Bài tập tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Đối với mỗi Doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận kế toán thì thời gian hoàn vốn [Payback period] là một khái niệm quen thuộc, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Vậy thời gian hoàn vốn [Payback period] là gì? Công thức tính thời gian thu hồi vốn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết!

Thời gian hoàn vốn là gì?

Thời gian hoàn vốn [tiếng Anh là Payback Period] là khoảng thời gian cần thiết để dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án. Nói dễ hiểu hơn thời gian hoàn vốn là khoản thời gian đầu tư đạt đến điểm hòa vốn.

Thời gian hoàn vốn là gì?

Trong đầu tư, Thời gian hoàn vốn càng ngắn, dự án đầu tư càng hấp dẫn. Ngược lại, thời gian hoàn vốn càng dài thì càng ít mong muốn đầu tư.

Tìm hiểu công thức tính vòng quay vốn lưu động đúng nhất

Cách xác định thời gian hoàn vốn [Payback Period]

Cách xác định thời gian hoàn vốn [Payback Period]

Trường hợp 1: Thu nhập do đầu tư mang lại bằng nhau theo các năm

Trong trường hợp này công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:

Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu / Thu nhập ròng 1 năm

Trong đó

Thu nhập ròng 1 năm = Khấu hao 1 năm + Lợi nhuận sau thuế 1 năm

Ví dụ: Dự án ban đầu đầu tư là 1 tỷ, dự án sẽ có vòng đời 5 năm, dự kiến thu nhập ròng hàng năm của dự án là 300 triệu/năm.

Theo công thức ta sẽ có thời gian hoàn vốn của dự án này là 3 năm < 5 năm [dự kiến]. Đây là dự án tiềm năng đáng đầu tư.

Trường hợp 2: Thu nhập do khoản đầu tư mang lại không bằng nhau theo các năm

Trong trường hợp này thời gian thu hồi vốn được tính theo 2 bước.

Bước 1: Xác định ngân lưu ròng

Ngân lưu ròng[lợi nhuận ròng] của từng năm = Doanh thu từng năm – Chi phí từng năm

Bước 2: Xác định ngân lưu ròng tích lũy theo từng năm

Ngân lưu ròng tích lũy theo từng năm = Vốn đầu tư ban đầu [số âm] + ngân lưu ròng từng năm

Tại thời điểm ngân lưu ròng tích lũy = 0 là thời điểm hòa vốn.

Thời gian hoàn vốn = Thời gian từ khi dự án bắt đầu đầu tư cho tới thời điểm hòa vốn.

Ví dụ: Dự án A có vốn đầu tư là 500 triệu đồng [bỏ vốn 1 lần]. Khoản thu nhập dự kiến [bao gồm khấu hao và lợi nhuận sau thuế] của các năm trong tương lai như sau:

Năm12345
Dự án A18015015012090

Thời gian thu hồi vốn dự đầu tư của dự án A được tính như sau:

NămDòng tiền thuần của dự án [triệu đồng]Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm [triệu đồng]Thời gian thu hồi lũy kế [năm]
0500500
1180320
2150170
3150203
412020/[120:12]= 2 tháng
530

Thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án A:

T = 3+[20/120]x12 = 3 năm và 2 tháng

Cách tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu [Discounted payback period]

Công thức tính:

Dòng tiền chiết khấu = Dòng tiền ròng / [[1 + i] ^n

Trong đó:

  • i: Tỷ lệ chiết khấu
  • n: Khoảng thời gian của dòng tiền

Sau khi đa tính được dòng tiền chiết khấu thì áp dụng cách tính thời gian hoàn vốn đơn giản. Thay dòng tiền danh nghĩa thành dòng tiền chiết khấu đã được tính ở phía trên.

Ví dụ: Công ty có dự án yêu cầu số tiền chi ra ban đầu là 2000$. Dự án dự kiến sẽ trả lại 500$ mỗi kỳ trong 5 giai đoạn theo tỷ lệ chiết khấu là 3%.

Giai đoạn đầu tiên sẽ trả lại 500$

Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 1 = 500$/[1+0.03] = 485,44$

Sau giai đoạn đầu tiên, dự án cần: 2.000$ – 485,44$ = 1.514,56% để hòa vốn

Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 2 = 500$/[1,03]^2 = 471,29$

Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 3 = 500$/[1,03]^3 = 457.57$

Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 4 = 500$/[1,03]^4 = 300,71$

Trong giai đoạn 4 số dư dự án ròng là:

2000$ – [485,44$ + 471,29$ + 457.57$+ 300,71$] = 285.32$

Sau khi thanh toán giai đoạn thứ 5 = 500$/[1,03]^5 = 431.33$ dự án sẽ có số dư là 146.02$.

Thời gian hoàn vốn chiết khấu sẽ rơi vào giai đoạn thứ 5. Dự án không khả thi. Tuy vẫn có số dư nhưng khoản số dư đó khá nhỏ để quyết định đầu tư. Bạn có thể xếp dự án này vào danh mục cân nhắc, sau khi chọn lựa các dự án tiềm năng khác không được thì có thể cân nhắc đầu tư.

Tìm hiểu độ co giãn của cầu theo giá là gì?

Nội dung phương pháp

– Loại bỏ các dự án có thời gian thi công kéo dài không đáp ứng yêu cầu của dự án

Để đơn giản hóa việc tính toán, trước hết cần loại bỏ các dự án đầu tư [DAĐT] có thời gian thi công kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; sau đó xếp các dự án có thời gian thi công giống nhau vào một loại.

– Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của từng dự án đầu tư.

– Đánh giá lựa chọn dự án

Trên cơ sở thời gian thu hồi của từng dự án, doanh nghiệp sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời gian thu hồi vốn mà doanh nghiệp dự định.

Theo đó, dự án có thời gian thu hồi dài hơn thời gian thu hồi vốn tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Nếu các dự án là dự án loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tính thời gian thu hồi vốn

Ưu điểm

  • Thời gian hoàn vốn rất đơn giản để tính toán.
  • Nó có thể là thước đo rủi ro vốn có trong một dự án. Vì các luồng tiền xuất hiện sau này trong cuộc sống của dự án được coi là không chắc chắn hơn, thời gian hoàn vốn cung cấp một dấu hiệu cho thấy mức độ chắc chắn của dòng tiền dự án.
  • Đối với các công ty phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, nó cung cấp một bảng xếp hạng tốt các dự án sẽ trả lại tiền sớm.

Hạn chế

  • Thời gian hoàn vốn không xem xét tới giá trị thời gian của tiền tệ. Do đó khoản tiền  hôm nay sẽ được đánh giá ngang bằng với khoản tiền thu vào 2,3 năm sau.
  • Không quan tâm tới dòng tiền thu được sau thời gian hoàn vốn
  • Chú trọng tới những lợi ích ngắn hạn nên không thể coi là tiêu chí thích hợp để đánh giá hiệu quả tổng thể của cả dự án.

Kết luận

Thời gian hoàn vốn [Payback period] là một yếu tố được quan tâm rất nhiều khi đầu tư vào một dự án nào đó. Nội dung bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn hơn thề gian thu hồi vốn cũng như cách tính cụ thể.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

Bài 2 của Series Bài giảng lý thuyết Môn Tài chính Đề thi CPA – Chủ đề “Thẩm định dự án đầu tư”: Phương pháp thời gian hoàn vốn

[Xem từ Video 1 – 7 & Video 15 – 17]

Như trong Bài giảng Lý thuyết môn Tài chính – Phần 1 đã đề cập, nội dung của môn Tài chính sẽ xoay quanh 3 chức năng của Quản lý tài chính là: lập kế hoạch tài chính, kiểm soát tài chính và ra các quyết định tài chính. Trong đó, các quyết định tài chính trong dài hạn bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.

Trong bài viết này mình sẽ giải thích về Quyết định đầu tư vốn – Chương 6 của Đề cương ôn thi CPA – Môn Tài chính.

Nội dung bài viết sẽ bao gồm các phần sau:

  • Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
  • Đánh giá dự án đầu tư không sử dụng dòng tiền chiết khấu với phương pháp Thời gian hoàn vốn
  • Đánh giá dự án đầu tư sử dụng dòng tiền chiết khấu với phương pháp: Giá trị hiện tại thuần [NPV]; IRR; Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu [DPP]

1. Xác định dòng tiền của Dự án đầu tư

1.1. Nguyên tắc xác định

Một quyết định đầu tư khôn ngoan sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Ngược lại một sai lầm trong đầu tư sẽ khiến DN phải trả giá lớn. Vì vậy, để đưa ra được 1 quyết định đầu tư, các nhà quản lý tài chính sẽ phải tham gia đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.

Để so sánh các dự án đầu tư, chúng ta sẽ cần sử dụng đến “Dòng tiền” mà các dự án này tạo ra. Và các “Dòng tiền” này sẽ cần được xác định theo 3 nguyên tắc chính sau:

[1] Các dòng tiền chỉ được coi là liên quan đến dự án khi phát sinh trong tương lai như một kết quả từ quyết định đầu tư. Các chi phí đã phát sinh trong quá khứ [past costs] hoặc sẽ phát sinh dù quyết định có được thực hiện hay không thì sẽ không được bao gồm trong Dòng tiền của dự án.

[2] Dòng tiền nên được tính toán trên cơ sở sau thuế. Do 2 lý do sau:

  • Mục tiêu tài chính cao nhất của công ty là tối đa hoá lợi ích cổ đông [chủ sở hữu]. Mà phần lợi ích cổ đông  nhận được sẽ là phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế – thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
  • Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để chiết khấu dòng tiền dự án về hiện tại cũng sẽ là tỷ lệ chiết khấu sau thuế. Nếu bạn chưa biết tỷ lệ chiết khấu là gì thì tham khảo bài viết này: Bài giảng Lý thuyết môn Tài chính – Phần 1

[3] Không trừ lãi vay/cổ tức ra khỏi dòng tiền của dự án đầu tư: Để thực hiện 1 dự án đầu tư, doanh nghiệp thường sẽ cần sử dụng vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay.

Và chi phí lãi vay & cổ tức chính là chi phí để sử dụng các nguồn vốn này. Về bản chất thì chi phí này sẽ là liên quan đến dự án. Tuy nhiên bởi vì chúng ta sẽ sử dụng tỷ lệ chiết khấu để chiết khấu dòng tiền khi đánh giá dự án đầu tư. Mà tỷ lệ chiết khấu này chính là sự thể hiện của chi phí sử dụng vốn của DN. Do đó, nếu chúng ta bao gồm chi phí lãi vay & cổ tức… vào trong dòng tiền dự án. Sau đó lại chiết khấu dòng tiền. Thì tức là chúng ta đã làm việc này 2 lần.

Ngoài 3 nguyên tắc này , khi xác định “Dòng tiền” của từng dự án chúng ta còn phải xem xét đến các yếu tố khác:

  • Chi phí cơ hội khi đánh giá hiệu quả dự án: hiểu đơn giản là lợi ích cao nhất mà doanh nghiệp phải bỏ qua khi quyết định lựa chọn 1 dự án đầu tư.
  • Ảnh hưởng của dự án đến các dự án khác của doanh nghiệp: nghĩa là lượng hoá mức độ ảnh hưởng của dự án được đánh giá đến các dự án hiện tại của doanh nghiệp.
  • Các yếu tố khác như: Lạm phát, rủi ro & sự không chắc chắn: tiền tệ có gía trị thời gian. Do đó, dòng tiền của dự án sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lạm phát, rủi ro… Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý của đánh giá, thì những yếu tố này cần được xem xét và phản ánh trong dòng tiền của dự án.

Tuy nhiên, mình cũng nói luôn là các yếu tố này nêu ra chỉ để biết thôi. Còn trong đề thi CPA môn Tài chính thì các dạng bài tập khá đơn giản. Chúng ta gần như không phải xử lý tình huống liên quan đến  các yếu tố này.

1.2. Nội dung xác định

Việc đánh giá dự án đầu tư dựa trên dòng tiền thực chất là đánh giá “Dòng tiền thuần” của các dự án.

Dòng tiền thuần của dự án = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Dòng tiền vào của dự án: là dòng tiền dự án đầu tư mang lại cho doanh nghiệp. Thông thường sẽ bao gồm:

  • Dòng tiền thuần từ hoạt động = [Dòng tiền thu – Dòng tiền chi] của hoạt động SXKD hay [LN sau thuế + Khấu hao TSCĐ]
  • Vốn lưu động thu hồi khi kết thúc dự án hoặc thu hẹp quy mô hoạt động
  • Thu thuần từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ = Giá bán thanh lý – Chi phí hoạt động thanh lý – Thuế TNDN [nếu có]

Dòng tiền ra của dự án: là dòng tiền mà DN bỏ ra để hình thành lượng tài sản cần thiết cho dự án. Bao gồm:

  • Vốn đầu tư hình thành TSCĐ cho dự án
  • Số vốn đầu tư để hình thành tài sản lưu động thường xuyên cho dự án
  • Vốn đầu tư bổ sung

Lưu ý:

Nhiều bạn khi làm bài cứ thấy tiền thu về là cho vào Dòng tiền vào; và tiền chi ra cho vào Dòng tiền ra => Sai. Cần chú ý nội dung Dòng tiền vào/ra của dự án bên trên

2 tình huống thường xuyên xuất hiện trong đề thi thường gây khó khăn cho mọi người: Thu hồi vốn lưu động và chênh lệch khấu hao khi thay thế tài sản.  Các bạn đọc thêm ở bài: Đề thi CPA Môn tài chính – Dạng bài đánh giá dự án đầu tư

2. Đánh giá DAĐT không sử dụng dòng tiền chiết khấu – Phương pháp Thời gian hoàn vốn

Phương pháp Thời gian hoàn vốn viết tắt là PP [Payback Period].

2.1. Thời gian hoàn vốn [PP]

PP là khoảng thời gian cần thiết mà dòng tiền thuần hàng năm = Vốn đầu tư ban đầu của dự án.

Mỗi công ty khi xem xét dự án đầu tư thường sẽ có thời gian hoàn vốn mong muốn của mình. Như vậy:

  • Thời gian hoàn vốn của dự án < Thời gian hoàn vốn mong muốn => Được chọn
  • Nếu DN chỉ lựa chọn 1 dự án nhưng có nhiều dự án thoả mãn điều kiện về Thời gian hoàn vốn: Dự án có Thời gian hoàn vốn ngắn nhất sẽ được chọn.

2.2. Cách áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn [PP]

  • Xác định dòng tiền thuần của mỗi năm dự án
  • Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm bằng cách tính chênh lệch giữa số vốn đầu tư & dòng tiền thuần hàng năm
  • Khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi < Dòng tiền thuần của năm sau: PP = Số năm hiện tại + Lấy số vốn đầu tư còn phải thu hồi / Dòng tiền thuần của năm sau. Bạn có thể * 12 để ra số tháng.
Ví dụ:  Công ty xem xét 3 dự án loại trừ lẫn nhau A,B và C. Thời gian hoàn vốn mong muốn: 2 năm. Thông tin về dòng tiền dự kiến của các dự án như sau:
Dòng tiềnABC
Vốn đầu tư ban đầu [Năm 0]10000500014000
Lợi nhuận trước khấu hao:
Năm 1400030008000
Năm 2400025006000
Năm 3500015004000
Năm 4300010002000

Hỏi dự án nào sẽ được lựa chọn theo phương pháp PP?

Đáp án:

Giả định rằng Lợi nhuận trước khấu hao = Dòng tiền thuần của mỗi dự án

Lập bảng tính thời gian hoàn vốn của các dự án như sau:

Chỉ tiêuABC
Vốn đầu tư ban đầu10000500014000
Vốn đầu tư còn phải thu hồi:
Năm 1600020006000
Năm 22000-5000
Năm 3-3000
Thời gian hoàn vốn [tháng]28.821.624

Kết luận: Dự án B và C đều có thời gian hoàn vốn

Chủ Đề