Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 lý thuyết

1.Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu –đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã có thêm những thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoar a đời.

Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sang đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày,, 30-1-1950 Chính phủ Liên Xô, và trong vòng một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Về phía địch, ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve.

Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Ngày 7-2-2959, Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại  [thành lập tháng 7-1949]; ngày 8-5-1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh ở Đông Dương.

Thực hiện kế  hoạch Rơve, từ tháng 6-1949, Pháp tăng cường phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập “Hàng lang Đông-Tây” [Hải Phòng-Hà Nội-Hòa Bình-Sơn La]. Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến coong Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

2. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950

Việc Pháp thực hiện kế  hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây….Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường snag Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cung Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

 

Hình 49. Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950

Sáng sớm 16-9-1950 các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn hai ngày chiến đấu, sáng 18-9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp. Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm [8-10-1950] và ngày 13-10-1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh. 

Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22-10-1950.

Phối hợp với mặt trận biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hòa Bình [4-11-1950]. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng vây chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng với Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông-Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt-Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính [Bắc Bộ], mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

IV. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

-  Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời và đặt quan hệ ngoại giao với ta [18/01/1950]

- Từ tháng 1/1950 Liên Xô và các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.

- Ngày 13/5/1949 Mỹ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ ve:

+ Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương; công nhận chính phủ Bảo Đại; tháng 5/1950, đồng ý viện trợ cho Pháp.

+ Nội dung kế hoạch Rơ-ve:

  • Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cắt đứt liên lạc của ta với quốc tế
  • Lập hành lang Đông - Tây [Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La].
  • Chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai, giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950

a, Chủ trương của ta:

Tháng 6 - 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch

- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.

- Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên.

b, Diễn biến:

- Ngày 16/ 9/1950, ta tiến công Đông Khê, sau 2 ngày, ta chiếm Đông Khê.

-  Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4 bị cắt làm đôi.

- Pháp phải rút quân từ Cao Bằng về theo đường số 4 và từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về.

- Đoán được ý định của Pháp, ta mai phục chặn đánh khiến cho hai cánh quân trên đường số 4 không gặp được nhau.

- Thất Khê bị uy hiếp, Pháp rút về Na Sầm [8/10/1950].

- Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm, cuộc hành quân của địch ở Thái Nguyên cũng bị đập tan. Đường số 4 được giải phóng [22/10/1950]

- Phối hợp với mặt trận Biên giới, ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình. Phong trào du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

c, Kết quả

- Sau hơn một tháng, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi

- Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch Giải phóng biên giới Việt - Trung với 35 vạn dân, khai thông con đường nối nước ta với các nước XHCN.

- Chọc thủng “hành lang Đông - Tây” của Pháp, phá vỡ thế bao vây của Pháp.

-  Kế hoạch Rơ-ve phá sản.

d, Ý nghĩa

- Con đường liên lạc của ta với các nước Xã hội chủ nghĩa được khai thông.

- Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.

- Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến:

+ Quân đội trưởng thành,

+ Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ

Giải bài tập Lịch sử 5 trang 32

Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 32, 33, 34, 35 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 15: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950

  • Mục đích mở chiến dịch biên giới thu – đông 1950 nhằm giải phóng một phần biên giới Việt - Trung. Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc.
  • Sáng ngày 16/9/1950, ta nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta chiếm được cứ điểm Đông Khê. Pháp rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.
  • Kết quả của chiến dịch biên giới năm 1950: Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Làm chủ 750 km trên giải biên giới Việt – Trung.
  • Chiến thắng biên giới thu – đông 1950 đã tạo chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến. Từ đây ta nắm quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính.

Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Quân ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

Câu 2

Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.

Trả lời:

Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt - Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.

Cập nhật: 03/08/2021

1.Hoàn cảnh lịch sử mới
Sau chiến dich Việt Bác thu - đông 1947 vã Cách mạng Trung Quốc thắng lợi [1 - 10 - 1949], tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không lợi cho thực dân Pháp. Bị thất bại trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Lợi dụng tình hình đó, Mĩ can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

Với viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiên “Kế hoạch Rơ-ve” nhằm “khoá cửa biên giới Việt - Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và “cô lập căn cứ địa Việt Bắc” với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV , thiết lập “Hành lang Đông - Tây” [Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La]. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị một kế hoạch có quy mô lớn nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

Để phá âm mưu đó, tháng 6 - 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

Với lực lượng áp đảo, quân ta tiêu diệt Đông Khê [sáng 18-9], uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập : hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo Đường số 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục chặn đánh trên Đuờng số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4.Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, ở Tây Bắc và trên Đường số 6, buộc Pháp phải rút khỏi thị xã Hoà Bình. Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trận Biên giới [từ ngày 16-9 đến 22 - 10 - 1950], quân dân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt - Trung, từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. “Hành lang Đông - Tây” bị chọc thủng ở Hoà Bình. Thế bao vây cả trong lần ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.

Video liên quan

Chủ Đề