được nhiều thành công hơn trong cuộc sống, công việc cũng như tình yêu và hạnh phúc.

Quan niệm về cái răng cái tóc là góc con người

Từ ngàn xưa, quan niệm mỹ học của dân tộc Việt luôn chú trọng rất lớn đến hàm răng, mái tóc. Đây được xem là 2 tiêu chí đánh giá vẻ đẹp, là một trong những phương diện thể hiện phần nào tính cách của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

“Cái răng, cái tóc là góc con người” là một câu nói mang nhiều tầng nghĩa và trải qua nhiều thế kỷ vẫn còn giữ nguyên chân giá trị. Hàm răng, mái tóc đẹp thể hiện sự chỉnh chu ở vẻ ngoài, thể hiện sự tỉ mỉ trong tính cách và giúp tạo ấn tượng với người đối diện ngay cái nhìn đầu tiên.

Ở một tầng nghĩa khác, “hàm răng, mái tóc” còn phản ánh phần nào một vòng đời của con người. Từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành và già đi, thì hàm răng, mái tóc là 2 bộ phận thể hiện sự chuyển biến rõ rệt nhất. Ở trẻ em, một trong những cột mốc quan trọng là khi chiếc răng sữa đầu tiên được mọc lên trong miệng và sau đó được thay thế bởi hàm răng vĩnh viễn làm cho nụ cười được tỏa sáng trên đôi môi của một cô gái trẻ, sau đó chiếc răng vĩnh viễn đi vào giai đoạn lão hóa bởi việc sậm màu hơn, mòn, có những vết rạn nứt, tụt nướu thậm chí lung lay và mất đi. Ngoài ra, cô gái đang tuổi xuân thì với một mái tóc suôn dài, mượt mà, khỏe mạnh, và sẽ được thay thế bởi hình ảnh mái tóc hoa râm vào tuổi xế chiều.

Trước đây, một số dân tộc Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam quan niệm rằng một nụ cười đẹp bao gồm một hàm răng được nhuộm cho đen bóng. Hàm răng đen kèm với tục ăn trầu đã khiến cho người phụ nữ Việt có một nét duyên riêng:

“Năm quan mua lấy miệng cười

Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”

Hàm răng, mái tóc thể hiện vẻ đẹp, tính cách và vòng đời của một con người

Trong khi đó phương Tây coi một hàm răng đều, trắng, bóng mới là đẹp thật sự, mới khiến cho nụ cười trở nên rạng rỡ và bản thân họ cũng cảm thấy tự tin hơn.

Thế nào là nụ cười đẹp?

Ngày nay, quan điểm về nụ cười đẹp của người Á Đông và người phương Tây đã có sự giao thoa với nhau, hàm răng trắng sáng đã trở thành xu hướng được mọi người hướng đến. Tuy nhiên, không chỉ tập trung vào cái răng, quan niệm về nụ cười đẹp đã được hiểu một cách toàn diện hơn, chuẩn mực hơn. Theo Sarver and Ackerman, thẩm mỹ của khuôn mặt sẽ được chia làm 3 phần chính:

  • Phần 1: là sự hài hòa của cấu trúc khuôn mặt.
  • Phần 2: thẩm mỹ nụ cười là sự hài hòa của môi và răng.
  • Phần 3: thẩm mỹ của nướu và răng [bao gồm hình thể, kích thước, màu sắc răng].

Từ 3 khía cạnh trên, Lee Ostler chia thành 21 tiêu chuẩn về thẩm mỹ nụ cười, để đơn giản và dễ hiểu chúng tôi có thể tóm tắt những tiêu chuẩn quan trọng như sau:

  • Răng, môi, nướu phải có sự cân đối và hài hòa với nhau. Khi cười, tất cả các cạnh cắn của răng hàm trên phải song song với bờ môi dưới, bờ môi trên nằm ngang đường cổ răng hàm trên.
  • Khi môi ở tư thế bình thường có thể nhìn thấy lộ 1 – 2 mm cạnh cắn của răng hàm trên.
  • Răng cân đối hai bên cung hàm, qua trục trung tâm chia khuôn mặt thành 2 phần cân xứng nhau.
  • Răng đều, trắng sáng và có sự sắp xếp hài hòa giữa các răng trên cung hàm theo một tỷ lệ phù hợp, đồng thời tỷ lệ chiều rộng của răng bằng 75 – 85% chiều dài, tùy theo hình dáng khuôn mặt.
  • Khoảng tối hành lang góc miệng [là vùng tối hiện diện trong khi cười ở giữa góc miệng và mặt ngoài các răng trong hàm trên] vừa phải thì sẽ làm cho nụ cười trở nên hấp dẫn hơn. Nếu khoảng tối này quá lớn thì sẽ thấy miệng rộng, quá nhỏ thì sẽ thấy răng nhiều, không đẹp.

Nụ cười đẹp không chỉ bao gồm sự hài hòa giữa răng, môi, nướu và sự sắp xếp của các răng trên cung hàm mà răng còn phải có hình dáng, màu sắc, và kích thước phù hợp với hình thể khuôn mặt, giới tính và tính cách của từng cá thể.

  • Người có khuôn mặt nhỏ, răng phải có kích thước nhỏ. Nếu thiết kế răng dài và vuông sẽ làm cho hàm răng thô và không phù hợp với tỷ lệ toàn bộ khuôn mặt.
  • Người có khuôn mặt hình chữ nhật hoặc hình vuông thì cạnh của răng nên tròn một chút để làm cho nụ cười trở nên thân thiện và dịu dàng hơn. Răng có góc quá sắc nét, quá vuông thì sẽ khiến cho khuôn mặt trông dữ dằn hơn.

  • Người có khuôn mặt đầy đặn thì răng hơi dài một chút sẽ giúp khuôn mặt thanh tú hơn.
  • Ngoài ra cần có sự cân đối giữa 3 tầng của khuôn mặt: tầng mặt trên từ chân tóc đến vị trí giữa 2 chân mày, tầng mặt giữa từ vị trí chân mày đến dưới chân mũi, tầng mặt dưới là cánh mũi đến vị trí cằm.

Làm thế nào để có nụ cười đẹp?

Không phải ai sinh ra cũng được tạo hóa ban tặng nụ cười duyên cùng hàm răng trắng sáng. Do đó, trong những năm gần đây, nhu cầu thẩm mỹ răng miệng ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là dịch vụ thiết kế nụ cười. Đây được xem là bước tiến mới trong ngành nha khoa thẩm mỹ hiện đại, giúp mọi người có được nụ cười đẹp để có thể tự tin và thoải mái hơn trong cuộc sống và công việc.

Công nghệ scan mặt theo 3 chiều không gian đánh dấu một bước tiến mới trong ngành nha khoa Việt Nam

Ngoài công nghệ thiết kế nụ cười Smile Design 2D truyền thống thì nha khoa hiện nay đã tiên phong ứng dụng công nghệ thiết kế nụ cười với phần mềm Scan 3D ngoài mặt, giúp rút ngắn tối đa thời gian cho khách hàng. Với công nghệ thiết kế nụ cười Smile Design trước đây, chỉ thấy được khuôn mặt và miệng cười trên 2 chiều không gian, trong khi đó công nghệ thiết kế nụ cười Scan 3D ngoài mặt sẽ giúp khảo sát tổng thể nụ cười trên 3 chiều không gian.

Thiết kế nụ cười là quá trình cải thiện nụ cười của bạn cho thẩm mỹ hơn với sự trợ giúp của máy tính thông qua phần mềm chẩn đoán, phân tích và lập kế hoạch điều trị. Cụ thể là bao gồm việc xem xét nụ cười toàn diện, sự hài hòa về màu sắc răng với màu môi, hình dạng răng, nướu, môi, da với toàn bộ khuôn mặt của bệnh nhân. Để khắc phục các khuyết điểm, Bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật nha khoa cần thiết như điều chỉnh nướu, ghép nướu, tẩy trắng răng, răng sứ Veneer, ghép phục hồi khiếm khuyết xương, cấy ghép Implant nha khoa… nhằm đem lại nụ cười đẹp cho bệnh nhân. Để đem lại nụ cười đẹp cho bệnh nhân, người bác sĩ cần có cái nhìn toàn diên về sự hài hòa của răng, nướu và môi trong một thể thống nhất với hình dáng khuôn mặt, nước da cũng như độ tuổi, giới tính và cả tính cách của bệnh nhân chứ không chỉ đơn giản là thay răng như quan niệm trước đây. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố trên cùng với các chỉ định điều trị nha khoa phù hợp sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

TS. BS Võ Văn Nhân

Theo Tạp chí Sức Khỏe – khoe24h.vn

Video liên quan

Chủ Đề