Tại sao cần hạn chế đánh bắt gần bờ

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN

Chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, tỉnh Kiên Giang chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác đánh bắt theo hướng vươn khơi khai thác xa bờ, hạn chế đánh bắt ven bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tỉnh thực hiện chính sách khuyến khích giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác, hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản.

Tỉnh chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ; khuyến khích phát triển những nghề có tính chọn lọc cao, nghiêm cấm các hình thức khai thác đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Tỉnh thực hiện tốt khuyến nghị của Ủy ban châu Âu [EC] về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định [IUU]. Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác IUU.

Tỉnh phát triển đoàn tàu cá đến năm 2030 với tổng công suất các tàu là 2,79 triệu CV, sản lượng khai thác khoảng 430.000 tấn; trong đó, khai thác đánh bắt xa bờ chiếm 58% trở lên.

Theo đó, tỉnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch dưới 10%, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên trên tàu phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Mặt khác, tỉnh hiện đại hóa quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên ngư trường. Qua đó, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết, tỉnh tổ chức khai thác thủy sản theo hình thức đồng quản lý kết hợp bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản; liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp khai thác thủy sản và ngư dân.

Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các tuyến đảo, vùng biển xa bờ, xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung chuyển sản phẩm trên các đảo...

Ngoài ra, tỉnh tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Tỉnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, đối với bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên biển, tỉnh tăng cường thực hiện đồng quản lý, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng các vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa.

Tỉnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao. Tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như kích điện, chất nổ, chất độc...

Cùng với đó, ngành chức năng tỉnh phối hợp với các địa phương có biển đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản trên biển. Tích cực bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, vùng ven biển và vùng biển.

Hải sản đánh bắt được lên Cảng cá Tắc Cậu [Châu Thành]. Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, tỉnh quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt các bãi giống thủy sản tự nhiên ven biển các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất và Kiên Lương, tổ chức khai thác giống các loài nhuyễn thể phù hợp theo mùa vụ cụ thể để cung ứng giống cho nuôi trồng thủy sản ven biển.

Để vươn khơi khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản đạt hiệu quả, ngành chức năng tỉnh tập trung đào tạo nghề biển cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành khai thác đánh bắt thủy sản địa phương, ưu tiên đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã. Tỉnh hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên.

Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách hiện có kết hợp nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách mới, nhằm huy động mọi nguồn lực thành phần kinh tế đầu tư phát triển khai thác đánh bắt thủy sản trên ngư trường theo hướng xa bờ.

Tỉnh thực hiện các chính sách đầu phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên và hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác, nhất là khuyến cáo, vận động những hộ dân có phương tiện công suất nhỏ đánh bắt ven bờ chuyển đổi nghề bền vững, hiệu quả hơn.

Tỉnh khuyến nghị các tổ chức tín dụng bố trí vốn vay và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư phát triển khai thác đánh bắt xa bờ...

Theo TTXVN

Thứ Hai, 23/11/2020 | 15:47

Một trong những mục tiêu chiến lược và đột phá được Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu xác định từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, có một thế mạnh trong lĩnh vực này lâu nay dường như bị “bỏ quên” là hoạt động khai thác và đánh bắt thủy hải sản.

 Nhiều phương tiện nhỏ khai thác gần bờ ở biển Nhà Mát [TP. Bạc Liêu].

Tiềm năng nhiều, hiệu quả thấp!

So với những địa phương khác, Bạc Liêu được xác định là nơi giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Với bờ biển dài khoảng 56km, chạy dọc từ giáp huyện Vĩnh Châu [tỉnh Sóc Trăng] đến cửa biển Gành Hào [huyện Đông Hải] kết hợp với địa hình có nhiều cửa sông, kênh rạch lớn thông ra biển như: Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng, Gành Hào… đã tạo ra cơ hội cho Bạc Liêu phát triển mạnh nghề đánh bắt và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đặc biệt, với vùng đặc quyền kinh tế rộng 20.742km2, nằm ở biển Đông đã giúp cho Bạc Liêu có trữ lượng thủy hải sản rất phong phú. Theo thống kê của các nhà khoa học, vùng biển Bạc Liêu đã phát hiện được 73 họ, 211 giống loài thủy hải sản. Trong đó có 34 chủng loài cá cho sản lượng và mang lại giá trị cao như: tôm, mực, cá dù, cá chim…

Riêng con tôm có hơn 20 loài và mực hơn 20 loài, trong số 52 loài có ở vùng biển Việt Nam. Trong đó, mực ống và mực nang mang lại giá trị kinh tế cao, chiếm trên 90% sản lượng khai thác mực ở vùng biển Bạc Liêu. Đây là nguyên nhân chính giúp nghề khai thác và chế biến mực xuất khẩu phát triển mạnh ở Bạc Liêu trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác trong những năm qua mang lại hiệu quả không cao. Theo thống kê của các nhà khoa học và ngành Nông nghiệp, nhiều loài thủy sản có tần suất xuất hiện thấp, sản lượng đánh bắt ngày càng giảm, việc khai thác hải sản ở các vùng biển ven bờ đã vượt quá giới hạn cho phép.

Thực tế cho thấy, số phương tiện đánh bắt trong những năm gần đây giảm chứ không tăng. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, số phương tiện năm 2019 giảm 79 chiếc so với năm 2015 và số phương tiện hiện nay là 1.148 chiếc. Thế nhưng chỉ có 487 chiếc có khả năng đánh bắt xa bờ, số còn lại là khai thác gần bờ với các nghề như: te, cào, lưới thẹ… đã làm cạn kiệt và hủy diệt nguồn lợi thủy hải sản. Ông Lâm Thanh Phong, một ngư dân hành nghề cào tuyến ven biển Bạc Liêu than: “Những năm gần đây lượng cá tôm giảm hơn một nửa, có ngày cào được toàn cá tạp nên chỉ bán cá phân, có khi lỗ cả tiền dầu và chi phí ra biển. Nghề biển bây giờ khó lắm!”. Thực tế cho thấy, nhiều loài thủy sản có trữ lượng lớn và cho giá trị kinh tế cao gần đây đã giảm đi rất nhiều. Thống kê của ngành Nông nghiệp cho thấy, riêng sản lượng tôm có chiều hướng giảm từ 14.115 tấn [năm 2015] xuống còn 12.260 tấn năm 2019 [giảm hơn 13%].

Không chỉ có những phương tiện khai thác gần bờ gặp khó, mà nhiều phương tiện khai thác xa bờ cũng lâm vào cảnh nợ nần và nguy cơ phá sản là rất cao. Như địa bàn huyện Đông Hải, gần như 100% các ngư dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng theo Nghị định 67 của Chính phủ đều mắc nợ và chuyển sang nợ xấu. Trong đó, có hộ đã bị ngân hàng khởi kiện ra tòa và phương tiện phải nằm bờ mà nguyên nhân chính vẫn là khai thác kém hiệu quả.

Nghề lưới thẹ, te, cào sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Hạ tầng không tương xứng

Với điều kiện tự nhiên và thế mạnh đặc thù, Bạc Liêu hoàn toàn có thể phát triển mạnh nghề khai thác đánh bắt thủy sản, nhưng hoạt động của nghề này trong những năm qua cho thấy đã không phát triển, thậm chí còn thụt lùi, thật sự trở thành nỗi trăn trở cho nhiều ngư dân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất cập này, nhưng nguyên nhân chính là thiếu những chính sách chiến lược và cả những mô hình quản lý hiệu quả. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, Bạc Liêu đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế biển, nhưng trải qua nhiều nhiệm kỳ thế mạnh này vẫn còn là tiềm năng, kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch. Như Đông Hải với mục tiêu xây dựng trở thành huyện năng động và mạnh về kinh tế biển của cả tỉnh, nhưng qua 10 năm, ngoài một số tuyến đường giao thông được kết nối với trung tâm huyện thì hạ tầng về kinh tế biển cho Đông Hải gần như chưa có gì?! Do vậy, việc đánh giá lại tính khả thi của Nghị quyết về phát triển kinh tế biển và Nghị quyết tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 cần được xem xét lại. Qua đó, điều chỉnh, bổ sung và mạnh dạn bỏ đi những mục tiêu, nhiệm vụ chưa phù hợp, nhất là việc huy động về nguồn lực cho phát triển hạ tầng, xây dựng các mô hình quản lý mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Những chính sách đầu tư cho hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản trong thời gian qua đã bộc lộ hàng loạt các mâu thuẫn và tạo nên những lực cản kìm hãm phát triển sản xuất. Đó là những “nút thắt” cần được quan tâm tháo gỡ, nếu không thì mục tiêu phát triển kinh tế biển chỉ dừng ở lại những công trình điện gió, khu nuôi tôm, điểm du lịch… trong khi có đến hàng ngàn ngư dân đã và đang phải nhờ vào nghề biển để mưu sinh.

Trên thực tế, chính những “nút thắt” này đã làm cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản hiện đang gặp khó! Cụ thể về hạ tầng phục vụ cho phát triển nghề cá thì cảng cá là nơi quan trọng nhất, vì nó không đơn thuần là nơi giao dịch, mua bán thủy hải sản, mà còn tạo ra hệ thống dịch vụ cho nghề biển phát triển. Tàu cá sau khi cập cảng, lên hàng xong thì phải tiếp nhiên liệu, sửa chữa tàu, vá lưới, ngư phủ vui chơi, giải trí… sẽ làm cho các dịch vụ “ăn theo” nghề biển phát triển và tạo ra nguồn thu ngân sách lớn. Thế nhưng, Cảng cá Gành Hào [huyện Đông Hải] như hiện nay là quá hẹp và không đủ chỗ cho các phương tiện vào mua bán. Thế là nhiều phương tiện khai thác phải bán nguyên liệu cho các tỉnh ngoài như: Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau… Thậm chí, doanh nghiệp kinh doanh trong Cảng cá Gành Hào bỏ vựa để ra ngoài mở vựa lớn hơn, nhằm thu hút các tàu cá vào mua bán nguyên liệu.

Xuất phát từ khó khăn này mà Cảng cá Gành Hào không phát huy được hiệu quả đầu tư, tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến lúc báo động. Vì vậy, số lượng hàng thủy sản qua cảng chỉ chiếm 54.000 tấn/năm, trong khi tổng sản lượng khai thác hải sản ở vùng biển Bạc Liêu đạt hàng trăm ngàn tấn/năm.

Hay trong tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá, việc thành lập các hợp tác xã là rất quan trọng, nhằm mục tiêu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất trên biển, vừa làm dịch vụ tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phẩm, cứu nạn, cứu hộ, vừa thu mua hải sản để các phương tiện tiếp tục khai thác dài ngày trên biển, vận chuyển y tế khi ngư phủ mắc bệnh cần vào bờ điều trị… Song, đến nay cả tỉnh chỉ mới thành lập được một hợp tác xã khai thác đánh bắt thủy sản Trí Nguyễn ở thị trấn Gành Hào?!

Hoạt động giao dịch mua bán thủy sản tại Cảng cá Gành Hào [huyện Đông Hải]. Ảnh: K.T

“Nút thắt” từ ý thức ngư dân

Bên cạnh điểm nghẽn về hạ tầng, hoạt động khai thác và đánh bắt thủy hải sản còn tồn tại hàng loạt những khó khăn khác. Như số lao động trực tiếp trên các tàu khai thác thủy sản hiện nay gần 6.800 người và đa số có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo, khai thác chủ yếu theo kinh nghiệm. Ông N.Q.H - chủ đội tàu cá Di An [TP. Bạc Liêu] nói: “Lao động khai thác thủy sản hiện nay thiếu hụt rất lớn, chủ tàu cứ bị ngư phủ làm khó. Nếu những năm tiếp theo không có kế hoạch phát triển và đào tạo ngư phủ thì chắc chắn sẽ không còn lao động làm nghề biển, vì phần lớn thanh niên hiện nay đều đi làm thuê ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh và chẳng ai muốn đi biển”.

Một vấn đề đáng quan tâm khác, Luật Thủy sản đã triển khai năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật cũng được đưa vào cuộc sống. Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt việc khắc phục cảnh báo thẻ vàng của EC đối với khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định [khai thác IUU]. Thế nhưng, đến nay Bạc Liêu vẫn còn 135/485 tàu đánh bắt chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá [VMS] theo quy định và có trên 50% thuyền trưởng tàu cá không ghi, ghi không đầy đủ, ghi không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản theo quy định.

Thêm vào đó, ý thức chấp hành quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của một số bộ phận ngư dân còn rất hạn chế, tình trạng khai thác thủy sản sai vùng, khai thác bằng nghề cấm, tận diệt nguồn lợi thủy sản có chiều hướng gia tăng. Sự phát triển quá mức của nghề lưới kéo [đặc biệt là kéo đôi] và nghề lọp trong những năm qua đã có những tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản…

Ngoài ra, các cơ chế chính sách đầu tư cho hoạt động khai thác thủy sản được triển khai nhưng còn chậm, thiếu nguồn vốn chuyển đổi nghề; chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều ràng buộc nên ngư dân không tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, chuyển đổi nghề.

“Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy vai trò là trụ cột của nền kinh tế” là một trong những mục tiêu, giải pháp quan trọng để Bạc Liêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm sớm trở thành tỉnh khá của khu vực và cả nước. Do vậy, việc có ngay các giải pháp khắc phục và hóa giải các thách thức trở thành cơ hội để kinh tế biển phát triển nhanh mà quan tâm khai thác đánh bắt thủy hải sản phải được xem là đột phá.

LƯ TRUNG

Để nâng cao hiệu quả khai thác và đánh bắt thủy sản, Bạc Liêu phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu sau:

- Phấn đấu sản lượng khai thác thủy sản đạt 120.000 tấn [trong đó tôm 12.000 tấn, cá và thủy sản khác 108.000 tấn] vào năm 2020 và đạt 130.000 tấn [trong đó tôm 10.000 tấn, cá và thủy sản khác 120.000 tấn] vào năm 2030.

- Thực hiện giảm tỷ trọng sản lượng khai thác ven bờ từ 40% [41.400 tấn] năm 2014 xuống còn khoảng 20% [24.000 tấn] vào năm 2020 và 10% [13.000 tấn] vào năm 2030; tăng sản lượng khai thác xa bờ từ 60% [62.100 tấn năm 2014] lên khoảng 80% [96.000 tấn] vào năm 2020 và đạt khoảng 90% [117.000 tấn] vào năm 2030. 

Ông Trần Xí Khuôl - Chi cục phó Chi cục Thủy sản: Phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, giảm phương tiện khai thác ven bờ

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Thủy sản và nâng cao hiệu quả công tác khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Đó là tập trung phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, giảm dần các phương tiện khai thác thủy sản ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch. Khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia và quốc phòng an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, sẽ tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể [tổ, đội khai thác hải sản] đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu có sản lượng ổn định và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng khoa học - công nghệ trong bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản từ trên 20% hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2020 và 5% vào năm 2030.

Đặc biệt, sẽ hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, ngư lưới cụ; ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất cho ngư dân, kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quốc phòng an ninh  trên biển. Số phương tiện tàu cá tăng từ 1.329 chiếc năm 2014 lên 1.450 chiếc vào năm 2020 và lên 1.550 phương tiện vào năm 2030. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng ghi nhật ký khai thác thủy sản và cấp giấy chứng nhận khai thác thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu vào thị trường châu Âu đúng quy định.

Hồ Thanh Tuấn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hải: Kiến nghị Trung ương, tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng Cảng cá Gành Hào

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy về xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, và đột phá của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra, Đông Hải sẽ tiếp tục phổ biến, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 13 của Tỉnh ủy; Chương trình số 18 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về “phát triển kinh tế biển và vùng phía Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy, Chương trình số 25 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí nâng lên thị xã”. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam và các nước lân cận cho ngư dân; hướng dẫn ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; không xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản.

Bên cạnh đó, huyện kiến nghị Trung ương, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng quy mô Cảng cá Gành Hào lên khoảng 6,34ha để đạt quy mô cảng cá loại I, tạo động lực thu hút tàu thuyền hoạt động nghề cá có công suất đến 600CV, phương tiện cập cảng lên xuống hàng hóa, nhằm thúc đẩy phát triển nghề cá và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá.

Song song đó, huyện sẽ tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu đánh bắt thủy sản, tàu thuyền có quy mô phù hợp và hiện đại tại Khu kinh tế biển Gành Hào; Quy hoạch và mời gọi đầu tư cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, phát triển công nghiệp cơ khí, giao thông, chế tạo và sửa chữa các phương tiện vận tải; phát triển các loại hình dịch vụ duy tu, bảo dưỡng, dịch vụ hậu cần… đáp ứng nhu cầu khai thác kinh tế biển, nhất là đánh bắt xa bờ.

TÚ ANH [lược ghi]

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề