Calcium di chuyển như thế nào trong cơ thể

Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

2. Mất ngủ

Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

3. Da khô

Khi da bạn trở nên khô hơn bình thường, hãy quan tâm hơn đến dinh dưỡng bạn nhé, có thể bạn đang bị thiếu canxi đấy.

4. Sâu răng, chậm mọc răng

Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.

5. Móng tay yếu và dễ gãy

Móng tay cũng yêu cầu có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

6. Dậy thì muộn

Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.

7. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên

Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ....xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu bạn chú ý cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.

8. Chóng mặt

Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Nếu xét nghiệm rất khó biết được là có bị thiếu canxi hay không. Vì khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi canxi trong máu bị giảm xuống thì tuyến Cận giáp (ở cổ) sẽ báo lên thần kinh trung ương là trong máu đang bị thiếu canxi, khi đó thần kinh trung ương sẽ điều tiết lượng canxi trong xương (nghĩa là cho đường huyết vay canxi từ xương). Do vậy sau khoảng vài chục giây là sẽ hết các hiện tượng trên. Và nếu khám thì khó phát hiện.

9. Hay cáu

Khi thiếu canxi thường biểu hiện bằng triệu chứng loãng xương, thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.

10. Chứng loãng xương

Loãng xương, có lẽ là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.

11. Cao huyết áp

Huyết áp cao cũng được xem là một trong các triệu chứng thiếu hụt canxi. Bởi vì các kho dự trữ canxi trong cơ thể cần thiết cho các hoạt động của hệ thống tim mạch để hệ thống này làm việc một cách thích hợp. Vì vậy, theo dõi chức năng tim cũng như mức độ canxi là vấn đề vô cùng quan trọng.

12. Các vấn đề về đại tràng

Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chọn chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết.

13. Vấn đề về thần kinh

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.

#Bệnh_Viện_Đa_Khoa_Thành_Phố
#Yêu_Thương_Niềm_Tin_Trách_Nhiệm

Lượng canxi cần thiết cho cơ thể là bao nhiêu không hẳn là ai cũng biết. Vì vậy cần tìm hiểu để bổ sung hàm lượng cơ thể cần cho các nhu cầu hoạt động, tránh thiếu cũng như thừa canxi.

Canxi (calcium) là gì?

Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể, trong đó có 98% nằm ở xương và răng. Cơ thể được bổ sung canxi qua chế độ ăn. Canxi rất cần thiết để hình thành, giúp tăng trưởng và duy trì sự bền vững xương và răng. Canxi giúp tế bào thần kinh vận chuyển các xung động điện để truyền tín hiệu, giúp co cơ…

Thiếu canxi trong một thời gian dài sẽ dẫn đến loãng xương, thoái hóa xương và dễ bị gãy xương, hoạt động thần kinh sẽ bị rối loạn. Hạ canxi máu gây co giật và ngất xỉu, tê tay chân, vọp bẻ (chuột rút), đau nhức trong xương, dễ bị xuất huyết…Trẻ em thiếu canxi thường ói ọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm, chậm lớn, còi xương, chậm tăng chiều cao…

Calcium di chuyển như thế nào trong cơ thể

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển

Làm sao để hấp thu canxi ?

Chỉ có 20-30% canxi trong bữa ăn được hấp thu vào cơ thể. Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate…Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng của canxi trong cơ thể. Vitamin D một phần nhỏ là từ thức ăn đưa vào, phần lớn là do da tổng hợp khi có ánh nắng mặt trời (chuyển tiền vitamin D thành vitamin D) để cơ thể sử dụng.

Khi có đủ vitamin D và hệ thống xương được tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nắng nhẹ sẽ giúp tích lũy canxi.

Khi nào canxi không được hấp thu vào cơ thể?

Canxi làm giảm hấp thu sắt vì cạnh tranh vị trí hấp thu ở ruột. Vì vậy, khi uống thuốc bổ không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc.

– Ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật (thịt, cá, tôm…) hoặc nhiều muối có thể gây ra tăng thải và mất canxi qua nước tiểu.

– Một chế độ ăn nhiều rau củ, hạn chế đạm động vật có thể ngăn ngừa mất canxi và hạn chế loãng xương.

Lượng canxi cần thiết cho cơ thể là bao nhiêu?

Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống. Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg canxi, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1.000-1.200mg/ngày/người).

Calcium di chuyển như thế nào trong cơ thể

Bà bầu cần bổ sung canxi trong thai kỳ để đảm bảo sự phát triển xương của thai nhi

Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ:

0 – 6 tháng: 210mg

7 – 12 tháng: 270mg

1 – 3 tuổi: 500mg

4 – 8 tuổi: 800mg

9 – 18 tuổi: 1.300mg

19 – 50 tuổi: 1.000mg

Trên 51 tuổi: 1.200mg.

Cần lưu ý sữa, yaourt, phô mai có chứa nhiều canxi, nhưng cũng chứa một lượng không nhỏ chất béo động vật (béo bão hòa), vì vậy cần lưu ý trên những người tăng mỡ máu vì có thể gây ra bệnh tim mạch.

Các thực phẩm nào cung cấp canxi?

Sữa và chế phẩm sữa, phô mai là thực phẩm giàu canxi, sau đó là đậu hũ (calxium sulphate), hải sản, đậu các loại, mè, rau xanh… Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn là canxi từ các nguồn thực phẩm khác. Đặc biệt, hầu hết canxi trong sữa được cơ thể hấp thu khi tiêu hóa chất đạm trong sữa (casein).

Thừa canxi có gây ra sỏi thận?

Các nghiên cứu cho các kết quả khác nhau nên chưa có kết luận chắc chắn. Sỏi thậnthường gặp trên một số cơ địa đặc biệt dễ tạo sỏi. Có thể việc dùng quá nhiều canxi trên những cơ địa này sẽ có khả năng hình thành sỏi do làm thay đổi thành phần nước tiểu, còn những cơ địa khác thì không. Hàm lượng canxi có trong thực phẩm.

Calcium di chuyển như thế nào trong cơ thể

Các thực phẩm giàu canxi mà bạn không nên bỏ qua

– 100g sữa bò chứa 1.000mg canxi

– 100g lương thực (gạo, bắp, bột mì) chứa 30mg canxi

– 100g thịt có 10-20mg canxi

– 100g đậu nành có 165mg canxi

– 100g mè có 1.200mg canxi

– 100g đậu các loại có khoảng 60mg canxi

– 100g rau muống, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau ngót có 100mg canxi.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Để biết thêm chi tiết về các chương trình ưu đãi của bệnh viện cũng như nhận được tư vấn của các chuyên gia, bạn có thể theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc