Initial Interview là gì

[TIẾP TỤC]

2. Vòng 2 – Reasoning Test

Bạn đã qua được vòng CV, bước tiếp theo là chuẩn bị tinh thần cho Reasoning Test, hay Aptitude Test, Logical Test hay IQ Test,… nhìn chung là vòng kiểm tra để đánh giá kiến thức, tư duy cũng như tính cách hay khả năng tiềm ẩn của ứng viên. Qua được vòng này, số lượng ứng viên sẽ giảm từ vài nghìn xuống chỉ còn vài trăm.

Rất nhiều bạn chủ quan với vòng này vì nghĩ nó chỉ đơn thuần là bài test IQ thì đơn giản, nhung bạn đừng nên chủ quan, vì thứ nhất, Reasoning Test gồm rất nhiều dạng, không chỉ là câu hỏi IQ thông thường; thứ hai, với số lượng hồ sơ cực lớn lên đến hàng nghìn, chỉ cần mắc 1 sai lầm nhỏ là bạn hoàn toàn có thể bị loại. Mình đã từng chứng kiến không ít bạn ra khỏi phòng thi mới phát hiện ra mình sai những lỗi rất ngớ ngẩn.

Và bạn biết gì không? Đề test của rất nhiều công ty thường được xây dựng theo phong cách của GMAT [ bài thi chuẩn mà nhiều trường đại học sử dụng làm một tiêu chí đánh giá trong điều kiện tuyển sinh đầu vào cho trình độ Thạc sĩ]. Vì vậy, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn chuẩn bị tham gia vòng thi này là hãy luyện tập thật kỹ.

Tùy theo vị trí ứng tuyển mà mỗi Công ty sẽ đưa ra một dạng bài kiểm tra phù hợp. Bạn ứng tuyển cho Big 4, bạn sẽ cần có kiến thức mạnh về mảng Tài chính/Kế toán; Bạn ứng tuyển cho các Công ty về hàng tiêu dùng nhanh [FMCG], bạn sẽ cần có hiểu biết về kiến thức kinh tế, số liệu và tư duy logic. Những Công ty như Prudential, Samsung,… thì tập trung vào bài thi IQ và Numerical Reasoning. Sau đây là 1 số dạng bài test phổ biến:

– Numerical reasoning test: Các câu hỏi liên quan tới thống kê, số liệu, biểu đồ

– Verbal reasoning test: Các yêu cầu về đọc hiểu

– Intray exercises: Các tình huống trong môi trường làm việc yêu cầu cách giải quyết hoặc ưu tiên công việc

– Situational judgement tests: Các bài test tâm lý nhằm đánh giá khả năng phán đoán của bạn khi giải quyết công việc

– Cognitive ability test: Đánh giá tư duy nói chung, bao gồm nhiều dạng câu hỏi

– …

Đối với nhiều nhà tuyển dụng, ứng viên không chỉ cần biết làm đúng, mà còn phải làm nhanh vì mỗi bài test sẽ có giới hạn thời gian nhất định. Vậy lời khuyên tiếp theo dành cho bạn: trả lời câu hỏi là chưa đủ, mà phải suy nghĩ và chọn đáp án thật nhanh. Bạn có thể tham khảo một số link sau và thử sức nhé:

– //www.numericalreasoningtest.org/

– //www.verbalreasoningtest.org/

– //www.iq-test.com/logical-reasoning-test.php

Vòng 3 là cơ hội để bạn được gặp gỡ & phỏng vấn với bộ phận Nhân sự [HR Manager] hoặc quản lý phòng ban mà bạn ứng tuyển vào [Marketing, Finance, Sales…], thời gian mỗi buổi phỏng vấn trung bình khoảng 20-30 phút.

Buổi phỏng vấn sẽ là thời điểm để Công ty đánh giá tính cách, thái độ và tác phong của bạn, hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện các thế mạnh của bản thân. Bạn hãy lưu ý thật kỹ những điều sau nhé:

– Trang phục: Chuyên nghiệp. Một tác phong gọn gàng, chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng đầu tốt

– Đến đúng giờ, tốt nhất là đến sớm khoảng 10 phút

– Tìm hiểu kỹ về sản phẩm, văn hóa, …của Công ty; tìm hiểu thêm về vị trí của Công ty trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh

– Luyện tập các câu hỏi phỏng vấn thường gặp [giới thiệu về bản thân, động lực làm việc, kinh nghiệm làm việc, sở thích, mục tiêu tương lai…]

– Chuẩn bị các câu hỏi mang tính “nâng cao”: giải quyết tình huống, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, bạn sẽ làm gì nếu được chọn làm MT,…

– Thái độ tự tin, tươi cười và bình tĩnh. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá bạn chỉ trong 5 giây đầu, vì thế đừng tỏ ra quá lo lắng hay sợ hãi nhé, họ cũng không ăn thịt bạn đâu

– Giao tiếp bằng mắt [không nhìn chằm chằm nhé]

– Luôn thành thật khi trả lời các câu hỏi. Đừng nói không thành có, vì đối với các nhà tuyển dụng, việc phát hiện ứng viên nói dối không có gì khó khăn cả.

– Thể hiện bản thân là người có quyết tâm và cam kết làm cũng như đóng góp lâu dài cho chương trình MT nói riêng và công ty nói chung.

– Phần này khó, để review từng công ty mình sẽ nói kĩ hơn.

 

Đừng quên cám ơn người phỏng vấn trước khi ra về, đồng thời gửi follow-up email sau đó. Ngoài ra, 1 tip rất hay đó là bạn có thể hỏi về feedback của phỏng vấn viên ngay sau buổi phỏng vấn, sẽ có rất nhiều phỏng vấn viên đưa ra cho bạn những feedback “cực chất” và đây là những lời khuyên hữu hiệu cho các buổi phỏng vấn sau đó của bạn.

THAM KHẢO KHÓA HỌC ROAD TO FMCG COMPANIES TẠI ĐÂY 

Link bài gốc: //chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-management-trainee-unilever-initial-Interview-va-discovery-center-tu-chi-kim-tuyen

Cảm ơn bạn Kim Tuyến [Facebook: //www.facebook.com/tuyen.can.549] đã đồng ý chia sẻ với các bạn trẻ của Chương Khởi Điểm nha ^^.

——–

Hi các bạn, mình là Kim Tuyến, mình là cử nhân Kinh tế quốc tế của trường Nờ [NEU – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân] và cũng là UFLP [Management Trainee] – Customer Development năm 2020 của Unilever.

Nhân 1 ngày cuối tháng 6, mình vừa kết thúc những ngày tháng sinh viên cuối cùng, mình quyết định viết lại vài dòng về một trải nghiệm thú vị mà mình có gần đây: Thi UFLP thời Covid. Bài chia sẻ dựa trên những trải nghiệm cá nhân và góc nhìn có 1 chút xíu chủ quan của mình, nhưng với tin thần “pay it forward”, mình mong là những chia sẻ của mình sẽ cho các bạn một chút good insights nào đó để chuẩn bị cho hành trình thi Management Trainee sắp tới nha!

UFLP 2020 [Unilever Future Leaders] có format các vòng tương tự như những năm gần đây, và thường thì chi tiết về thể lệ và nội dung các vòng sẽ được anh chị bên Unilever cập nhật trong các bài post đăng tuyển UFLP cũng như là những buổi livestream sharing giải đáp thắc mắc về UFLP năm đó, nên mình sẽ tập trung chia sẻ vào 2 vòng thi quan trọng và có nhiều trải nghiệm nhất với mình nha!

Năm nay do tác động của Covid-19 nên UFLP được làm ở hình thức online [virtually] trên nền tảng Zoom và được anh chị Unilever điều phối rất chỉn chu và hoàn hảo, nên dù là lần đầu bỡ ngỡ thì mọi việc đều diễn ra khá là mượt!

1. Initial Interview

Initial Interview của U năm nay được chuẩn bị rất cẩn thận, và thời gian cũng khá nghiêm ngặt. Theo mình đi “hóng hớt” được thì mỗi bạn sẽ có khoảng 30 phút để trả lời.

Ví dụ có bạn phải trả lời 1 câu hỏi về chuyên môn, về phòng ban mà bạn đã ứng tuyển. Như bạn mình apply CMI [Consumer Market Intelligence] thì chị phỏng vấn viên [assessor] có hỏi 1 câu về “Consumer behavior – hành vi của người tiêu dùng thay đổi như thế nào do Corona”. À, ngôn ngữ hình như là 100% Tiếng Anh nhé. Nhưng trong trường hợp, đang phỏng vấn mà bạn gặp khó khăn trong việc giải thích, thì cứ tự tin hỏi các anh chị assessors cho đổi sang Tiếng Việt nha, vì dù sao Tiếng Anh cũng có thể cải thiện được mà, cách tư duy của bạn cũng rất quan trọng nên đừng lo bị đánh giá quá nhiều nha!

Trường hợp của mình, do hạn chế về thời gian trong các lựa chọn công ty đưa ra nên mình nhận lịch phỏng vấn chỉ cách ngày Discover Center [Assessment Center] 5 ngày, hú hồn =]]. May mà vẫn đậu vòng phỏng vấn và được vào Discovery Center. Mình phỏng vấn vào buổi tối, thời gian phỏng vấn kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ và chị assess mình là chị Bảo Anh – UFLP 2012. Do lý do kỹ thuật, nên chị off cam, và mình be like =]]] “nhìn vào hư vô, ngước vô định vào xa xăm”. Trải nghiệm này cũng khá là khó diễn tả, nhưng mình thấy rất thú vị, dù không được tương tác với người đối diện, nhưng phần nào thì mình không thấy áp lực và mình nghĩ đây cũng là một cách khá chiến thuật để khiến thí sinh trả lời trung thực hơn. Những câu hỏi phỏng vấn của mình xoay quanh các vấn đề cá nhân, gia đình, học tập, CV và có test 1 chút về kiến thức liên quan đến CD [phòng Customer Developement/ Sales] và về trải nghiệm cá nhân của mình ở Big C.

Từ trải nghiệm thưc tế phỏng vấn một vài nơi thì mình thấy intial Interview của Management Trainee cũng giống như phỏng vấn xin việc ở những công ty khác mà thậm chí còn thoải mái hơn, vì với tâm lý là tuyển những đứa fresh như chúng mình, thì những yêu cầu “bạn phải có kinh nghiệm làm việc này công ty nọ” cũng không gắt bằng tuyển dụng bình thường. Và cách approach của mình với các buổi “nói chuyện” này đều giống nhau: be yourself and be strategic  là chính mình và có chiến lược. 

Đối với mình, “Practice makes perfect”, nên bên cạnh việc tìm đọc và đúc kết những kinh nghiệm chia sẻ quý báu của những anh chị đi trước về việc phỏng vấn, mình luyện tập, reflect rồi tự phát triển phong cách của bản thân. Mình đã từng dành cả thanh xuân, chỉ để rải CV và đi phỏng vấn…với mục đích không phải là để có một công việc mà là để cải thiện kỹ năng phỏng vấn của mình.

2. Discovery Center [Assessment Center của Unilever]

Discover Center của U được tổ chức gói gọn trong 1 ngày, từ 8h30 sáng tới 5h, 3 vòng liên tiếp: Group presentation – Individual challenge – Final Interview.

Cảm nhận cá nhân của mình thôi nha, thì mình thấy khá là mệt =]] kiểu ngồi đó hết cả ngày luôn á =]]. Do ảnh hưởng của Covid, nên mọi thứ phải diễn ra online và bài presentation của group được chuẩn bị không có sự giám sát. Cá nhân mình nghĩ là cách này có thể chưa đánh giá đúng 100% khả năng làm việc teamwork. Mình cũng đọc 1 vài bài review AC offline, và mình nghĩ nếu được chọn mình sẽ prefer offline hơn vì chắc chắn sẽ vui hơn và mình sẽ được quen nhiều người hơn.

Group presentation [Thuyết trình nhóm]

Vào Discover Center năm nay có 30 bạn, bọn mình được phân group 3-4 người, nhận đề và có 4 ngày để làm. Nhận được mail báo tầm 13h, mình liên hệ các thành viên và tạo group trên zalo, drive…để tiện cho nhóm làm việc. Vì có 4 ngày nên bọn mình cũng chill chill, bọn mình quyết định để thời gian đọc đề và suy nghĩ và tối gọi điện để cùng làm việc với nhau.

Ban đầu mọi việc diễn ra khá trôi chảy, bọn mình suy nghĩ flow cho bài, chia việc, ấn định deadlines, v.v……cho tới phần big idea [ý tưởng chính của bài]. Mình không có cùng ý kiến với mọi người, nhưng mình cũng chưa thuyết phục mọi người được với ý kiến của mình, vậy nên mình đã chuyển hướng question/challenge [hỏi để thử thách lại] big idea của nhóm – không phải để gây khó dễ cho mọi người mà để hoàn thiện nó! Có những lúc, trong quá trình thảo luận, bọn mình đã rất căng thẳng, và mình đã phải dành thời gian im lặng để bình tĩnh hơn. Nhưng cuối cùng, bọn mình cũng đã có sản phẩm của cả nhóm và có thời gian để prepare cho phần Q&A. Chúng mình đã liệt kê hết các câu hỏi của mọi người, và cùng thảo luận để đưa ra câu trả lời và mình nghĩ là khá kỹ càng vì hầu hết các câu hỏi trong phần Q&A chúng mình đã chuẩn bị trước.

Vào ngày đánh giá, các nhóm có mặt lúc 8h30 trong Zoom và được điều phối vào các phòng khác nhau để present. Bọn mình có 10 phút để thuyết trình, và tuy chỉ có 4 người trong team thôi nhưng bọn mình thay phiên thuyết trình tới… 7 lần vì mọi người muốn ai làm phần nào thuyết trình phần đó.  Dù mình đã cố gắng thuyết phục để thay đổi cách chia việc như vậy vì khá mất tập trung, nhưng cuối cùng mọi người vẫn giữ nguyên phương án này. Tuy nhiên được cái mình nghĩ là, trong Q&A, bọn mình đã thể hiện teamwork rất tốt. Mọi người đều hỗ trợ lẫn nhau và công bằng trong cơ hội để trả lời.

Bài của bọn mình bị hỏi kỹ 1 chút về insight đằng sau big idea, về timeline và một số yếu tố khác như cách để thắng nhanh [quick win]. Mình cũng đã tận dụng cơ hội nói ra ý kiến cá nhân và về những bất đồng, hành động của mình và về pros & cons [điểm thuận lợi và bất lợi] của big idea. Mình đã chuẩn bị phần này rất rất kỹ =]] vì mình nghĩ mình không chỉ muốn đóng góp cho công ty as a team mà còn as an individual, nếu mình tin tưởng vào idea của mình, mình muốn nó được lắng nghe. Dù đã nói rõ với team trước đó về quyết định của mình và nhận được sự đồng ý của mọi người, nhưng phản ứng của các thành viên khá rõ rệt khi mình trình bày.

Đối với mình, trải nghiệm teamwork trong một môi trường các thành viên cạnh tranh ngầm như thế này rất đáng nhớ và bài học mình rút ra đó là:

  • Data proves everything – Số liệu cực kỳ quan trọng:Cá nhân mình, sau khi tự reflect lại, mình nhận thấy rằng tất cả những lần mình tranh luận thất bại là đều do không có số liệu backup hoặc mình không thể tìm được thông tin để chứng minh luận cứ của các bạn là chưa chính xác. Thay vì tranh luận thì chúng mình có thể tìm kiếm số liệu để chứng minh hoặc yêu cầu được cung cấp số liệu thực tế, đặt câu hỏi lại những lập luận của các thành viên trong team khi đưa ra dựa trên quan sát cá nhân hoặc là kinh nghiệm làm việc từ công ty X công ty Y.
  • Quan sát thật kỹ và nắm bắt cơ hội – làm những điều mà không ai làm:Trong quá trình Q&A, mình đã gõ lại lại tất cả cả câu hỏi cũng như tóm tắt câu trả lời của teammates vào phần chat box, cũng như viết vào đó số liệu hoặc thông tin mà mình nắm rõ để hỗ trợ các thành viên khác trả lời. Hành động này của mình được anh chị assessors chú ý và có hỏi lại mục đích của mình trong Final Interview. Vậy nên mình nghĩ, trong quá trình tham gia Discover Center, các bạn nên cần quan sát thật kỹ, để hiểu được hành vi của bạn chung nhóm, tìm không gian nơi mình có cơ hội chứng minh khả năng bản thân! Hãy quan sát và làm những điều không ai trong nhóm làm!
  • Chuẩn bị thật kỹ cho phần Q&A, tạo lợi thế cá nhân: luôn chuẩn bị nhiều hơn mọi người! Mình đã có 1 sheet chuẩn bị cho Q&A, ngoài những câu hỏi mà mình đưa ra để cả nhóm thảo luận chung, mình cũng có dự đoán 2-3 câu hỏi mang tính “chiến lược” [ví dụ như như “quick win” và mình là người duy nhất trong team trả lời được câu hỏi này]. Có thể mọi người nghĩ đây là ích kỷ và sẽ không được đánh giá teamwork cao, nhưng bản thân mình thấy suy cho cùng thì đây cũng là thi cá nhân, vậy nên mình nghĩ ai cũng nên có chiến thuật riêng! Và những câu hỏi mình chọn giữ lại là những câu hỏi theo mình nghĩ là có chút về quan điểm cá nhân và cũng không ảnh hưởng nhiều tới teamwork. Bản thân mình vẫn đóng góp nhiều cho team, cho kết quả của cả nhóm với những câu hỏi và góp ý khác như mình đã kể ở trên.

À, đừng quên là trong bất kỳ tình huống khó khăn nào mà bạn không thể tìm ra được các giải quyết cho bản thân thì hãy reach out tới những người mà bạn nghĩ có thể giúp được mình nha! Trong trường hợp của mình, khi gặp mâu thuẫn trong teamwork và mình thì quá stress với công việc nên đã không suy nghĩ được 1 cách giải quyết hợp lý nào, mình đã quyết định nhắn tin hỏi ý kiến chị Thư. Chị Thư đã giải thích và cho mình lời khuyên, nhờ đó mà mình có thể tự xây dựng cách approach của mình và mình nghĩ là nó khá hiệu quả ^^.

Sau khi hoàn thành phần Group Presentation, mình tiến đến vòng tiếp theo của Discovery Center – vòng Individual Challenge [Thử thách cá nhân]….

Các bạn xem phần 2 bài viết của chị Kim Tuyến – Trải nghiệm thi Management Trainee Unilever – Discovery Center và Final Interview tại đây nhé: //chuongkhoidiem.com/trai-nghiem-thi-management-trainee-unilever-discovery-center-va-final-interview-tu-chi-kim-tuyen/

Bài viết tổng hợp trọn bộ kinh nghiệm thi Management Trainee [Quản trị viên tập sự]: Kinh nghiệm thi Management Trainee – Trọn bộ hơn 150 bài viết chi tiết

Cập nhật thông tin về công việc đầu đời tại

Disclaimer: Article includes photos created by Freepik.com

Lưu ý: Tất cả các bài viết thuộc bản quyền của Chương Khởi Điểm, hoặc đã được Chương Khởi Điểm xin phép tác giả. Vui lòng không đăng tải lại hoặc sao chép dưới bất kỳ mọi hình thức trước khi được sự đồng ý của Chương Khởi Điểm.

Video liên quan

Chủ Đề