Chính sách thống trị của thực dân Anh Đời với ấn Độ sâu chiến tranh thế giới thứ nhất đa đưa đến

Thuở xa xưa, Singapore từng được gọi là Thị trấn Biển [Sea Town].

Mặc dù những bản ghi chép đầu tiên về lịch sử Singapore đã bị phai nhòa theo thời gian, một tài liệu tiếng Hoa vào thế kỷ thứ 3 đã miêu tả mảnh đất này là "Pu-luo-chung", ý muốn nói đến "Pulau Ujong", nghĩa là "hòn đảo ở tận cùng bán đảo" trong tiếng Mã Lai. Sau đó, khi những cộng đồng dân cư đầu tiên được hình thành từ năm 1298 đến năm 1299 Sau Công nguyên, mảnh đất này được biết đến với tên gọi là Temasek [nghĩa là “Thị trấn Biển”].

Vào thế kỷ 14, hòn đảo nhỏ bé nhưng nằm ở vị trí chiến lược này đã có một cái tên mới. Theo truyền thuyết, hoàng tử Sang Nila Utama đến từ xứ Palembang [thủ đô của Srivijaya], trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Coi đó là điềm lành, chàng liền đặt cho thành phố nơi xuất hiện con vật lạ cái tên là “Thành phố Sư tử” hay Singapura, mà theo tiếng Sanskrit thì "simha" có nghĩa là sư tử, còn "pura" có nghĩa là thành phố.

Lúc bấy giờ, thành phố này nằm dưới sự cai quản của năm vị vua của Singapura cổ đại. Nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai, là điểm quy tụ tự nhiên của các đường hàng hải, thành phố đã khởi sắc trong vai trò là một thương cảng nhộn nhịp dành cho vô số các loại tàu thuyền, như các tàu buôn của người Trung Quốc, thuyền buồm của người Ả Rập, tàu chiến của người Bồ Đào Nha và những thuyền buồm dọc của người Bugis.

Sau đây là thông tin về Singapore, nơi hội tụ các nền văn hóa và sắc tộc đa dạng. Đó chính là sự pha trộn sống động góp phần làm nên nét đặc trưng độc đáo của đất nước.

Vị trí chiến lược của thành phố khiến nơi đây trở thành một trung tâm thương mại lý tưởng.

Singapore hiện đại được khai lập vào thế kỷ 19, nhờ vào chính trị, thương mại và một người đàn ông được biết đến với cái tên Ngài Thomas Stamford Raffles.

Trong thời kỳ này, đế chế Anh Quốc đang lăm le tìm một bến cảng trong khu vực để neo đậu các tàu buôn của mình, và để chặn trước các bước tiến của người Hà Lan. Singapore, lúc đó đã là một thương cảng đầy triển vọng, nằm dọc theo Eo biển Malacca, có vẻ là một lựa chọn lý tưởng.

Ngài Raffles, khi đó là tỉnh trưởng của vùng Bencoolen [ngày nay là Bengkulu] ở xứ Sumatra, đặt chân đến Singapore vào ngày 29 tháng 1 năm 1819. Nhận ra tiềm năng lớn của một hòn đảo được bao phủ bởi đầm lầy, ông liền thương thảo một hiệp ước với những người cai trị khu vực này, và xây dựng Singapore thành một trung tâm thương mại. Thành phố này nhanh chóng phát triển thành một trung tâm thương mại xuất nhập khẩu, thu hút dân di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ, Quần đảo Mã Lai và các vùng xa hơn nữa.

Năm 1822, Ngài Raffles đã cho thực hiện chương trình quy hoạch Raffles Town Plan, còn gọi là Jackson Plan, để giải quyết tình trạng mất trật tự của khu thuộc địa này. Các khu tập trung sinh sống của các dân tộc được chia thành bốn khu vực. Khu European Town là nơi sinh sống tập trung của những thương nhân châu Âu, người Âu-Á, và những người Châu Á giàu có, trong khi những người Trung Quốc thường sống tập trung ở khu vực ngày nay là Chinatown, và khu vực phía đông nam của Sông Singapore. Những người Ấn thường sống tập trung ở khu Chulia Kampong, phía bắc của khu Chinatown, và khu Kampong Gelam là nơi sinh sống của những người theo đạo Hồi, người Mã Lai và người Ả Rập đã di cư đến Singapore. Singapore tiếp tục phát triển trong vai trò là một thương cảng, với sự thành lập của một số ngân hàng chủ chốt, các Hiệp hội thương mại, và Tổ chức Thương mại. Vào năm 1924, một con đường đắp cao được mở ra nối liền khu vực phía bắc của Singapore với Johor Bahru.

Kiến trúc sư đầu tiên của Singapore, ông George D.Coleman, đã đến Singapore vào năm 1822, và công trình đầu tiên của ông là Nhà ở cho Ngài Stamford Raffles. Ông cũng tạo dựng nhiều ngôi nhà mang phong cách Palladian.

Quân Đồng minh đầu hàng vào năm 1942.

Sự thịnh vượng của Singapore đã bị hủy hoại nặng nề trong Thế Chiến thứ II, khi quân Nhật tấn công vào ngày 8 tháng 12 năm 1941. Quân xâm lược tiến vào từ phía bắc, khiến cho các chỉ huy quân sự Anh lúng túng vì họ nghĩ rằng đối phương sẽ tấn công bằng đường biển từ phía nam. Mặc dù có số lượng quân đông hơn, nhưng Quân Đồng Minh đã đầu hàng quân Nhật vào đúng dịp Tết Âm lịch, ngày 15 tháng 2 năm 1942. Đó là lần đầu hàng lớn nhất trong lịch sử của đội quân do người Anh cầm đầu. Hòn đảo này, từng được mệnh danh là "pháo đài bất khả xâm phạm", giờ đây được đặt tên là Syonan-to [tức "Ánh sáng của Đảo Nam" trong tiếng Nhật].

Khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945, mảnh đất này đã rơi vào tay Bộ máy Chính quyền của Quân đội Anh [British Military Administration], lực lượng này nắm quyền cho đến khi Khu vực Straits Settlement gồm Penang, Melaka và Singapore tan rã. Vào tháng 4 năm 1946, Singapore trở thành một Thuộc địa của Anh [British Crown Colony].

Singapore đã trải qua một chặng đường dài để trở thành quốc gia như ngày nay.

Vào năm 1959, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã hình thành chế độ tự trị ở quốc gia này, và cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra. Đảng Hành Động Nhân Dân [People’s Action Party - PAP] đã giành được 43 ghế, và ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Vào năm 1963, Malaysia được thành lập, bao gồm Liên bang Malaya, Singapore, Sarawak và Bắc Borneo [nay là Sabah]. Bước đi này nhằm củng cố các mối quan hệ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, việc hợp nhất không đạt được nhiều thành công và gần hai năm sau đó, cụ thể là vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ riêng.

Ngày nay, nhiều lát cắt của quá khứ đa văn hóa, thời kì thuộc địa và giai đoạn chiến tranh của Singapore vẫn được lưu giữ trong và xung quanh thành phố. Bạn có thể đến thăm các công trình tưởng niệm, bảo tàng và đài tưởng niệm, hoặc đi bộ dọc theo những con đường di sản để thực hiện hành trình xuyên thời gian tìm về quá khứ.




Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn Độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

1. Bối cảnh lịch sử và diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.

Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội] lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]. Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.

- Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.

3. Ý nghĩa lịch sử

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.

- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

4. Một số bài học kinh nghiệm

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật là:

Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.



Video liên quan

Chủ Đề