Cát vàng cồn nọ nghĩa là gì

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Từ đoạn thơ trên, viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên trong cuộc sống của con người.

Phân tích ý nghĩa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” [trích Truyện Kiều của Nguyễn Du]

Mở bài:

Đoạn trích nằm ở phần: Gia biến và lưu lạc. Sau khi biết mình bị Mã Giám Sinh lừa vào chốn lầu xanh, Kiều đau đớn, tủi nhục, định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc men, hẹn khi bình phục sẽ gã cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là giam lỏng để thực hiện âm mưu mới đê hèn, tàn bạo hơn. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ thương, buồn tủi của nàng trong cảnh hoang vắng, cô độc.

Bạn đang xem: Lầu ngưng bích là gì

Thân bài:

Đoạn thơ là một bức tranh tâm tình. Nét trữ tình đằm thắm nổi lên từ bức tranh là tình cảm nhớ thương tha thiết đối với cha mẹ và người yêu của một người con gái tài hoa phải sống đày đọa trong một xã hội bất công. Người đọc không chỉ cảm thương với nỗi buồn của nhân vật, càng lắng sâu vào từng ý từng lời của đoạn thơ lại thấy từ nỗi buồn vụt lên một tiếng kêu thương, một lời tố cáo.

Lời than thở của người trong cảnh càng xót xa, đau đớn thì ý nghĩa tố cáo nhũng thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống con người, giày xéo lên nhân phẩm càng mạnh mẽ. Cái buồn của những trang Kiểu là cái buồn có sức thôi thúc con người biết yêu thương và căm giận. Nội dung của đoạn thơ là nỗi buồn của Kiều mà cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ lại là tình thương yêu đối với thân phận con người trong xã hội cũ và sự căm giận những sức mạnh bạo tàn vùi dập sự sống. Cảm hứng chủ đạo ấy bắt nguồn từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Xem thêm:  " Items Là Gì - Nghĩa Của Từ Items Trong Tiếng Việt

Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều hiện lên qua bốn câu thơ đầu:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trang gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

Lầu Ngưng Bích là tên lầu mà Tú bà dành cho Kiều ở. Khoá xuân nghĩa là khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung [con cái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở]. Nguyễn Du sử dụng từ “khoá xuân” với ngụ ý mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trớ trêu của Kiều là bị giam lỏng.

Câu thơ “Bốn bể… dặm kia” miêu tả tâm trạng Kiều đang ngổn ngang về quá khứ, ở hiện tại, tương lai. Kiều bẽ bang, buồn tủi, tắm lòng nàng như bị cắt ra đầy đau đớn. Bức tranh thiên nhiên u ám với non xa, trăng gần. Bốn bề bát ngát, xa trong chẳng thấy gì ngoài cát vàng, cồn bãi và bụi hồng cuốn mịt mù.

Tâm trạng con người vốn đã buồn tẻ, trước cảnh vật đơn điệu, u ám đến thế lại càng thêm não nề. Cảnh gợi sự rợn ngợp của không gian non xa trăng gần gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích cao ngất nghễu, trơ trọi giữ mênh mông trời nước không gian mênh mông hoang vắng. Từ lầu Ngưng Bích, Thuý Kiều chỉ thấy một dãy núi mờ xa những cồn cát bụi bay mờ mịt.

Kiều trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông hoang vắng, không một bóng người, không sự giao lưu, Kiều chỉ biết làm bạn với mây, đèn. Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Xem thêm: Cách Điều Chế Cao Su Buna Là Gì, Cao Su Buna Có Công Thức Cấu Tạo Thu Gọn Là

Hình ảnh mây sớm đèn khuya gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm. Sớm khuya, chỉ mình Kiều đối diện với ánh đèn. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. Mà tin ngoài kia từ lâu đã không còn hay biết gì. Thế nên, buồn càng thêm buồn lo tiếp nỗi lo, tâm trạng bồn chồn, lo lắng và thương nhớ khôn nguôi. Nàng nhớ đến Kim Trọng với lời hẹn ước năm xưa mà lòng đau như cắt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Nhìn vầng trăng xa mờ, nàng “tưởng người dưới nguyệt chén đồng” . Dưới nguyệt là dưới trăng, chén đồng là chén rượu thề nguyền. Kiều nhớ lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm. Chén rượu như còn đây mà nay mỗi người mỗi ngả. Nàng xót xa ân hận như kẻ phụ tình. Nàng chỉ dám “tưởng” chứ không phai là mong, là thương, là nhớ. Bởi nàng biết hình bóng Lim Trọng rồi đây cũng sẽ chết trong lòng nàng, nàng mãi mãi sẽ chẳng còn dám nhớ đến nữa.

“Tin sương luống những rày trông mai chờ” nàng tưởng trượng Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đớn chờ tin mà uổng công voi ích. Nàng nhớ về Kim Trọng với một tâm trạng xót xa. Hình ảnh “Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu. Tấm lòng son là tấm lòng nhớ Kim Trọng không bao giờ quên, hoặc tấm lòng son của kẻ bị vùi dập hoen ố, biết bao giờ gộ rữa hết được đau đớn khi mình là kẻ lỗi hẹn. Dù thế nào cũng khiến cho nàng đau đớn như trăm ngàn mũi kim đâm mạnh vào tim.

Sau nỗi nhớ Kim Trọng, nàng nghĩ về cha mẹ đang ngày đêm mòn mỏi chờ tin:

Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. 

Kiều hình dung cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngóng tin con mà xót xa. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà, tất cả đã đổi thay, mà sự đổi thay lớn nhất là: cha mẹ ngày một thêm già yếu, không người phụng dưỡng. Hình ảnh “cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách, vừa nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian với cảnh vật, con người và nổi nhớ cách biệt. Bốn câu thơ khẳng đinh tấm lòng hiếu thuận cao sâu của Thúy Kiều đối với bậc sinh thành.

Kiều nhớ Kim trọng trước, sau mới nghĩ về cha mẹ. Đây là một nét bút đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du phù hợp với quy luật tâm lý. Sau khi Kiều bán mình để có hiếu với cha mẹ, nàng có quyền sống với những tình cảm của riêng mình. Mặt khác ,đối với tuổi trẻ, tình yêu trong tim có sức mạnh lớn lao, có thể lấn át cả lí trí. Nỗi nhớ Kim Trọng là nỗi nhớ mãnh liệt trong cả con tim và lí trí của Kiều.

Đoạn thơ thể hiện tấm lòng yêu thương hướng về người khác của Thúy Kiều. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.

Nhớ về người thân yêu nơi phương xa là để làm an tinh thần vốn đang bế tắc. Thế nhưng, càng nghĩ càng thấy đau, càng nhớ càng thấy xót. Kiều trở về với thực tại phũ phàng, cô đơn, trống rỗng:

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Bài 1: a.Em hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" b.Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? c.Giải thích nghĩa của từ "khóa xuân"? d.Vì sao tác giả lại viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung"? Theo em, những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" là hình ảnh tả thực hay tưởng tượng? Nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này? Bài 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Thúy Kiều. a.Trong cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không, tại sao? b.Vì sao khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng] còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"[Xót người tựa của hôm mai]? c.Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? d.Viết một đoạn văn dài từ 10 đến 12 câu theo lối quy nạp phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong tám câu thơ. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một tình thái từ. Bài 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng. a.Cảnh vật ở đây là thực hay hư?Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình", đúng hay sai? b.Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngũ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Cảm ơn mọi người nhiều ạ :3

Bài 1: a.Em hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" b.Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? c.Giải thích nghĩa của từ "khóa xuân"? d.Vì sao tác giả lại viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung"? Theo em, những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" là hình ảnh tả thực hay tưởng tượng? Nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này? Bài 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Thúy Kiều. a.Trong cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không, tại sao? b.Vì sao khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng] còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"[Xót người tựa của hôm mai]? c.Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? d.Viết một đoạn văn dài từ 10 đến 12 câu theo lối quy nạp phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong tám câu thơ. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một tình thái từ. Bài 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng. a.Cảnh vật ở đây là thực hay hư?Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình", đúng hay sai? b.Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngũ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Cảm ơn mọi người nhiều ạ :3

Có quá nhiều câu hỏi bạn có thể tách ra thành nhiều topic để được hỗ trợ nhanh hơn nhé Bài 1:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

b. Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm trạng chất chứa nỗi buồn tủi, xót xa cho thân phận của mình c. "Khoá xuân" có nghĩa là khoá kín tuổi xuân, bị giam lỏng không thể thoát ra, từ ngữ này hàm chứa nỗi xót xa, mỉa mai về thân phận của Thúy Kiều d. - Tác giả viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung" vì từ trên lầu cao nhìn ra, Thúy Kiều chỉ thấy những dãy núi mờ xa, đến đêm chỉ thấy ánh trăng treo trên nền trời đen kịt. Chỉ có những sự vật ấy ở chung, bầu bạn với nàng - Những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" có thể là hình ảnh tả thực cũng có thể là những hình ảnh tưởng tượng mang tính ước lệ tượng trưng - Tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này: Gợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian, quang cảnh rộng lớn đối lập với sự trơ trọi, chênh vênh của lầu Ngưng Bích -> diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều Bài 2: a. - Trong cảnh ngộ của mình, Thúy Kiều đã nhớ tới cha mẹ và Kim Trọng - Nàng nhớ Kim Trọng trước rồi nhớ cha mẹ sau - Nhớ như thế có hợp lý bởi: + Khi nàng quyết định bán mình chuộc cha và em là đã tạm tròn chữ "hiếu" với cha mẹ nhưng lại sang dở chữ "tình" nên luôn mang mặc cảm có lỗi với Kim Trọng + Hơn nữa, nàng bị lừa, bị thất thân với Mã Giám Sinh nên càng cảm thấy bản thân không xứng đáng với Kim Trọng b. Khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng] còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"[Xót người tựa của hôm mai] vì: - Chữ "tưởng" + Là nhớ, là mơ tưởng về kỉ niệm đẹp dưới đêm trăng có lời thề giữa hai người + Tưởng còn là xót xa, thương cho Kim Trọng vẫn còn chờ đợi, thương cho mình khi phải dấn thân vào bước lạc loài - Chữ "Xót" + Là lo lắng cho cha mẹ đang ngày đêm tựa cửa ngóng tin con gái + Là sự tự trách vì chưa tròn chữ "hiếu", không thể ở bên chăm sóc cha mẹ c. Tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng: + Tấm lòng vị tha, là một người tình thủy chung son sắc, trước sau như một + Một người con hiếu thảo, quên đi bản thân mà nghĩ tới cha mẹ d. Gợi ý: - Giới thiệu tác giả, đoạn trích

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm."


Không biết sẻ chia với ai, Kiều tự trò chuyện, tâm sự với chính mình, hướng nỗi nhớ của mình về những người thân yêu nhất - Nỗi nhớ chàng Kim + Người đầu tiên mà Thúy Kiều nhớ tới là Kim Trọng. Có người cho rằng Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước là không hợp lý nhưng ta cần tìm hiểu rõ để thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du. Khi nàng quyết định bán mình chuộc cha và em tức là đã tạm tròn chữ hiếu nhưng lại dang dở chữ tình nên luôn mang mặc cảm có lỗi với Kim Trọng. + Nhớ chàng Kim, Kiều nhớ đến đêm thề nguyện đính ước, nàng tưởng tượng chàng Kim đang ngày đêm mòn mỏi chờ mong tin tức của mình + Câu thơ "tấm son gột rửa bao giờ cho phai" có thể hiểu theo hai nét nghĩa. Đó là tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều đã bị hoen ố, không thể gột rửa, cũng có thể hiểu đó là tấm lòng thủy chung của Kiều với Kim Trọng sẽ không bao giờ nhạt phai - Nỗi nhớ cha mẹ + Nghĩ về cha mẹ lòng Kiều ngập tràn thương xót, nàng lo lắng cho cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng trông tin nàng, lo cho nàng + Nàng đau đớn tự trách bản thân vì chưa tròn chữ hiếu, không thể ở bên để nâng giấc cho cha mẹ => Như vậy, mặc dù Kiều rất đau khổ và cô đơn ở lầu Ngưng Bích nhưng nàng đã quên đi nỗi khổ của chính mình để để lo lắng cho cho người thân. Qua đó ta thấy nàng là một người tình thủy chung, người con hiếu thảo và là một người giàu lòng vị tha Bài 3: a. - Cảnh vật ở đây đều là hư - Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình": đúng b. - Cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối: tác giả sử dụng thật tài tình điệp ngữ "buồn trông" khởi đầu mỗi cặp lục bát mở ra những nỗi buồn triền miên, chồng chất. Sau mỗi điệp ngữ là một hình ảnh hay một từ láy tạo ra hiệu quả nghệ thuật lớn

- Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng buồn, đau xót, sợ hãi của Kiều trước sóng gió cuộc đời, buồn mà trông ra tứ phía, nhưng trông mà vô vọng, nỗi sợ hãi của Kiều dần tăng lên theo điệp khúc "buồn trông" ấy

Reactions: hoangkongu and Roses_are_rosie

Video liên quan

Chủ Đề