Giáo trình Luật to tụng hình sự Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trung Tâm Việc Làm Vui Academy, Tìm Việc làm Nhanh 24h,
Đăng Tuyển dụng miễn phí - Chi nhánh công ty MBN

ViecLamVui là dự án giữa MBN và Cổng Tri Thức Thánh Gióng Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên

Địa chỉ: L3 Tòa nhà MBN Tower 365 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email:

Không cần làm hồ sơ CV trên máy tính. Click chọn điền thông tin bằng điện thoại. Chat Nhanh có việc ngay

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam [Trường đại học Luật Hà Nội] do tập thể các tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội biên soạn.

Chủ biên: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn

Tập thể tác giả:

PGS.TS. HOàng Thị Minh Sơn

TS. Phan Thị Thanh Mai

PGS.TS. Trần Văn Độ

TS. Vũ Gia Lâm

PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên

TS. Nguyễn Hải Ninh

>> Xem thêm: Khi nào được cung cấp kết luận điều tra? Thời hạn giải quyết vụ án của cơ quan điều tra

TS. Mai Thanh Hiếu

ThS. Hoàng Văn Hạnh

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam [Trường đại học Luật Hà Nội]

Tác giả: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn [chủ biên]

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2018. Với mục tiêu xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự thực sự khoa học, tiến bộ có tính khả thi cao, là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015kế thừa những quy định còn phù hợp trongBộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung, xây dựng nhiều quy định mới phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của nước ta.

>> Xem thêm: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mới nhất đang áp dụng năm 2022

Bộ luật Tố tụng hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tụcthi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan của thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm… việc nắm vững các nội dung cơ bản trên là hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật, mỗi sinh viên, học viên củaTrường Đại học Luật Hà Nội– những người đang nghiên cứu về các ngành luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng.

Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, học viênTrường Đại học Luật Hà Nộiđã tổ chức biên soạn và chỉnh sửa, bổ sungGiáo trình luật tố tụng hình sự Việt Namtrên cơ sở kế thừa các giáo trình đã được xuất bản trước đây. Giáo trình do PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn làm chủ biên và nhóm tác giả bao gồm các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn trong các cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia biên soạn.

Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Namđược biên soạn dựa trên cơ sở lý luận thống nhất, các quy định trongBộ luật Tố tụng hình sự năm 2015và những văn bản pháp luật khác về tố tụng hình sự đã được ban hành.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của Luật Tố tụng hình sự

Chương I. Khái quát về luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. Luật tố tụng hình sự – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
  2. Nguồn của luật tố tụng hình sự
  3. Hiệu lực của bộ luật tố tụng hình sự
  4. Luật tố tụng hình sự – một ngành khoa học
  5. Luật tố tụng hình sự – một môn học

Chương II. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

  1. Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự
  2. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự

Chương III. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

  1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Chương IV. Người tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

  1. Người tham gia tố tụng
  2. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Chương V. Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự

>> Xem thêm: Phân tích xu hướng giao thoa, tiếp nhận các yếu tố tích cực giữa các mô hình tố tụng hình sự

  1. Cơ sở lý luận của chứng cứ và chứng minh
  2. Chứng cứ trong tố tụng hình sự
  3. Chứng minh trong tố tụng hình sự

Chương VI. Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế khác

  1. Biện pháp ngăn chặn
  2. Biện pháp cưỡng chế khác

Phần thứ hai: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Chương VII. Khởi tố vụ án hình sự

  1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự
  2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
  3. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
  4. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
  5. Trình tự khởi tố vụ án hình sự
  6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Chương VIII. Điều tra vụ án hình sự

  1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra vụ án hình sự
  2. Những quy định chung về điều tra
  3. Các hoạt động điều tra
  4. Tạm đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra và phục hồi điều tra
  5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra

Chương IX. Truy tố

  1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn truy tố
  2. Những quy định chung
  3. Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

Chương X. Xét xử sơ thẩm

  1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
  2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án
  3. Những quy định chung về xét xử vụ án hình sự và thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
  4. Chuẩn bị xét xử
  5. Trình tự xét xử vụ án tại phiên tòa
  6. Những việc cần phải làm sau khi kết thúc phiên tòa

Chương XI. Xét xử phúc thẩm

  1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm
  2. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
  3. Thủ tục xét xử phúc thẩm

Chương XII. Thi hành bản án, quyết định của tòa án

  1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của thi hành bản án, quyết định của tòa án
  2. Những quy định chung về thi hành bản án, quyết định của tòa án
  3. Một số thủ tục về thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù và xóa án tích

Chương XIII. Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

  1. Thủ tục giám đốc thẩm
  2. Thủ tục tái thẩm

4. Đánh giá bạn đọc

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Trong cuốn sách các tác giả đã trình bày những vấn đề chung củaLuật Tố tụng hình sựViệt Nam, gồm: khái quát về Luật Tố tụng hình sự; nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;… Phân tích cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự: khởi tố, điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập hiệu quả bộ môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Cuốn sách cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc quan tâm nghiên cứu lĩnh vực tố tụng hình sự Việt Nam.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam [Trường đại học Luật Hà Nội]".

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự để bạn đọc tham khảo:

Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyềnvà lợi ích hợp pháp củacá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳngtrướcpháp luật

Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.

Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Điều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Video liên quan

Chủ Đề