Cảm nhận của bạn như thế nào nếu thực hiện các chế độ trong ngày khi lên Trung tâm để học tập trung

Người dân trên toàn thế giới đang được yêu cầu ở trong nhà và đây sẽ là một khoảng thời gian đầy thử thách. Khi ấy, người trẻ, người trưởng thành và người chăm sóc phải học tập và làm việc tại nhà, đồng thời tập thích nghi với cách sống mới này để góp phần hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Ở quá lâu trong nhà có thể rất khó khăn để thực hiện. Thói quen và lịch trình thường ngày bị gián đoạn, chúng ta cũng phải hạn chế đáng kể các giao tiếp xã hội thông thường. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đối với chúng ta về mặt thể chất và tinh thần.

Một chế độ ăn cân đối, việc tập thể dục thường xuyên và một giấc ngủ ngon làm nên một con người khỏe mạnh. Tuy nhiên trong thời gian khó khăn này, không dễ gì để duy trì những thói quen đó.

Sau đây là một số mẹo giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe, và có thể là học thêm một vài kĩ năng mới!

Quản lý thời gian

Thời gian biểu hàng ngày của chúng ta đột nhiên bị đảo lộn, nhưng ta vẫn cần duy trì các kế hoạch mà bản thân đặt ra.

  • Tạo thói quen: các thói quen giúp sinh hoạt thường nhật của chúng ta có tổ chức hơn. Đảm bảo hàng ngày bạn đều ăn sáng, đánh răng và ngồi vào bàn làm việc đúng giờ để ngày của bạn trôi qua thật hiệu quả.
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: hãy đảm bảo rằng bạn cân bằng được giữa công việc và nhu cầu của cá nhân bạn hoặc gia đình bạn. Một số người có xu hướng kéo dài thời gian làm việc bởi họ không còn ở văn phòng nữa. Muốn cân bằng, hãy chú ý giờ giấc.

Nhận biết cơ hội!

Làm việc tại nhà cũng có điểm cộng. Bạn sẽ chợt nhận ra rằng mỗi ngày, bản thân lại có thêm một hoặc hai tiếng rảnh rỗi, hoặc nhiều hơn. Đừng bỏ lỡ cơ hội này: hãy dành thời gian đó học thêm một ngôn ngữ, chơi nhạc cụ, làm thơ hoặc học yoga. Có nhiều ứng dụng di động và trang web giúp bạn học tại nhà.

Viết nhật ký cũng là một hoạt động hữu ích. Viết ra cảm nhận và trải nghiệm bản thân khiến bạn có thể quan tâm hơn tới cảm xúc và sức khỏe tinh thần của mình. Biết đâu một ngày nào đó những gì bạn ghi chép lại trở thành một câu chuyện thú vị!

Hãy tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin

Các phương tiện truyền thông đăng tải đầy rẫy những câu chuyện đáng sợ về dịch COVID-19 và điều này có thể sẽ khiến bạn choáng ngợp. Bạn cần có cái nhìn khách quan và kiểm soát những gì bạn xem, đọc và nghe về virus corona để bản thân không quá lo lắng và căng thẳng.

Tự giới hạn số lượng tin tức bạn đọc và hãy kiểm tra nguồn tin. Cập nhật từ những nguồn chính thống và đừng quá đắm chìm trong những tin tức về dịch bệnh, hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách và xem các chương trình TV.

Hãy lưu tâm tới sức khỏe tinh thần của bạn

Trong nhiều trường hợp, stress và căng thẳng, lo âu về những gì đã xảy ra và có thể xảy ra cũng nguy hiểm như virus corona vậy. Ngoài việc tập trung giữ cho cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cũng cần ổn định về mặt tinh thần. Một số ứng dụng di động có thể giúp bạn giảm lo lắng và stress.

“Những người lúc nào cũng chỉ biết lo lắng rằng mọi chuyện tồi tệ sẽ xảy ra thì chẳng làm được gì.”
― Michel de Montaigne

Sống tốt bụng

Hãy tốt bụng với chính bạn và với những người khác. Hiện nay, nhiều người cảm thấy stress và lo lắng, một số thì cảm thấy cô đơn. Vậy hãy giúp đỡ những người dễ bị tổn thương và thử làm một việc tử tế mỗi ngày.

Bằng việc thường xuyên áp dụng các mẹo kể trên, bạn sẽ giữ được tinh thần và thể chất khỏe mạnh trong thời gian khó khăn này. Có khi bạn còn học thêm được những điều mới mẻ nữa!

Một giờ với sự siêu tập trung, bạn sẽ hoàn thành lượng công việc nhiều hơn cả ngày vừa làm vừa ngập trong những mối bận tâm thường không được dự tính trước.

Tôi muốn đưa ra vài phương pháp đơn giản để bắt đầu tập trung cao độ vào các mục tiêu của bạn. Những phương pháp này chắc chắn sẽ còn mạnh mẽ hơn khi bạn học được cách chế ngự trước những xao lãng rồi sẽ đến khi làm việc. Đầu tiên, phải biết tập trung như thế nào, và sau đó là khi nào. Cả hai đều đơn giản thôi.

Hãy bắt đầu bằng “cảm nhận” bạn muốn siêu tập trung trong bao lâu. Hãy tự ngẫm xem sức kháng cự bên trong của mình lớn thế nào, nhất là nếu bạn đang muốn lẩn tránh một công việc khó khăn, vô vọng hay lộn xộn.

Ví dụ: “Mình có thể thoải mái tập trung trong một giờ không? Chịu thôi. Vậy 45 phút thì sao? Đỡ hơn chút nhưng vẫn khó đấy. 30 phút nhé? Có thể đấy, nhưng... Được rồi, vậy thì 25 phút vậy? Ngon lành, mình chắc sẽ làm được thôi”. Rồi bạn sẽ thấy cực kỳ thỏa mãn khi giới hạn thời gian siêu tập trung của mình ngày càng được nới rộng thêm.

Hãy thúc ép mình, nhưng đừng quá. Khi mới thực hành siêu tập trung, tôi bắt đầu với mỗi 15 phút một, xen kẽ với đó là khoảng năm, mười phút xao lãng. Siêu tập trung suốt buổi làm việc sẽ sớm trở thành chuyện quá bình thường, với vài ba lần xao lãng thú vị, nhất là vào lúc đầu. Bạn sẽ sớm quen với việc ngày càng có ít thứ khiến bạn phân tâm hơn.

Khả năng tập trung giúp bạn hoàn thành công việc nhanh nhất. Ảnh: Centrostudimanzoni.

Lường trước những trở ngại. Nếu biết sắp tới có vài ngày bận bù đầu, tôi sẽ lập thời gian biểu cho những khoảng thời gian siêu tập trung ngay từ đầu tuần - những lúc để tôi tập trung vào thứ quan trọng. Nhờ thế tôi thu xếp được thời gian để siêu tập trung, thay vì mặc kệ chờ nước đến chân mới nhảy.

Lên kế hoạch như vậy còn để đồng nghiệp và trợ lý biết không làm phiền tôi trong những khoảng thời gian này. Đồng thời chúng cũng sẽ là lời nhắc nhở khi tôi phải tập trung. Trong những tuần lễ như vậy, bỏ ra vài phút lên kế hoạch sẽ tiết kiệm được nhiều giờ hiệu quả bị lãng phí.

Đặt thời gian. Tôi thường dùng điện thoại để đặt thời gian, dù rằng nó chính là nguồn cơn của rất nhiều sự xao lãng tiềm tàng. Trong trường hợp điện thoại là cái hố đen khó lòng vượt qua nổi để tập trung trở lại, bạn có thể cân nhắc chuyển nó sang chế độ máy bay, hoặc dùng đồng hồ hay bất kỳ thiết bị nào khác.

Siêu tập trung. Khi nhận thấy tâm trí bắt đầu lơ mơ hay xao lãng, hãy tập trung vào lại mục tiêu đã đề ra. Một lần nữa, đừng quá khắt khe với mình khi điều này xảy ra bạn nhé - bộ não của chúng ta tự nhiên là thế mà. Nếu bạn thấy mình có thể tiếp tục siêu tập trung lâu hơn khi chuông kêu - rồi bạn sẽ như thế, chắc chắn - đừng ngừng lại. Đó là cách làm thế nào.

Còn sau đây là một vài gợi ý mà tôi thấy có tác dụng để quyết định khi nào là tốt nhất để siêu tập trung.

Bất kỳ khi nào có thể. Đương nhiên ta cần thời gian cho những chuyện lặt vặt, nhưng bạn càng có thể tập trung cao độ thì càng tốt. Trong một tuần, bạn sẽ đặt lịch trình cho từng khoảng thời gian để siêu tập trung khi công việc cho phép, dài ngắn tùy vào sự thoải mái của cá nhân bạn.

Chúng ta hiệu quả và thấy vui nhất khi làm chỉ một việc quan trọng vào một thời điểm, vì thế không cớ gì lại không siêu tập trung càng lâu càng tốt vào lúc này. Bất kỳ lúc nào bạn có một nhiệm vụ hay dự án quan trọng và có thời gian để thực hiện, đừng bỏ qua cơ hội để tiến vào trạng thái này - nếu không thì sẽ mất đi rất nhiều sự hiệu quả.

Cũng có thể vì tính chất công việc, chúng ta thường phải phối hợp nhiều với cộng sự, phải sẵn sàng tương tác với họ. Nhưng khi làm một việc mà chỉ mình bạn có thể làm, đó chính là thời điểm tuyệt vời để tiến vào trạng thái siêu tập trung.

Những hạn chế trong công việc. Hầu như không ai trong chúng ta có thể siêu tập trung bất kỳ lúc nào mình muốn. Sự hiệu quả thường nằm ở quá trình hiểu hơn về những hạn chế của bản thân.

Có những ngày chúng ta có thể tìm ra nhiều cơ hội để siêu tập trung, còn những ngày khác thì có lẽ nên quên đi cho rồi. Tôi thấy trường hợp sau hay xảy ra khi đi công tác, tham dự hội thảo, hoặc phải họp hành liên miên. Bạn phải tính đến những hạn chế này, về thời gian và năng lượng - và nếu có thể, hãy tìm cách giải quyết chúng khi lên kế hoạch cho tuần.

Khi bạn làm một công việc phức tạp. Dù đã chọn ra trước những khoảng thời gian phù hợp để siêu tập trung, nhưng giờ tôi có thể vào trạng thái này bất cứ khi nào có công việc hay dự án phức tạp cần đến sự tập trung tối đa của mình.

Nếu chỉ là kiểm tra thư điện tử, tôi sẽ cho qua. Nhưng nếu đó là việc viết lách, lên kế hoạch diễn thuyết hay tham dự một cuộc họp quan trọng, chắc chắn tôi sẽ siêu tập trung.

Dựa trên tâm lý của bạn về mục tiêu phải hoàn thành. Càng không thích một công việc hay dự án nào đó, bạn càng cần đề phòng từ sớm những lần phân tâm rối trí sẽ xuất hiện. Bạn thường không muốn làm nhất những việc mà bản thân cho là tẻ ngắt, vô ích, khó nhằn, mơ hồ, lộn xộn, thấy không bõ công hoặc chả có ý nghĩa gì.

Thực tế là nếu nhớ lại những chuyện bạn buộc phải làm, chúng sẽ có hầu hết đặc tính trên. Càng muốn cự tuyệt một công việc thì bạn càng cần siêu tập trung khi thực hiện, để mục tiêu được hoàn thành.

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 13-01-2020

CẢM NGHĨ VỀ KỲ HỌC QUÂN SỰ NĂM HỌC 2019 - 2020

Học kỳ quân đội đầu tiên của tôi - trong hành trình trưởng thành

Trước khi đi học quân sự, tất cả chúng tôi - sinh viên năm nhất Khoa Du lịch - trường Đại học Văn hóa TPHCM đã có những phấn khởi, lo lắng khi nghĩ về 1 tháng học tập tại Trung tâm giáo dục quốc phòng. Chúng tôi đã có rất nhiều câu hỏi về các vấn đề như: “Học tập thế nào? Thi cử ra sao? Chuẩn bị những gì khi học tập và sinh hoạt tại ký túc xá quân đội”. Và chúng tôi đã được Thầy cô và các anh chị khóa trước chia sẻ, giải đáp nhờ đó mà chúng tôi đã có những sự chuẩn bị ban đầu, để có thể thích nghi được với những nội quy học tập tại Trung tâm.

Buổi sáng ngày đầu nhập học, chúng tôi được mặc quân phục màu xanh cùng nón tai bèo, trông như những thanh niên xung phong. Chúng tôi được nghe những quy tắc khi học tập và sinh hoạt ở trong ký túc xá của trung tâm, những yêu cầu như: thức giấc đúng giờ, tập trung tập thể dục, ăn sáng, học tập theo đúng quy định. Các buổi học chính trị với những bài học quan trọng, xen lẫn là câu chuyện cười hài hước của các giảng viên, đã giúp chúng tôi vượt qua những cơn buồn ngủ, để hoàn thành tốt các yêu cầu của nhà trường. Có lẽ những giờ thực hành để lại ấn tượng nhất trong tôi, nhất là cảm giác thích thú khi được chạm vào các loại súng, những hộp thiết đạn.... những cái mà chúng tôi chỉ có thể thấy qua sách báo, phim ảnh nay lại rất gần gũi.

Bản thân tôi nhận thấy đây là một môi trường rất tốt để học tập những kiến thức về quốc phòng, an ninh và rèn luyện chính mình tính tự lập, khả năng chịu đựng khó khăn, tinh thần trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chúng tôi được học tập, làm việc dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo ở trung tâm, đôi lúc các thầy rất nghiêm khắc nhưng có những lúc các thầy rất vui tính, rất nghệ sĩ, dí dỏm. Ấn tượng để lại trong tôi rất nhiều nhất là lúc tôi cùng các bạn mình hành quân quanh trung tâm giáo dục quốc phòng với quãng đường dài hơn 3 cây số trong một giờ đồng hồ, chúng tôi vừa đi vừa ca hát cùng nhau, con đường có chút gập ghềnh, rất nhiều giọt mồ hôi rơi thấm ướt áo nhưng niềm vui ấy không bao giờ có thể quên được.

Khi học tập tại Trung tâm, tôi được làm quen và học hỏi những người bạn ở các chuyên ngành khác nhau, ở các ngôi trường khác nhau và đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên đất nước mình. Mỗi buổi chiều sau giờ học, chúng tôi xuống sân đứng xếp hàng, chờ đợi xách từng xô nước để tắm rửa, giặt giũ, san sẻ cho nhau từng cái bánh, bát cơm, từ đó giúp tình cảm bạn bè ngày càng thân tình hơn. Chúng tôi có cùng chung mục tiêu và niềm đam mê khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới của tổ quốc, cùng học chung chuyên ngành hướng dẫn viên, để thấy tự tin hơn với con đường đã lựa chọn.

Ngày 2/1/2020, chúng tôi đã được các Thầy cô giáo và các anh chị trong khoa xuống thăm hỏi và tặng quà. Cả khóa sinh viên vỡ òa với niềm vui khó tả, cảm giác như gặp lại những người thân yêu trong gia đình, thật vui và hạnh phúc. Những cái nắm tay, lời hỏi thăm thân tình, nụ cười của Thầy cô giáo làm trái tim tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Chúng tôi thật may mắn khi được là sinh viên của trường, được tiếp thêm động lực để hoàn thành tốt những bài kiểm tra cuối cùng của học kỳ quân đội, để lại trở về với gia đình, thầy cô và các anh chị trong Khoa Du lịch, tiếp tục học tập.

Và ngày 10.1.2020, tất cả chúng tôi sẽ kết thúc học kỳ quân sự tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Dĩ An - Bình Dương. Tất cả mọi thứ sẽ trở thành một ký ức khó phai trong năm tháng thanh xuân của tôi, để khi rời khỏi nơi đây chúng tôi sẽ mang trong mình những hồi ức trọn vẹn nhất, tươi đẹp nhất về một Học kỳ quân sự dành riêng cho đời sinh viên của mình.

Xin chào tạm biệt bạn - Kỳ học quân sự của tôi!

Bài viết: Sinh viên Nguyễn Hoàng Hạ Tâm – ĐHDL 14. HD1

Hình ảnh: Sinh viên, giảng viên Khoa Du lịch

Video liên quan

Chủ Đề