Chiêu nghi nghĩa là gì

Chiêu nghi (chữ Hán: 昭儀; Kana: しょうぎ; Hangul: 소의; Bính âm: zhāoyi) là tên gọi một tước vị của phi tần trong hậu cung các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

Lịch sử

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, tước Chiêu nghi được đặt ra từ thời Hán Nguyên Đế Lưu Thích. Từ "Chiêu nghi" mang ý nghĩa [Chiêu kì nghi; 昭其儀]. Trong thời kỳ này, Chiêu nghi là chức danh cao nhất của phi tần, bổng lộc ngang Thừa tướng, tước vị ngang tước Vương của Chư hầu.

Thời nhà Tấn, do kiêng húy Tư Mã Chiêu mà không lập tước vị này. Từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc mới đặt lại. Thời Bắc Ngụy, hậu cung thiết lập [Tả chiêu nghi; 左昭儀] và [Hữu chiêu nghi; 右昭儀], địa vị chỉ sau Hoàng hậu.

Thời nhà Đường, tước Chiêu nghi đặt dưới Hoàng hậu cùng 4 tước Phi, thuộc hàng Chính nhị phẩm, trong đó ước Chiêu nghi đứng đầu hàng Cửu tần. Sang đời nhà Tống, tước vị này đứng thứ 8 trong số 17 bậc cung tần ở thuộc hàng Chính nhị phẩm. Từ cuối thời nhà Minh, nhà Thanh trở đi không đặt tước vị Chiêu nghi nữa.

Việt Nam

Vào thời Lê sơ, Lê Thánh Tông định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
  • [Cửu tần; 九嬪]:
    • Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
    • Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
    • Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).

Thời nhà Nguyễn, Gia Long Đế đặt các thứ bậc nội cung. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃);
  • [Tam tu; 三修]: Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛);
  • [Cửu tần; 九嬪]: Quý tần (貴嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Đức tần (德嬪), Thục tần (淑嬪), Huệ tần (惠嬪), Lệ tần (麗嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪);
  • [Tam chiêu; 三昭]: Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛)
  • [Tam sung; 三充]: Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Nghi nhân (儀人), Tài nhân (才人), Linh nhân (靈人), Lương nhân (良人);

Từ thời Minh Mạng cải cách đại thể vào năm thứ 17 (1836), chức vị Chiêu nghi không còn được sử dụng trong hậu cung nhà Nguyễn nữa.

Chiêu nghi nghĩa là gì

Nhân vật nổi tiếng

Trung Quốc
  1. Phó Chiêu nghi - phi tần của Hán Nguyên Đế, mẹ Định Đào Cung vương Lưu Khang; cùng Phùng Chiêu nghi là 2 người đầu tiên phong tước Chiêu nghi.
  2. Phùng Chiêu nghi - phi tần của Hán Nguyên Đế, mẹ Trung Sơn Hiếu vương Lưu Hưng; cùng Phó Chiêu nghi là 2 người đầu tiên phong tước Chiêu nghi.
  3. Triệu Hợp Đức - sủng phi của Hán Thành Đế, em gái hoàng hậu Triệu Phi Yến.
  4. Võ Tắc Thiên - Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông, bà được phong Chiêu nghi trước khi Vương Hoàng hậu bị phế.
Việt Nam
  1. Dương Thị Bí - phi tần của Lê Thái Tông, sinh Lê Nghi Dân. Vốn phong Phi, sau giáng làm Chiêu nghi.
  2. Nguyễn Thị Huyền - phi tần của Lê Hiển Tông, sinh công chúa Lê Ngọc Hân.
  3. Hồ Thị Hoa - nguyên phối của Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng Đế, sinh Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị Đế.

Xem thêm

  • Hoàng hậu
  • Phi tần
  • Phi (hậu cung)
  • Tần (hậu cung)
  • Tiệp dư
  • Quý nhân
  • Tài nhân

Tham khảo

Chiêu nghi nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ Chiếu nghỉ là gì:

Chiếu nghỉ nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Chiếu nghỉ Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Chiếu nghỉ mình


0

Chiêu nghi nghĩa là gì
  0
Chiêu nghi nghĩa là gì


mặt bằng nhỏ ở lưng chừng cầu thang để người đi có thể bước ngang một đoạn cho đỡ mỏi trước khi leo tiếp.



<< Chiếu phim Chiếu manh >>

Chiêu nghi (昭儀) là tên gọi một tước vị thời phong kiến và quân chủ của cung tần, phi tần, hậu cung thời phong kiến ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Ngoài Chiêu nghi còn có một số danh hiệu, tước hiệu phi tần như Quý tần, Phu nhân, Quý nhân...

Chiêu nghi chỉ những người phụ nữ là cơ thiếp, tần phi của Hoàng đế trong hậu cung.

Chiêu nghi nếu có dã tâm, biết lợi dụng sự sủng ái của Hoàng đế để lật đổ được Hoàng hậu để leo lên các ngôi vị cao hơn. Trong lịch sử Trung Quốc có một số phi tần là Chiêu nghi được sủng ái nổi tiếng như Phùng Chiêu nghi (bà nội Hán Bình Đế), Phó Chiêu nghi (bà nội Hán Ai Đế), Triệu Phi Yến, Võ Mỵ Nương (Võ Tắc Thiên) do được Hoàng đế sủng ái mà hại hoàng hậu để được làm Hoàng hậu.

Mục lục

  [ẩn] 
  • 1 Trung Quốc
  • 2 Việt Nam
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích
  • 5 Liên kết ngoài

§Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc, tước Chiêu nghi được đặt ra từ thời Hán Nguyên Đế (Sử ký, quyển 97 hạ) với 2 người đầu tiên được phong Chiêu nghi là Phó Tiệp dư (mẹ đẻ Định Đào vươngLưu Khang) và Phùng Tiệp dư (mẹ đẻ Trung Sơn vương Lưu Hưng). Trong thời kỳ này, Chiêu nghi là chức danh cao nhất của phi tần, bổng lộc ngang Thừa tướng, tước vị ngang tước Vương của Chư hầu.

Thời nhà Tấn (do kiêng húy Tư Mã Chiêu) và Ngũ Hồ thập lục quốc không đặt tước vị chiêu nghi.

Thời nhà Tống, Chiêu nghi dưới Hoàng hậu, Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi, đứng thứ 8 trong số 17 bậc cung tần ở thuộc hàng Chính nhị phẩm là Thái nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên. Từ cuối thời Minh trở đi không đặt tước vị Chiêu nghi nữa.

§Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam vào thời nhà Hậu Lê, Chiêu nghi đứng sau Hoàng hậu, Tam phi: Quý phi, Minh phi, Kính phi, đứng đầu Cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên, đứng trên 6 chức cung giai: Tiệp dư, Dung hoa, Tuyên vinh, Tài nhân, Lương nhân, Mỹ nhân.

Thời Hoàng đế Gia Long nhà Nguyễn, các thứ bậc nội cung được sắp xếp lại lần lượt là:

  • Hoàng hậu
  • Tam phi: Quý phi, Minh phi, Kính phi
  • Tam tu: Tu nghi, Tu dung, Tu viên
  • Cửu tần: Quý tần, Hiền tần, Trang tần, Đức tần, Thục tần, Huệ tần, Lệ tần, An tần, Hòa tần
  • Tam chiêu: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên
  • Tam sung: Sung nghi, Sung dung, Sung viên
  • Lục chức: Tiệp dư, Dung hoa, Nghi nhân, Tài nhân, Linh nhân, Lương nhân

Từ thời Hoàng đế Minh Mạng, chức vị Chiêu nghi không còn được sử dụng.

Một số Chiêu nghi nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Dương Thị Bí (mẹ Lê Nghi Dân), Nguyễn Thị Huyền (mẹ công chúa Lê Ngọc Hân), Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị, về sau truy tôn làm Tá Thiên Nhân Hoàng hậu).


Page 2