Chính sách bảo hộ thương mại của Việt Nam

Tăng cường thực thi PVTM

Ghi nhận của Cục PVTM, Bộ Công Thương, năm 2021, diễn biến phức tạp của Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất, xuất khẩu; việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do [FTA] đưa mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt xuống rất thấp, phần lớn ở mức 0%; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của ta tiếp tục tăng cao, ước đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2021, trong đó xuất khẩu ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19%; tình hình thương mại khu vực và toàn cầu diễn biến phức tạp, xu thế sử dụng các biện pháp PVTM trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.

Hoạt động về PVTM năm 2022 sẽ tiếp tục được thúc đẩy

Với diễn biến của kinh tế toàn cầu, theo Cục PVTM là đã tác động trực tiếp tới các hoạt động về PVTM, như: Nhiều nước tiếp tục sử dụng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; nhiều ngành sản xuất bị thiệt hại bởi hàng hóa nhập khẩu đã có hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp PVTM; xu thế theo dõi, điều tra, áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ gia tăng.

Đặc biệt, cùng với sự tăng trưởng thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp PVTM của nước ngoài. Số liệu Cục PVTM cung cấp cho thấy, tính đến hết tháng 12/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 209 vụ việc điều tra. Riêng trong năm 2021 có 8 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc cũ đang tiếp tục điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ.

Trước các vụ việc về PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, thời gian qua, Cục PVTM đã tăng cường, triển khai nhiều hoạt động quan trọng. Như, Cục đã tham mưu Bộ Công Thương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg; tiếp tục triển khai 3 thủ tục hành chính cấp độ 4, bao gồm: Thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM để phục vụ công tác điều tra; thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM; thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM.

Bên cạnh đó, năm qua, Cục PVTM cũng đã tiếp tục chủ động theo dõi, nghiên cứu, báo cáo lãnh đạo Bộ những diễn biến mới trong chính sách, pháp luật về PVTM của các nước và tình hình cải cách cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đồng thời, phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra; cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về quy trình điều tra, kịch bản ứng phó; trực tiếp cung cấp thông tin để cơ quan điều tra nước ngoài hiểu rõ về các chính sách, quy định của Việt Nam, tránh đưa ra những kết luận bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những cáo buộc thiếu khách quan và không chính xác. Đồng thời, can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra nước ngoài khi phát hiện hoạt động điều tra không phù hợp với các quy định của WTO...

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài theo đánh giá của Cục PVTM là đã đem lại những kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2021 nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng của ta như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia...

Đại diện Cục PVTM cho biết thêm, Cục đã và đang thực hiện Quyết định số 1347/QĐ-BCT của Bộ Công Thương triển khai một số hoạt động của Bộ Công Thương nhằm nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới. Trong đó, đã đề ra các hoạt động rất toàn diện nhằm tăng cường hiệu quả, năng lực của công tác PVTM trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA. Với các hoạt động này, theo Cục PVTM, công tác PVTM tiếp tục được hoàn thiện hơn, cụ thể: Đào tạo về kiến thức từ tổng quát đến chuyên sâu về PVTM cho ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp; Cung cấp thông tin PVTM cho các Hiệp hội, ngành sản xuất trong nước; hoàn thiện thể chế về PVTM theo hướng hiệu quả, tinh giản và phù hợp với các diễn biến mới và tăng cường công tác thực thi PVTM.

Ứng phó với tình hình mới

Năm 2022, kinh tế toàn cầu tiếp tục những khó khăn mới do tình hình Covid-19 kéo dài, thế giới phải chấp nhận sống chung lâu dài với dịch bệnh. Bối cảnh khu vực và quốc tế cũng đang diễn biến phức tạp, đi liền với xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực. Đối với kinh tế Việt Nam, năm 2022, cùng với việc thực hiện các Hiệp định FTA thế hệ mới, kim ngạch xuất khẩu-nhập khẩu của ta đã và sẽ tiếp tục gia tăng, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức.

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8 tháng 1 năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chính phủ đã đã đề ra nhiệm vụ “Tăng cường đấu tranh với hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Nâng cao năng lực và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với cam kết quốc tế. Xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm đối với những mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại…”.

Trước những vấn đề đặt ra, trong năm 2022, Cục PVTM nhấn mạnh, hoạt động về PVTM cần tiếp tục được thúc đẩy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nền kinh tế, các ngành sản xuất, xuất khẩu và người tiêu dùng.

Theo đó, các định hướng lớn về công tác này đã được đề ra như: Thực hiện đúng thời hạn công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PVTM; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về PVTM, Đề án Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ, Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp PVTM nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025; Đề án Nâng cao năng lực về PVTM trong bối cảnh tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới.

Bên cạnh đó, Cục PVTM sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật PVTM của Việt Nam cũng như của WTO và một số nước trên thế giới để nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ PVTM và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, qua đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam. Hoàn thiện nền tảng cho việc thực hiện hiệu quả công việc của Cục như cơ sở dữ liệu, quy trình xử lý vụ việc, trang thông tin điện tử, quy chế đào tạo, luân chuyển cán bộ...

Cùng với đó, Cục PVTM sẽ tăng cường theo dõi, nghiên cứu và phân tích thay đổi chính sách, pháp luật PVTM và thông lệ điều tra của các đối tác, thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU…; theo dõi chặt chẽ các diễn biến, tác động của căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc để có biện pháp kịp thời nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới nền kinh tế; nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp PVTM, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng lẩn tránh các biện pháp này. Đồng thời, theo dõi giá cả, thị trường các mặt hàng đang áp dụng biện pháp PVTM để có kiến nghị kịp thời.

Thép là sản phẩm bị khởi kiện nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Ảnh minh hoạ.
Xu thế gia tăng bảo hộ thương mại Ngày 23/11 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ [DOC] chính thức thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dún polyester [polyester textured yarn - PTY] nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Nguyên đơn đã cáo buộc sản phẩm PTY bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ, gây ra thiệt hại đáng kể đối với nhà sản xuất sở tại. Được biết, tổng kim ngạch xuất khẩu PTY của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng dần trong 3 năm từ 2017-2019 lần lượt là 490.000 USD, 778.000 USD và 4,5 triệu USD. Nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 8,7 % tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020. Trong số các vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 6 vụ, chiếm tỉ lệ 30%. Trong khi thép là một trong những sản phẩm xuất khẩu có nhiều chủng loại với kim ngạch hằng năm khoảng 4,2 tỷ USD. Riêng thị trường Hoa Kỳ, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép khoảng 300 triệu USD, chiếm tỉ lệ 7,4%. Đa số các vụ việc điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép đều do Hoa Kỳ tiến hành, trong đó riêng với sản phẩm thép chống ăn mòn [CORE] và thép cán nguội [CRS], Hoa Kỳ đã điều tra tổng cộng 5 vụ việc. Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, với 14 Hiệp định thương mại [FTA] mà Việt Nam đã tham gia, việc hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ này đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên gần 100 tỷ USD năm 2011 và dự kiến đạt 270 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với việc gia tăng xuất khẩu, số vụ việc PVTM của nước ngoài với hàng hóa Việt Nam cũng đang gia tăng. Trong 9 tháng của năm 2020, tổng số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra PVTM là 30 vụ việc, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2019 [10 vụ]. Các quốc gia điều tra áp dụng các biện pháp PVTM với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất bao gồm Hoa Kỳ với tổng số 39 vụ việc, Ấn Độ với 26 vụ việc, Thổ Nhĩ Kỳ với 23 vụ việc, Canada và Australia cùng 16 vụ việc. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra PVTM với 38 vụ việc [chiếm tỉ lệ 20%]. Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp PVTM như thép, nhôm, thậm chí là tôm. Tính đến hết năm 2019, sản phẩm tôm đã trải qua 14 lần rà soát. Sản phẩm cá tra đã trải qua 15 lần rà soát. Trong mỗi lần rà soát, doanh nghiệp và Chính phủ đều phải đầu tư nguồn lực để xử lý vụ việc. Bộ Công Thương nhận định, nguyên nhân chính của xu thế gia tăng các vụ việc PVTM nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam là do xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong thời gian qua với tác động tích cực từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các FTA. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường các nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất tại các nước này đề nghị Chính phủ họ điều tra áp dụng các biện pháp PVTM.
Tính đến hết năm 2019, sản phẩm tôm đã trải qua 14 lần rà soát trước các biện pháp bảo hộ thương mại. Ảnh minh hoạ.
Doanh nghiệp “lơ mơ” Trong khi nguy cơ ngày càng gia tăng các biện pháp PVTM từ nhiều thị trường xuất khẩu thì sự hiểu biết của DN Việt Nam còn rất hạn chế. Ông Phan Khánh An, Cục Phòng vệ thương mại [Bộ Công Thương] cho biết, theo một khảo sát gần đây, có khoảng 15% DN không biết gì về PVTM; chỉ có gần 2% đã tìm hiểu tương đối kỹ, nắm rõ; còn đa phần các DN có biết, nghe qua nhưng chưa nắm rõ vấn đề này. Trong khi đó, chỉ có 19,81% DN đã từng tìm hiểu sơ sơ, số DN tìm hiểu tương đối kỹ về PVTM hoặc là bên liên quan chỉ chiếm 1,89%. “Nhiều DN xuất khẩu Việt Nam bị điều tra nhưng không biết, chỉ khi hàng hóa xuất khẩu vào nước đó bị áp thuế cao mới “té ngửa” và có khi bị áp 4-5 năm rồi. Đây là khiếm khuyết về thông tin mà DN thường hay bỏ qua”, ông Phan Khánh An thông tin thêm. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại còn cho biết, khi mặt hàng inox bị Việt Nam điều tra chống bán phá giá, nhiều DN nhập khẩu cho hay, phía nhà bán hàng Trung Quốc sẵn sàng hạ giá bán để DN bù vào phần chi phí thuế nhập khẩu. Vì thế nhiều DN cũng không quan tâm đến thông tin mặt hàng này có áp thuế chống bán phá giá hay không. Tương tự, có không ít doanh nghiệp lơ là không nắm thông tin các biện pháp PVTM trên hàng hóa, đến khi có những vướng mắc về PVTM xảy ra DN lại cần các ngành chức năng thay đổi, bổ sung các quyết định mà việc này rất tốn thời gian, nhiều khi dẫn đến việc DN phải từ bỏ mở thị trường xuất khẩu. Bà Phan Mai Quỳnh, Phó Trưởng phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ, Cục Phòng vệ thương mại [Bộ Công Thương] cho rằng, đối phó với bảo hộ thương mại, DN không nên e ngại mà nên chủ động tham gia vào các vụ việc. DN cần chủ động tham gia trả lời các câu hỏi của bên điều tra, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu theo đúng yêu cầu, chuẩn bị thời gian, luật sư phiên dịch… Chính sự chủ động hợp tác, tham gia của DN quyết định đến 90% kết quả của vụ điều tra. Bên cạnh đó, rất cần xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ và rõ ràng. DN phải có bộ phận pháp chế, nghiên cứu các quy định về thương mại, PVTM quốc tế hoặc cân nhắc tư vấn từ luật sư am hiểu pháp luật quốc tế khi cần thiết. Bởi thực tế đã có những DN thuê luật sư thu thập hồ sơ chống bán phá vào thị trường Hoa Kỳ nhưng lại không chú tâm đến các quy định như nộp hồ sơ cho cơ quan điều tra chống bán phá giá Hoa Kỳ qua thư điện tử, nộp trễ hạn 24h... thì toàn bộ thông tin của DN sẽ không có giá trị và DN vẫn bị áp thuế như thường.... Việc gặp phải các sự cố này buộc DN phải chú trọng đến các quy định, thực hiện hồ sơ pháp lý liên quan đến PVTM theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại để được bảo vệ tốt nhất quyền lợi. Hiện nay, trước tình trạng gia tăng các biện pháp PVTM từ nhiều thị trường, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ DN thông qua nhiều hoạt động như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện, cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời giúp DN nắm được diễn biến vụ việc, tư vấn một số vấn đề pháp lý, quy trình thủ tục điều tra. Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực với tỉ lệ thành công lên đến 43% số vụ việc, đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các vụ khởi xướng điều tra có thể bắt đầu với bị đơn là một hoặc một vài DN, nhưng nguy cơ thiệt hại cho cả ngành hàng là rất lớn nên các DN cần thường xuyên theo dõi thông tin, tích cực phối hợp với hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý nhà nước để cùng giải quyết hiệu quả. Trên thực tế, các biện pháp đối phó với PVTM khi được DN chuẩn bị chủ động sẽ khiến DN trưởng thành, lớn mạnh hơn.
Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại

Xác định phòng vệ thương mại là lĩnh vực phức tạp nhất trong thương mại quốc tế, ngày 1/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày về phê duyệt Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại".

Mục tiêu chung của Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại" để theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước, giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2074/QĐ-BCT ngày 5/8/2020 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”. 

Hiện công tác thực hiện về cảnh báo sớm đối với nhiều ngành hàng, sản phẩm có nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại nhiều thị trường khác nhau đang được các đơn vị của Bộ Công Thương trong đó có Cục Phòng vệ thương mại duy trì, đẩy mạnh. DN có thể thường xuyên theo dõi, cập nhật danh sách ngành hàng, sản phẩm và có các điều chỉnh xuất khẩu phù hợp để hạn chế bị kiện PVTM. Danh sách này được cập nhật thường xuyên trên website của Cục Phòng vệ thương mại.

Phan Trang


Video liên quan

Chủ Đề