Cây sung cổ thụ giá bao nhiêu năm 2024

Với dáng thế "cực dị" và sai trĩu quả, cây sung kiểng của anh Kiên, một chủ nhà vườn cây cảnh ở Hưng Yên đang được trả giá gần 100 triệu đồng.

Cây sung cổ thụ giá bao nhiêu năm 2024
Với dáng thế "cực dị" và sai trĩu quả, cây sung kiểng của anh Kiên, một chủ nhà vườn cây cảnh ở Hưng Yên đang được nhiều dân chơi cây chú ý. Theo anh Kiên, hiện đã có một số khách trả giá cây sung kiểng trên gần 100 triệu đồng nhưng anh chưa muốn bán mà chờ được giá cao hơn gia đình mới xuất vườn./.

Sung cổ thụ là một trong những loại cây quen thuộc và gần gũi với người dân. Đây là một trong bốn loại cây quý biểu tượng cho sung túc và phú quý.

1. Giới thiệu chung cây Sung cổ thụ

Cây sung cổ thụ giá bao nhiêu năm 2024

Giới thiệu về cây sung cổ thụ

– Tên phổ thông: Sung

– Tên khác: Ưu đàm thụ, Tụ quả dong

– Tên khoa học: Ficus racemosa

– Họ thực vật: Moraceae

– Nguồn gốc: châu Úc, châu Á và Ấn Độ

Ở Việt Nam, cây sung được trồng tại nhiều tỉnh thành do hợp khí hậu. Đây là loại cây quen thuộc với mỗi con người Việt, trên mọi nẻo quê hương hay đô thị luôn có sự hiện diện của loại cây thân thuộc này.

2. Đặc điểm cây sung cổ thụ

Cây sung cổ thụ giá bao nhiêu năm 2024

Đặc điểm cây sung cổ thụ

▼ Đặc điểm hình thái

Cây sung cổ thụ là loại cây thân gỗ có thể cao từ 20 – 30m, đường kính thân đến vài mét. Thân màu nâu xám, vỏ cây nhẵn nhụi.

Nó có nhiều cành nhỏ tạo tán rộng với các phiến lá non, cành nhỏ và chùm quả được che phủ bằng những sợi lông to màu trắng.

Lá sung mọc so le với nhau hình trứng hay hình elip. Chiều ngang lá khoảng 2 – 3 cm, chiều dài hơn 10 cm. Lá sung rất dai, có màu lục nhạt dần khi xa trục lá. Nó có lông khi còn non, lúc già có hình xù xì và không còn lớp lông tơ

Hoa đơn tính cùng gốc: hoa đực và hoa cái mọc cùng trên một gốc. Hoa đực có các lỗ chân lông cận đỉnh, không có cuống hoa, hoa có 3 – 4 thùy và 2 nhị. Hoa cái có cuống nhỏ, đài hoa thẳng. Sung ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 và ra quả từ tháng 9 đến tháng 10.

Quả sung cổ thụ mọc thành từng chùm to trên các cành lá đã già, các cành nhỏ ngắn, nách lá hoặc thân cây. Nó có hình tròn hoặc quả lê với đường kính khoảng 2 đến 3 cm. Khi non có màu xanh và chuyển dần sang cam ánh đỏ khi quả chín.

▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý

Sung cổ thụ là loài cây ưa sáng, ưa ẩm. Nó chịu được úng nhưng không chịu được hạn.

Sung cổ thụ ưa sáng nhưng sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.

Đây là loại cây được nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm hoặc chiết cành. Với dòng cây sung cổ thụ cảnh cảnh, người ta sẽ gieo hạt để tạo được bộ rễ đẹp cho cây.

Sung cổ thụ phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, Australia. Ở Việt Nam nó được trồng ở khắp cả 3 miền.

3. Tác dụng của cây sung cổ thụ

Cây sung cổ thụ giá bao nhiêu năm 2024

Quả cây sung cổ thụ

Toàn bộ cây sung cổ thụ đều đem lại cho con người những lợi ích nhất định.

– Cây sung cổ thụ được trồng làm cây bonsai, cây công trình cho bóng mát, tạo cảnh quan đô thị,…có giá trị kinh tế cao

– Quả sung có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá

– Lá sung non thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,…

– Lá sung tật (tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên) được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa

– Nhựa sung được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, hen, chốc lở, ghẻ ngứa.

– Hầu hết các bộ phận của cây sung được sử dụng trong việc điều chế thuốc Đông y để chữa nhiều bệnh như: sốt xuất huyết, phong tê thấp, trị bỏng, khản tiếng, ung thư phổi, đau họng do viêm họng, loét dạ dày,tá tràng, táo bón…

4. Lưu ý kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cổ thụ

Cây sung cổ thụ giá bao nhiêu năm 2024

Lưu ý kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cổ thụ

– Cây sung cổ thụ có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm chiết cành. Nếu muốn trồng trong bồn hay chậu cảnh, người ta thường dùng phương pháp gieo hạt để nhân giống cây, như thế vừa để có cây con khỏe với bộ rễ tốt vừa dễ dàng tạo dáng theo ý của người chơi cây

– Cây sung với đặc tính ưa nước, ưa ẩm vì thế nên trồng ở những nơi đất ẩm ướt (như ven hồ, ao…), không nên trồng cây ở những nơi đất cát, đất sỏi hoặc những nơi khả năng giữ nước cuả đất kém

– Sung cổ thụ rất dễ trồng và chăm sóc, không cần tốn quá nhiều công chăm bón. Nếu muốn có một cây sung đẹp thì nên chú ý thường xuyên cắt tỉa cành lá để cây đẻ nhiều nhánh nhỏ