Cho con bú có được uống thuốc ngủ

Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye [gây sưng phù ở gan, não]. Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline [doxycycline, minoxycline,…] và nhóm fluoroquinolones [levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…] khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel [aluminium phosphate], maalox [aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon] được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI [ức chế bơm proton] thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ [lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…]. Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong thời gian cho con bú, người mẹ phải chữa trị một căn bệnh nào đó cần dùng đến thuốc phải luôn chú ý đề phòng vì thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Sữa mẹ được coi là nguồn thức ăn tốt nhất đối với trẻ em vì chứa những tố chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng và tránh nhiều bệnh tật nguy hiểm như tiêu chảy, còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Thuốc kháng sinh

Nhiều bà mẹ đang cho con bú phải điều trị một bệnh nhiễm trùng nào đó mà không thể không dùng tới các loại kháng sinh. Phần lớn thuốc kháng sinh ngoài tác dụng chữa bệnh cho người mẹ, khi đào thải qua đường sữa mẹ còn có khả năng chữa bệnh cho cả con nếu như trẻ cũng đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó. Tuy nhiên, có một số kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ. Chẳng hạn như khi mẹ dùng   chloramphenicol lâu dài thì con có thể bị biến chứng suy tủy xương.

Mẹ dùng tetracyclin nhiều có thể làm răng của con sau này bị vàng xỉn. Chất metronidazol [tên biệt dược là Klion, Flagyl] là loại thuốc thường dùng để điều trị một số bệnh ký sinh trùng đường ruột, đường âm đạo của phụ nữ có hàm lượng đào thải qua sữa tương đương với hàm lượng trong máu nên gây ra vị đắng của sữa làm cho trẻ bỏ bú.

Các bà mẹ mắc bệnh lao thường được điều trị bằng izoniazid [Rimifon] dùng thuốc thường xuyên và kéo dài có thể gây ra các tai biến thần kinh như co giật ở cả mẹ và con. Trong trường hợp này cần dùng thêm  vitamin B6 để giảm thiểu nguy cơ trên.

Các thuốc trị hen và các bệnh đường hô hấp

Ephedrin là một thứ thuốc làm giãn nở phế quản có tác dụng điều trị các cơn khó thở do hen và các viêm nhiễm tại đường thở gây cản trở sự lưu thông không khí. Khi uống thuốc này, một phần nhỏ thuốc bài xuất qua sữa sẽ làm cho đứa trẻ bú mẹ bị kích động nhiều, gây ra các rối loạn giấc ngủ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện trên thì mẹ cần ngừng ngay việc dùng thuốc và tìm tới bác sỹ để thay thế bằng thuốc khác.

Theophyllin cũng là một thứ thuốc trị hen phế quản và cũng tác động đến trẻ bú mẹ tương tự như Ephedrin.

Các thuốc giảm đau, hạ nhiệt

Aspirin là một thứ thuốc chống cảm cúm thường được sử dụng nhất. Hiện nay thứ thuốc này còn được dùng nhiều với mục đích phòng chống các tai biến tim mạch nên thông dụng. Ngoài tác dụng gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, aspirin còn được đào thải qua sữa mẹ nên gây ra những tác động xấu tới trẻ, chẳng hạn như làm suy giảm chức năng đông máu và có thể dễ mắc chứng bệnh chảy máu. Vì vậy, khi cho con bú nên tránh dùng thứ thuốc này.

Indomethacin là một thứ thuốc chống đau có tác dụng tốt trong việc làm dịu đau xương khớp. Những bà mẹ bị mắc bệnh tê thấp thường dùng thứ thuốc này cũng nên tránh hay tạm thời tránh dùng khi đang cho con bú, bởi vì thuốc cũng gây ra các tai biến rối loạn quá trình đông máu ở trẻ em.

Các thuốc ngủ và thuốc an thần

Đây là nhóm thuốc có thể gây các tai biến nguy hiểm nhất đối với trẻ. Các bà mẹ bị mắc các bệnh về thần kinh hoặc tâm thần thường được điều trị bằng các loại thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Chẳng hạn như các loại thuốc ngủ thuộc nhóm Barbiturat [Gardenal] có thể bài xuất qua sữa mà tác động đến đứa trẻ gây cho chúng chứng lơ mơ, ngủ gà ngủ gật, ảnh hưởng xấu tới nuôi dưỡng và sự phát triển của cơ thể.

Một loại thuốc an thần rất hay dùng là  benzodiazepin [biệt dược là       Diazepam, Seduxen] khi mẹ uống với liều cao thì con thường bị chứng buồn ngủ liên tục gọi là chứng ngủ vùi. Trẻ con đang bú vốn dĩ ngủ nhiều hơn trẻ lớn và người lớn, song khi quan sát thấy chúng cứ ngủ suốt ngày, bỏ cả bú hoặc đang bú cũng ngủ thì cần phải lưu ý tới khả năng bà mẹ đang dùng thuốc an thần loại trên và cần ngừng ngay thuốc.

Riêng đối với thuốc tránh thai, chưa có bằng chứng khẳng định tác dụng phụ của thuốc tránh thai đối với trẻ. Các nghiên cứu thấy không xảy ra vấn đề gì đối với trẻ mà mẹ dùng thuốc tránh thai trong thời gian cho con bú. Do vậy người mẹ có thể dùng thuốc tránh thai, tuy nhiên liều lượng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống sốt rét

Bệnh sốt rét là một bệnh thường gặp và có thể gây thành dịch trên nhiều vùng ở nước ta. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến bào thai trong khi đang mang thai mà còn ảnh hưởng đến đứa trẻ khi đang bú mẹ nếu như người mẹ vẫn tiếp tục dùng thứ thuốc đã quen dùng trước đây. Nếu bị sốt rét, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, vì việc mẹ uống thuốc nào ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của trẻ.

Theo Kim Chi [ANTĐ]

Sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời kì cho con bú cũng đem lại nhiều lo ngại. Tương tự, việc dùng thuốc chống trầm cảm khi đang cho con bú cũng không ngoại lệ. Rõ ràng, đây là những thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương. Và những lo ngại của bạn là hoàn toàn hợp lí. Bài viết này nhằm cung cấp thêm thông tin về vấn đề này. Nó giúp các bà mẹ có thể yên tâm hơn trong việc sử dụng thuốc.

1. Những nguy cơ nếu người mẹ không được điều trị bằng thuốc

Điều trị trầm cảm sau sinh là rất quan trọng. Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có nguy cơ đối với bà mẹ và trẻ em. Nó bao gồm các tương tác giữa mẹ và trẻ bị suy giảm. Ví dụ như người mẹ sẽ có thể chán nản, không muốn gần đứa con mình. Thậm chí nguy hiểm hơn là có hành vi tự sát hay không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi làm hại đến em bé. Việc chăm sóc em bé cũng bị suy giảm và gây tâm lý tiêu cực đến cho các thành viên còn lại trong gia đình. 

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc người mẹ bị trầm cảm trong khi mang thai hoặc sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và phát triển thần kinh của trẻ.

Thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc đau lòng vì mẹ bị trầm cảm sau sinh.

2. Những nguy cơ nào có thể xảy ra với bé nếu mẹ dùng thuốc chống trầm cảm khi đang cho con bú

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng, một số trẻ bú mẹ trong khi mẹ dùng thuốc chống trầm cảm có biểu hiện: bứt rứt, dễ giật mình, hay quấy khóc, bú kém, trẻ khó khăn để vào giấc ngủ, nôn ói,… Tuy nhiên, đây chỉ là các tác động ngắn hạn, còn những tác động dài hạn của việc cho con bú khi dùng thuốc chống trầm cảm hiện các nghiên cứu còn rất giới hạn và chưa rõ ràng.

3. Có nên dùng thuốc chống trầm cảm khi đang cho con bú?

Thực chất, tất cả các thuốc chống trầm cảm đều qua sữa mẹ với những nồng độ khác nhau. Và trên thực tế nồng độ thuốc qua sữa là không cao. Vì vậy, nhiều nghiên cứu  đã chỉ ra lợi ích của việc cho con bú bằng sữa  mẹ là cao hơn so với việc cho bé dùng sữa công thức về lâu về dài. Thêm một lí dó nữa là các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới hiện nay khá an toàn. Đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm SSRIs. Chúng được nghiên cứu là qua sữa với nồng độ khá thấp.

Vậy những trường hợp nào nên cân nhắc hoặc không nên cho trẻ bú mẹ khi dùng thuốc chống trầm cảm. Các khuyến cáo chỉ ra rằng:

  • Nên thận trọng khi cho trẻ bú mẹ khi mẹ đang phải sử dụng một liều thuốc rất cao. Khi liều thuốc mẹ dùng cao, thì chắc chắn lượng thuốc qua sữa sẽ cao.
  • Đối với trẻ sinh non và hay có biến chứng sản khoa. Phải cân nhắc thật kĩ. Vì trên nhóm trẻ này, gan và thận của trẻ chưa phát triển hết, nên khó khăn trong việc chuyển hóa thuốc. Do vậy lượng thuốc không được chuyển hóa hết mà tích tụ trong người trẻ. Từ đó làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với thuốc hơn.
  • Trong trường hợp mẹ bị áp lực, hay tăng căng thẳng lo âu khi phải cho con bú. Thì cũng nên cân nhắc lại việc cho trẻ bú sữa mẹ.
Đối với những bé sinh non hay gặp tai biến sản khoa thì nên hết sức thận trọng.

4. Khi mẹ quyết định cho con bú. Cần theo dõi như thế nào?

Trước khi cho trẻ bú lần đầu. Bác sĩ nhi khoa nên đánh giá hành vi của trẻ khi bú, sự tỉnh táo và giấc ngủ. Đồng thời kiểm tra thể chất cho trẻ sơ sinh để thiết lập cơ sở nền. Sau đó, trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc qua sữa mẹ nên được theo dõi định kỳ. Các đánh giá về các tác dụng phụ như khó chịu, kích động, khóc quá nhiều, tăng cân kém hoặc rối loạn giấc ngủ.

Nếu nghi ngờ có tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên giảm hoặc ngừng cho con bú . Điều này có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng xác định liệu thuốc của mẹ gây ra các tác dụng phụ. Xét nghiệm nồng độ thuốc trong huyết thanh có thể hữu ích nếu trẻ sơ sinh bị tác dụng phụ. Ngoài ra, các mẫu huyết thanh của trẻ thể hiện nồng độ thuốc tối thiểu. Từ đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuốc cho mẹ phù hợp.

Việc đánh giá trẻ một cách toàn diện về hành vi lẫn thể chất là cơ sở ban đầu.

Thật sự, việc quyết định cho con bú khi đang dùng thuốc chống trầm cảm luôn là một bài toán khó. Nó khó không chỉ khó với những bà mẹ mà còn với cả bác sĩ. Việc xác định và cân nhắc những nguy cơ, điều kiện là rất quan trọng để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, các mẹ cùng đừng vì thế mà sợ hãi, lo lắng để mà bỏ qua lợi ích tuyệt vời khi cho con bú bằng sữa mẹ. Khi quyết định cho con bú. Các mẹ cũng có thể theo dõi tác dụng thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Hãy luôn chia sẽ những khó khăn hay lo lắng của mình cho gia đình và bác sĩ nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề