Tương tác gen là gì

YOMEDIA

  • Câu hỏi:

    Di truyền tương tác gen là hiện tượng như thế nào?

    • A. Một gen quy định nhiều tính trạng.
    • B. Nhiều gen cùng quy định một tính trạng.
    • C. Mỗi gen quy định một tính trạng.
    • D. Nhiều gen tương tác qua lại và cùng quy định nhiều tính trạng.

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: B

    Di truyền tương tác gen là hiện tượng nhiều gen cùng quy định một tính trạng.

Mã câu hỏi: 269336

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Sinh học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Các tua quấn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
  • Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở đâu
  • Thể đột biến là:
  • Di truyền tương tác gen là hiện tượng:
  • Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực : cái luôn xấp xỉ 1 : 1 vì
  • Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở:
  • Trong phương pháp kỹ thuật gen ADN tái tổ hợp được tạo ra bởi:
  • Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng:
  • Tiến hoá nhỏ là gì?
  • Khái niệm giới hạn sinh thái?
  • Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ nào
  • Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
  • Biểu đồ bên thể hiện lượng khí khổng đóng và mở của 1 loài thực vật trong 24 giờ
  • Quá trình hình thành quần thể virut HIV kháng thuốc 3TC ở 3 bệnh nhân được mô tả trong hình dưới đây.
  • Hình dưới minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, [1] và [2] trong hình là kí hiệu các quá trình của cơ chế này.
  • Ở ruồi giấm, tế bào có 4 cặp NST [kí hiệu: I, II, III, IV].
  • Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn
  • Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trêm NST giới tính X, không có alen trên Y.
  • Cần lựa chọn một trong hai gà mái là chị em ruột cùng thuộc giống Lơgo về chỉ tiêu sản lượng trứng để làm giống.
  • Phả hệ sau mô tả sự di truyền của khả năng nếm một chất nhất định trong một gia đình.
  • Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
  • Quá trình hình thành loài mới có các đặc điểm:
  • Nhận xét rút ra từ bảng số liệu sau là:
  • Vĩ độ là thước đo khoảng cách từ đường xích đạo của trái đất.
  • Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
  • Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
  • Cho chuỗi thức ăn: Bắp cải → Rệp cây → Bọ cánh cứng → Chim nhỏ.
  • Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn
  • Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử.
  • Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập
  • Một cơ thể đực có kiểu gen \[\frac{{ABD}}{{abd}}\] giảm phân tạo giao tử.
  • Một gen mã hoá liên tục ở vi khuẩn mã hoá phân tử prôtêin A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin B.
  • Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
  • Cho ruồi thân xám, cánh dài [P] thuần chủng lai với ruồi thân đen, cánh ngắn thu được F1.
  • Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2.
  • Cho 2 cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng [P] giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng.
  • Thể đơn nhiễm [monosomy] ở các nhiễm sắc thường được biết là gây chết.
  • Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh
  • Loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp
  • Ở một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn [P]

ADMICRO

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

YOMEDIA

OFF

Table of Contents

  • 1. Khái niệm và phân loại
  • 2. Tương tác giữa các gen không alen
    • 2.1. Tương tác bổ sung
    • 2.2. Tương tác cộng gộp
  • 3. Tác động đa hiệu của gen
  • 4. Bài tập vận dụng tương tác gen

1. Khái niệm và phân loại

Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành 1 kiểu hình.

Phân loại tương tác gen gồm tương tác giữa các gen alen và tương tác giữa các gen không alen.

Lưu ý: sự tương tác gen được trình bày trong bài là sự tương tác gen không alen – tức là nhiều cặp gen không alen cùng quy định một tính trạng.

Thực chất các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng là prôtêin tương tác với nhau để cho ra kiểu hình.

2. Tương tác giữa các gen không alen

Có 2 kiểu tương tác là tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp.

2.1. Tương tác bổ sung

Thí nghiệm: Ở hoa đậu thơm

Ptc: hoa trắng [dòng 1] × hoa trắng [dòng 2]

F1: 100% hoa đỏ

F1 tự thụ: hoa đỏ × hoa đỏ

F2:9 hoa đỏ : 7 hoa trắng

Nhận xét:

TLKH F2  = đỏ : trắng = 9 : 7

F2 có 16 tổ hợp gen = 4 giao tử × 4 giao tử.

Cây F1 tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

F1 dị hợp 2 cặp gen năm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau quy định.

Giải thích:

Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau quy định hoa đỏ [A-B-].

Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội [A-bb, aaB-] hoặc không có gen trội nào [aabb] quy định hoa màu trắng.

Sơ đồ lai:

P: AAbb [hoa trắng] × aaBB [hoa trắng]

F1: AaBb [100% hoa đỏ]

F1 tự thụ: AaBb [hoa đỏ] × AaBb [hoa đỏ]

F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb 

9 đỏ : 7 trắng

Khái niệm

Tương tác bổ sung là kiểu tương tác trong đó sự có mặt của 2 gen trội không alen trong cùng 1 kiểu gen sẽ tạo ra một kiểu hình riêng biệt [xuất hiện một kiểu hình mới].

Một số tỉ lệ của hiện tượng tương tác bổ sung:

9 : 7

[Tương tác gen quy định màu sắc hoa đậu thơm]

9 : 6 : 1

[Tương tác gen quy định hình dạng quả bí]

9 : 3 : 3 :1

[Tương tác gen quy định hình dạng mồng gà]

9 A-B- → 9 đỏ

3 A-bb       

3 aaB- → 7 trắng

1 aabb       

9 A-B- → 9 dẹt

3 A-bb       

3 aaB- → 6 tròn

1 aabb → 1 dài

9 A-B- → 9 mồng hạt đậu

3 A-bb → 3 mồng hoa hồng

3 aaB- → 3 mồng quả hồ đào

1aabb  → 1 mồng hình lá

2.2. Tương tác cộng gộp

Khái niệm: Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác của nhiều gen trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự biểu hiện của tính trạng. 

Ví dụ:

Màu da người do ít nhất 3 gen không alen [A, B, D] quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó:

  • Sự có mặt của bất cứ 1 alen trội đều làm tăng tổng hợp thêm 1 ít hắc tố mêlanin.
  • Kiểu gen đồng hợp trội AABBDD có màu da đen nhất.
  • Kiểu gen đồng hợp lặn aabbdd có màu da trắng.

Sơ đồ lai P: AaBbDd [nâu đen] × AaBbDd [nâu đen]

F1: 63 đen [có mức độ đậm nhạt khác nhau] : 1 trắng

Tính trạng số lượng:

Tính trạng số lượng là các tính trạng do nhiều gen tương tác kiểu cộng gộp quy định và chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. 

VD: năng suất lúa, sản lượng sữa, trọng lượng gia súc, gia cầm...

3. Tác động đa hiệu của gen

Khái niệm: là hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

Hiện tượng biến dị tương quan là hiện tượng gen đa hiệu bị đột biến làm thay đổi một loạt các tính trạng mà nó chi phối.

Ví dụ: Ở người, đột biết gen HbA → HbS làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lý trong cơ thể.

4. Bài tập vận dụng tương tác gen

Câu 1: Khi lai phân tích cây có kiểu hình quả ngắn, thu được đời con Fa có 27 cây quả ngắn, 80 cây quả dài. Sự biểu hiện của các gen quy định tính trạng hình dạng quả tuân theo hiện tượng

  1. tương tác át chế gen trội kiểu 13 : 3.
  2. tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.
  3. tương tác cộng gộp kiểu 15 : 1.
  4. tương tác bổ sung kiểu 9 : 6 : 1.

Câu 2: Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt và cây quả bầu dục [P], thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau và thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là

  1. 1/12.
  2. 3/16.
  3. 1/9.
  4. 1/36.

Câu 3: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ.

  1. 37/64.
  2. 9/64.
  3. 7/16.
  4. 9/16.

Câu 4: Cho cây hoa đỏ [P] có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ F1, số cây đồng hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ

  1. 3/16.
  2. 4/9.
  3. 3/32.
  4. 2/29

Câu 5: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen không alen [Aa, Bb, Dd, Ee] nằm trên các cặp NST khác nhau quy định. Sự có mặt của mỗi alen trội thuộc bất cứ lôcut nào đều làm cây cao thêm 20cm. Cây thấp nhất có chiều cao 90 cm. Cho phép lai AaBbddEE × AaBbDdee. Tỉ lệ cây con có chiều cao 190 cm là

  1. 1/32.
  2. 3/32. 
  3. 4/32.
  4. 5/32.
ĐÁP ÁN

Câu 1:

Giải chi tiết:

Plai phân tích: cây quả ngắn × cây đồng hợp tử lặn

🡪 Fa: 1 cây quả ngắn : 3 cây quả dài

🡪 Fa có 4 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử × 1 loại giao tử

Vì cây đồng hợp lặn chỉ tạo 1 loại giao tử 🡪 cây quả ngắn P tạo 4 loại giao tử bằng nhau

🡪 P: AaBb [cây quả ngắn] × aabb

🡪 Fa: 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1aabb

Trong đó: AaBb quy định cây quả ngắn, Aabb, aaBb, aabb quy định cây quả dài

🡪 Tính trạng kích thước quả do 2 gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung [9 : 7].

🡪 Phương án B đúng

Câu 2:

Giải chi tiết:

P: cây quả dẹt × cây quả bầu dục

🡪 F1: 100% cây quả dẹt

F1 × cây đồng hợp lặn

🡪 Fa: 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục

🡪 Fa có 4 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử × 1 loại giao tử

Vì cây đồng hợp lặn chỉ tạo 1 loại giao tử 🡪 cây quả dẹt F1 tạo 4 loại giao tử bằng nhau

🡪 F1: AaBb [cây quả dẹt] × aabb

🡪 Fa: 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1aabb

Trong đó: AaBb quy định cây quả dẹt, Aabb, aaBb, quy định cây quả tròn, aabb quy định cây quả bầu dục

F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb

F2: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb

Chọn các cây tròn F2 cho ngẫu phối:

[1/6AAbb : 2/6Aabb : 1/6aaBB : 2/6aaBb] × [1/6AAbb : 2/6Aabb : 1/6aaBB : 2/6aaBb]

GF2: ab = [2/6 × 1/2] + [2/6 × 1/2]  = 1/3

F3: Xác suất thu được cây có quả bầu dục [aabb] =  1/3 × 1/3 = 1/9

🡪 Phương án C đúng

Câu 3:

Giải chi tiết:

Quy ước gen:

K-L-M- 🡪 quy định hoa màu đỏ

K-L-mm 🡪 quy định hoa màu vàng

Các nhóm KG còn lại đều quy định hoa màu trắng

P: Hoa đỏ đồng hợp tử về cả 3 gen × cây hoa trắng đồng hợp tử lặn về cả 3 gen

KKLLMM × kkllmm

F1: KkLlMm    

F1 giao phấn: KkLlMm × KkLlMm

F2: 

TLKH cây hoa trắng = 1 - TLKH [cây hoa đỏ + cây hoa vàng]

= 1 - [K-L-M- + K-L-mm] 

 = 1 – [[3/4×3/4×3/4] + [3/4×3/4×1/4]] = 7/16 

🡪 Phương án C đúng.

Câu 4: 

Giải chi tiết:

TLKH F1 = đỏ : trắng = 27 : 37

🡪 F1 có 64 tổ hợp

🡪 P: AaBbDd × AaBbD

F1:

27 A-B-D- → 27 cây hoa đỏ

9 A-B-dd

9 A-bbD-

9 aaB-D-

3 A-bbdd → 37 cây hoa trắng

3 aaB-dd

3 aabbD

1 aabbdd

🡪 Cây hoa đỏ F1 đổng hợp tử về 1 cặp gen [AABbDd + AaBBDd + AaBbDD] 

= [1/4 × 2/4 × 2/4] × 3 = 3/16

🡪 Trong số cây hoa đỏ F1,cây đồng hợp tử về 1 cặp gen = 3/1627/64 = 4/9 

🡪 Phương án B đúng.

Câu 5: 

Quy ước gen:

A = B = D = E = cao thêm 20cm

Ta có, chiều cao Cây thấp nhất [có KG là aabbddee] = 90

🡪 Cây cao 190 cm là cây có 5 alen trội trong kiểu gen

SĐL  P: AaBbddEE × AaBbDdee

F1:  TLKH 90cm = TLKGmang 5 alen trội = C55-125 = 5/32

🡪 Phương án D đúng.

Hy vọng bài viết và các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp các em có thể hiểu rõ hơn về tương tác gen và tác động đa hiệu của gen.

Giáo viên biên soạn: Nguyễn Quang Vũ

Đơn vị: Trường TH- THCS-THPT Lê Thánh Tông

Chủ Đề