Chi phí trong kinh doanh là gì

Khi kinh doanh, tính toán các loại chi phí trong doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng với các nhà quản trị. Nắm bắt được chi phí được quản lý và sử dụng, doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh. Vậy cụ thể chi phí là gì? Và các loại chi phí trong doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thông tin trên nhé!

Chi phí là gì? 

Chi phí được hiểu là giá trị của nguồn lực được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Bản chất của chi phí là sự đánh đổi để lấy một kết quả khác, kết quả này thể hiện dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng, tiền… hoặc không phải dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ.

Các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại

Để hoạt động và vận hành trơn tru, doanh nghiệp cần bỏ ra các loại chi phí khác nhau như chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí sản xuất chung và các chi phí ngoài sản xuất. 

Chi phí nguyên vật liệu

Một trong các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại cần nhắc đến đầu tiên đó là chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, phụ tùng thay đổi, xuất dùng cho sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp.

  • Nguyên vật liệu chính bao gồm các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng theo định mức chi phí nhất định.
  • Nguyên vật liệu phụ là các vật liệu kết hợp với các vật liệu khác trong quá trình sản xuất giúp làm tăng thêm chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động sản xuất được trôi chảy. 

Chi phí thuê nhân công

Chi phí nhân công là các khoản phải chi trả cho việc thuê nhân viên của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm tiền lương cho đến các khoản phụ cấp, trợ cấp như thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe… mang tính chất lượng trước khi trừ các khoản giảm trừ. Trong số các loại chi phí trong doanh nghiệp đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Chi phí khấu hao TSCĐ

Đây là chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho các tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm chi phí khấu hao hữu hình và chi phí khấu hao vô hình. Trong đó, chi phí khấu hao hữu hình là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc vào thời gian sử dụng của nó. Chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất.

Chi phí ngoài sản xuất 

Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này có thể là chi phí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị, chi phí chăm sóc khách hàng… Để giảm thiểu chi phí ngoài sản xuất, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tối ưu quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Các giải pháp công nghệ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí quản lý, vận hành doanh nghiệp. Tham khảo giải pháp thương mại điện tử của 94now tại: 94now.com/service. 

Hiểu rõ các loại chi phí giúp doanh nghiệp có thể tối ưu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Trên đây là các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại thường gặp. Bên cạnh việc quản lý các chi phí trong doanh nghiệp hiệu quả, bạn cần chuẩn bị trước các rủi ro về chi phí có thể xảy ra.

Chi phí của hoạt động kinh doanh [tiếng Anh: Expenses] của doanh nghiệp gồm các chi phí về vật tư, nguyên vật liệu và sự hao mòn của các máy móc, thiết bị, tiền lương…

Hình minh họa [Nguồn: khoinghiep.thuvienphapluat.vn]

Chi phí của hoạt động kinh doanh [Expenses]

Khái niệm

Chi phí của hoạt động kinh doanh trong tiếng Anh là expenses.

Chi phí của hoạt động kinh doanh [Expenses] là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng.

Các loại chi phí trong hoạt động kinh doanh

Chi phí của hoạt động kinh doanh thường bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí tài chính.

Giá vốn hàng bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí sản xuất [nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung] liên quan tới sản phẩm được tiêu thụ hoặc dịch vụ được thực hiện. Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là giá mua vào của các sản phẩm được tiêu thụ.

Chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, như quảng cáo, vận chuyển hàng bán, hoa hồng... Các doanh nghiệp luôn phải tìm cách thu hút và tìm kiếm khách hàng nên phát sinh chi phí bán hàng dưới niều hình thức khác nhau, tuy nhiên chi phí này rất khác biệt giữa các công ty và các ngành nghề. 

Ví dụ, năm 2016 chi phí bán hàng của Vinamilk là 10.759 tỉ đồng, chiếm 22,9% doanh thu, trong khi chi phí bán hàng của Vinaconex là 47 tỉ đồng chiếm 0,6% tổng doanh thu [8.534 tỉ đồng]. 

Chi phí quản lí doanh nghiệp. Chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm các chi phí phục vụ cho việc điều hành hoạt động chung của cả tổ chức, như tiền lương ban giám đốc, lương nhân viên hành chính, khấu hao nhà văn phòng, điện - nước - điện thoại văn phòng công ty... Các chi phí quản lí doanh nghiệp thường không thay đổi theo doanh thu nên việc so sánh tốc độ tăng chi phí quản lí doanh ngiệp với tốc độ tăng doanh thu sẽ giúp đánh giá về hiệu quả quản lí.

Chi phí tài chính. Chi phí tài chính là các chi phí liên quan tới việc kinh doanh chứng khoán, góp vốn kinh doanh và chi phí lãi vay của doanh nghiệp. Trong chi phí tài chính, chi phí lãi vay thường được báo cáo thành một khoản mục riêng biệt trên báo cáo kết quả kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay nên chi phí lãi vay là một thành phần quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng sinh lợi của đơn vị.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Báo cáo tài chính phân tích - dự báo và định giá, NXB Đại học kinh tế quốc dân]

Chủ Đề