Cây mộc hương trồng bao lâu ra hoa

Ngày nay, cây hoa mộc được nhiều gia đình lựa chọn để trồng tô điểm cho không gian. Cây hoa mộc cho ra nhiều hoa, dáng đẹp và có hương thơm vô cùng quyến rũ. Mặt khác, cây hoa mộc còn có tác dụng trong việc chữa một số bệnh cho con người. Vậy, cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào? Sân Vườn VTOP sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé!

Xem thêm :

  • Thiết kế tiểu cảnh trong nhà
  • Bật mí các loại hoa đẹp nở quanh năm

Giới thiệu về cây hoa mộc

Theo khoa học, cây hoa mộc còn được gọi là cây Osmanthus fragrans. Cây hoa mộc có xuất xứ từ những tỉnh của phía nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây hoa mộc còn có nhiều tên gọi như: cây mộc hương, cây mộc tê, cây quế hoa. Cây hoa mộc có đặc điểm là thân gỗ, vỏ cây có màu nâu nhạt. 

Thân cây hoa mộc có đường kính dao động từ 20cm – 30cm. Cây có nhiều nhánh với chiều cao trung bình là 4m – 6m. Tuổi thọ của cây cao, lá cây mọc so le nhau. Nhiều cây đại thụ chiều cao có thể lên tới 10m với đường kính khoảng 50cm. Những lá của cây có dạng hình lượn sóng. 

Cây hoa mộc có lá rộng khoảng 5cm – 15cm, chiều dài từ 12cm – 30cm. Mỗi lá thường có nhiều lông ở hai mặt. Cây hoa mộc có đặc điểm nở quanh năm, phổ biến nhất là mùa thu. Hoa có nhiều màu khác nhau như: màu vàng, màu cam hoặc màu trắng, mọc thành chùm sát ngọn. Vậy, cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào?

Cây hoa mộc có đặc điểm là thân gỗ, vỏ cây màu nâu nhạt

Công dụng của cây hoa mộc

Ngày nay, cây hoa mộc được trồng phổ biến là bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại, cụ thể như sau: 

Trang trí

Cây hoa mộc có dáng đẹp, cho ra nhiều hoa nên rất thích hợp để trang trí cho các khuôn viên hoặc sân vườn biệt thự. Cây hoa mộc còn được trồng phổ biến ở các đình chùa bởi theo phong thủy, cây hoa mộc có công dụng để xua đuổi tà khí. Cây hoa mộc có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là cây có tuổi thọ cao thì càng có giá trị. Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào? 

Chữa bệnh

Bên cạnh việc trang trí, cây hoa mộc còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Cây hoa mộc có thể dùng để chữa những bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa. Mặt khác, thành phần của cây được sử dụng trong các bài thuốc chữa lạnh thận, đau dạ dày, ho có đờm, đau gan. Vỏ của cây hoa mộc khi sắc nước uống sẽ sáng mắt. Rễ cây hoa mộc trị bệnh đau xương, phong tê thấp hiệu quả. 

Cách trồng cây hoa mộc

Để có thể trồng cây hoa mộc, bạn cần biết được tiêu chuẩn về nhiệt độ, đất trồng và kỹ thuật trồng cây hoa mộc, cụ thể như sau: 

Tiêu chuẩn nhiệt độ

Cây hoa mộc là loại cây có đặc điểm là ưa bóng râm, không thích hợp ở những nơi có ánh sáng mạnh. Nếu trồng cây hoa mộc trong chậu, bạn nên cho cây ra tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian là 6 tiếng/ngày. Cây hoa mộc sinh trưởng và phát triển mạnh vào những mùa mưa ẩm. Cây phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ từ 15 độ C – 28 độ C. Việc tìm hiểu về nhiệt độ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cây hoa mộc tốt nhất. 

Tiêu chuẩn đất trồng

Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây. Chọn được loại đất trồng phù hợp sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cây hoa mộc tốt nhất. Loại đất thích hợp để trồng cây hoa mộc là đất tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Đất trồng cây phải có chế độ thoát nước tốt để giúp cây phát triển tốt hơn. 

Kỹ thuật trồng cây 

Hiện nay, cây hoa mộc chủ yếu được trồng bằng cách giâm cành. Trước khi trồng cây, bạn nên chọn những cành cây hoa mộc to khỏe, mọc cách năm. Nên chọn những cành già để có tỷ lệ đâm chồi cao hơn. Khi trồng cây, bạn đào đất và cho một cành cây hoa mộc xuống dưới đất vừa đào. Tiếp đó, bạn lấp đất sâu cho cây hoa mộc khoảng 16cm và ấn chặt đất, dùng viên gạch dựng đứng cho cây mọc thẳng.

Trong tháng đầu tiên, bạn nên tưới nước giữ ẩm để giúp cành chôn nhanh ra rễ. Nhớ quan sát phần gạch bị đè và nếu thấy rễ không chuyển sang màu vàng thì cho thấy rễ còn non. Trong trường hợp này, bạn nên cho cây sinh trưởng tiếp đến khi rễ ngả vàng thì cắt cành ra cây mẹ và đem trồng cây. Cây hoa mộc là cây nhiệt đới nên cần cung cấp nước đầy đủ. Ban đầu khi mới trồng cây, bạn nên tưới 2 ngày/lần. Sau đó, căn cứ vào độ ẩm và điều kiện khí hậu để điều chỉnh lượng nước phù hợp. 

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây hoa mộc

Xem thêm >> Những điều cần biết về trồng rau trên sân thượng

Cách chăm sóc cây hoa mộc

Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào? Việc chăm sóc cây hoa mộc là vô cùng cần thiết để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Trường hợp bạn trồng cây hoa mộc ở trong chậu thì tùy vào khả năng sinh trưởng và kích thước của chậu để cắt tỉa cảnh phù hợp. 

Thông thường, cây hoa mộc nên cắt tỉa vào mùa thu sau khi cây ra hoa. Vào mùa xuân, bạn cũng nên loại bỏ những cành cây khô hoặc bị côn trùng phá hoại. Theo định kỳ mỗi năm, bạn nên tỉa cây và thay đất ít nhất là 1 lần. Mặt khác, bạn cũng nên thường xuyên làm cỏ sạch, tưới tắm giúp lá cây không còn bụi bặm gây bệnh hại. 

Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào?

Lời kết

Trên đây Sân Vườn VTOP đã hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc cây hoa mộc. Trồng cây hoa mộc mang lại nhiều lợi ích nên rất được mọi người ưa chuộng. Chỉ cần nắm vững những kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được một vườn cây hoa mộc đẹp. Để được tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Sân Vườn VTOP nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  •  Địa chỉ: 14R Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
  •  Số điện thoại: 0949 61 49 27
  • Email:
  •  Website: //sanvuonvtop.vn/

Cây Mộc Hương có tên khoa học là Osmanthus fragrans, được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như cây Quế hoa, cây hoa Mộc, cây Mộc tê,… Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ châu Á, xuất hiện nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc và cả ở Việt Nam.

Cây Mộc Hương là cây thân gỗ nhỏ mọc hoang, chiều cao trung bình có thể lên đến từ 3-10m. Lá cây có màu xanh và có chiều dài từ 6-15cm, dạng hình bầu, mép có răng cưa và trên lá có xuất hiện các đường gân rõ rệt. Hoa của cây có màu trắng, vàng đậm hoặc nhạt, có mùi hương nhẹ nhàng tỏa ra giống như mùi đào, mận chín. Bông hoa thường có khoảng 4 cánh, cánh hoa dày và chắc chắn.

Hình ảnh hoa Mộc Hương

Mùa hoa Mộc Hương nở đẹp nhất là vào mùa thu, tuy nhiên hoa có thể nở quanh năm nên rất nhiều người ưa thích mang loại cây này về trồng trong vườn nhà. Khi cây phát triển, cành lá và hoa mọc xum xuê nhìn vô cùng rực rỡ.

Hiện nay trên thị trường chủ yếu bán hai loại cây Mộc Hương chính, đó là cây Mộc Hương ta và cây Mộc Hương tàu. Nhiều người mới chơi cây cảnh cũng khó có thể phân biệt giữa hai loại cây này với nhau. Bởi giá trị giữa cây Mộc Hương ta và Mộc Hương tàu có sự chênh lệch khá lớn.

Lá của cây Mộc Hương ta thường dày hơn, viền xung quanh lá có răng cưa. Lá cây có dạng hình bầu, hơi thon nhọn về phía đuôi và khi mọc thì sẽ mọc hướng lên phía trên. Ngoài ra, lá cây Mộc Hương ta nổi vân đậm và rõ nét hơn, có màu xanh thẫm hơn so với lá cây Mộc Hương tàu.

Phân biệt lá cây Mộc Hương tàu với Mộc Hương ta

Lá của cây Mộc Hương tàu thường mỏng hơn, viền xung quanh không có răng cưa. Lá cây có dạng hình trứng, thuôn gọn về phía đuôi nhưng khi mọc thì lại cắm xuống phía dưới. Ngoài ra vân lá cây Mộc Hương tàu mờ nhạt và ít rõ nét hơn, màu xanh nhạt hơn so với lá cây Mộc Hương ta.

Vì là cây thân gỗ nhỏ cho nên cây Mộc Hương rất dễ để trồng trong vườn nhà mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài cây khác. Nhiều người thường đặt các chậu cây Mộc Hương tại phòng khách, ban công, sân thượng để trang trí cho đẹp mắt cũng như phối hợp được hài hòa với cách bố trí nội thất trong ngôi nhà.

Nhiều người lại trồng cây Mộc Hương cảnh để làm cây bonsai. Cây rất dễ tạo hình và có tuổi thọ cao nên rất được ưa chuộng để trồng tại những căn biệt thự hoặc tại các khu vườn, công viên đẹp. Từ đó mang lại cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt và nguồn không khí mát lành cùng mùi hương thơm nhẹ nhàng ra xung quanh.

Cây Mộc Hương còn được sử dụng để làm trà. Từ xa xưa, người dân đã có thói quen ướp lá và hoa Mộc Hương trong các ấm trà để uống. Không chỉ có mùi thơm dễ uống, trà Mộc Hương còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu tương tự như với lá chè xanh.

Trong Đông Y, cây Mộc Hương có thể được sử dụng để bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Hoa của cây được dùng làm thuốc trị ho, giải cảm hiệu quả. Còn rễ cây Mộc Hương được dùng để chữa bệnh về xương khớp, đau lưng do thận yếu,…

Cây Mộc Hương có thể được dùng làm dược liệu

Ngoài ra, cây còn được sử dụng như một loại hương liệu dùng để cho các chị em phụ nữ tắm rửa và gội đầu hàng ngày. Tóc sẽ trở nên suôn mượt, làn da sẽ trở nên mịn màng, tươi tắn hơn.

Lâu nay, tinh dầu của cây Mộc Hương được con người chiết xuất để tạo thành nước hoa. Đó là bởi mùi hương nhẹ nhàng nhưng đầy cuốn hút mà loài hoa này mang lại.

Cây Mộc Hương có thể sống rất lâu, điều này tượng trưng cho sự trường tồn, bền bỉ với thời gian, mang ý nghĩa rằng dù cho có khó khăn thế nào thì con người cũng sẽ thích nghi và vượt qua được.

Ngoài ra, cây Mộc Hương có vẻ đẹp vô cùng mộc mạc, thế nhưng ẩn sâu bên trong là hương thơm quyến rũ ngây ngất lòng người. Điều này tượng trưng cho vẻ đẹp tiềm ẩn, thanh tao, không cầu kỳ, phô trương của người con gái Việt Nam.

Cuối cùng, cây Mộc Hương còn thể hiện nét đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự mộc mạc, chân thành, giản dị, yêu lao động, hòa đồng và gần gũi với mọi người. Đó chính là những đức tính được rất nhiều bạn bè trên thế giới công nhận và coi trọng.

Cây Mộc Hương không hề kén đất trồng, chúng có thể sinh trưởng trên nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Tuy nhiên để thuận lợi, bạn nên lựa chọn loại đất thịt dày, có độ tơi xốp tốt và khả năng thoát nước ổn để trồng cây. Điều này sẽ giúp cây không bị úng rễ, gây ra tình trạng chết cây. Ngoài ra, bạn nên trộn thêm phân chuồng ủ hoại và xơ dừa, vỏ trấu để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho đất trồng.

Hai phương pháp trồng cây Mộc Hương chủ yếu hiện nay đó là gieo hạt hoặc chiết cành. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt khá tốn thời gian để cây có thể mọc và phát triển, do đó thường thì người ta sử dụng chiết cành trên những cây giống khỏe mạnh để rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Trồng cây Mộc Hương có thể theo phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt

Với phương pháp chiết cành, bạn hãy tham khảo các bước thực hiện như sau:

– Bước 1: Chọn lấy cành cây Mộc Hương khỏe mạnh và đang trong giai đoạn trưởng thành. Khi cắt cành để chiết cần khéo léo, nhẹ nhàng để không làm hỏng các đường dẫn trong cành cây được chọn.

– Bước 2: Sử dụng đất trồng đã chuẩn bị, tiến hành đào một hố đất sâu tầm 15-20cm và đặt cành cây đã chiết ở trên vào trong hố. Vun đất và cố định để cành cây không bị ngã đổ sau này.

– Bước 3: Tưới nước thường xuyên để cành cây Mộc Hương có thể ra rễ và phát triển. Sau khoảng 1 tháng là cành đã có thể ra rễ, khi này bạn có thể đem cành đi trồng trong chậu hoặc bất cứ vị trí nào nếu muốn.

Cây Mộc Hương khá ưa ẩm, do đó bạn nên trồng cây vào thời gian mát nhất trong năm để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây nên từ 18-25 độ C.

Cây Mộc Hương là cây thân gỗ nhỏ, có mức phát triển chiều cao thuộc dạng trung bình. Tuy nhiên cây rất cần có ánh sáng để sinh trưởng và nở hoa, thiếu ánh sáng sẽ khiến cây chậm lớn, lâu ra hoa; còn ánh sáng quá mạnh có thể khiến cây dễ bị khô héo, mất nước. Do đó bạn cần có biện pháp che chắn cây cho phù hợp.

Cây Mộc Hương rất ưa ẩm và có thể sinh trưởng thuận lợi nếu được tưới nước thường xuyên và đầy đủ. Do đó bạn cần đảm bảo tưới nước đủ ít nhất mỗi ngày một lần, vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh tưới vào giữa trưa. Độ ẩm của đất cũng vừa phải, tránh tích quá nhiều nước có thể gây úng rễ và chết cây.

Nếu như bạn muốn cây Mộc Hương nở hoa nhiều, đều và đẹp thì nên tiến hành bón lót định kỳ hàng năm phân NPK để tăng thêm dinh dưỡng cho cây. Bạn nên quan sát kỹ tình trạng của cây để có biện pháp điều chỉnh hàm lượng trong phân bón cho phù hợp.

Cây Mộc Hương chủ yếu dễ thu hút các loại côn trùng lên cây làm tổ và ăn lá. Do đó bạn cần loại bỏ những cành lá bị tấn công và tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh cho cây. Tuy nhiên việc phun thuốc cần rất hạn chế và chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến mùi hương của hoa.

Do cây phát triển cành lá khá um tùm, cho nên nếu như bạn định trồng cây trong chậu với mục đích làm cảnh, thì việc cắt tỉa cành lá cho cây Mộc Hương thường xuyên là điều cần thiết. Lưu ý cắt tỉa bớt những cành bị yếu và khô héo để tạo điều kiện cho cây có thể sinh trưởng các cành mới và khỏe mạnh hơn.

Video liên quan

Chủ Đề