Chức năng hành chính công với công ty là gì năm 2024

Như vậy, Trung tâm hành chính công hay Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị thực hiện chức năng Bộ phận Một cửa cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Chức năng hành chính công với công ty là gì năm 2024

Trung tâm hành chính công là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Trung tâm hành chính công được tổ chức như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 61/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP thì tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công bao gồm:

+ Lãnh đạo Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh gồm 01 Giám đốc là 01 lãnh đạo văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương và không quá 02 Phó Giám đốc là 02 lãnh đạo cấp phòng thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm.

Người làm việc là công chức, viên chức được các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP và quy định pháp luật về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

+ Công chức, viên chức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị máy móc, hệ thống mạng của Trung tâm Phục vụ hành chính công do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử.

Trung tâm Phục vụ hành chính công thực hiện những nhiệm vụ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 61/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 4 ĐIều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP thì do Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị một cửa cấp tỉnh nên cũng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị một cửa như sau:

+ Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định này; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;

+ Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

+ Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;

+ Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 61/2018/NĐ-CP và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Từ những khái niệm cơ sở nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về “dịch vụ hành chính công” như sau: “Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân. Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính - pháp lý của Nhà nước” (2).

Dịch vụ công, hay dịch vụ hành chính công chính là một hợp phần nằm trong “nền hành chính nhà nước”. Có bốn yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước: hệ thống thể chế nhà nước, hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước, các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nền hành chính nhà nước là một thể thống nhất, một cấu trúc để thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào quản lý đời sống xã hội. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, không thể tách rời và có ảnh hưởng lẫn nhau.

Hiện nay, vấn đề “dịch vụ hành chính công trong nền hành chính nhà nước” đang được cả xã hội quan tâm. Để thực hiện mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh”, đưa đất nước phát triển và hội nhập, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, cần xây dựng một nền hành chính công vững mạnh, nhưng trước hết phải nâng cao các dịch vụ hành chính công, giúp người dân tiếp cận dịch vụ tốt hơn.

1.2 Đặc trưng và các loại hình cơ bản của dịch vụ hành chính công Việt Nam

So với các loại dịch vụ công khác, dịch vụ hành chính công Việt Nam có những đặc trưng riêng biệt sau:

Thứ nhất, việc cung ứng dịch vụ hành chính công luôn gắn với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý, gắn với các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân); công chứng, xử lý và xử phạt hành chính, kiểm tra, thanh tra hành chính… Do dịch vụ hành chính công gắn liền với thẩm quyền hành chính pháp lý của bộ máy nhà nước nên loại dịch vụ này chỉ có thể do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.

Thứ hai, phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước. Dịch vụ hành chính công bản thân nó không thuộc về chức năng quản lý nhà nước, song là những hoạt động phục vụ cho chức năng quản lý, những dịch vụ mà Nhà nước bắt buộc và khuyến khích người dân phải làm để bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Nhu cầu được cung cấp các loại dịch vụ (ví dụ các loại giấy tờ) không phải là nhu cầu tự thân của công dân và tổ chức, mà từ những quy định có tính chất bắt buộc của Nhà nước.

Thứ ba, dịch vụ hành chính công là những hoạt động không vụ lợi, lệ phí thu nộp ngân sách nhà nước không mang tính chất bù đắp hao phí lao động cho bản thân người cung cấp dịch vụ, mà nhằm tạo ra sự công bằng giữa người sử dụng dịch vụ với người không sử dụng dịch vụ.

Thứ tư, mọi người dân có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền. Nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp dịch vụ để phục vụ cho mọi người dân.

Dịch vụ hành chính công Việt Nam có các loại hình cụ thể sau:

Một là, các hoạt động cấp các loại giấy phép. Giấy phép là một loại giấy tờ do các cơ quan hành chính nhà nước cấp cho các tổ chức và công dân để thừa nhận về mặt pháp lý, thể hiện quyền của các chủ thể này được tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được cấp phép.

Hai là, các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực, bao gồm: công chứng, cấp chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân), cấp giấy khai sinh, khai tử, cấp giấy đăng ký kết hôn, cấp giấy phép lái xe, đăng ký ô tô, xe máy, tàu thuyền...

Ba là, các hoạt động cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Giấy đăng ký kinh doanh được cấp cho chủ thể kinh doanh khi chủ thể này thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của mình. Giấy phép hành nghề là một loại giấy tờ chứng minh chủ thể này có đủ khả năng và điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật đối với một nghề nhất định nào đó, ví dụ: giấy phép hành nghề luật sư, hành nghề khám chữa bệnh…

Bốn là, hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước. Các hoạt động này gắn với nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.

Năm là, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính. Hoạt động này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân.

2. Thực trạng dịch vụ hành chính công Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về đẩy mạnh cải cách nền hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong những năm qua, bên cạnh những cải cách về kinh tế và đổi mới quan trọng trong hệ thống chính trị, thì cải cách hành chính luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một khâu quan trọng mang tính đột phá nhằm xây dựng nền hành chính công vững mạnh, chuyên nghiệp với các mục tiêu cụ thể được phản ánh trong “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020” và được triển khai toàn diện trên nhiều nội dung cơ bản: từ cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đến cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính công (3). Nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện chương trình cải cách nền hành chính. Các phương tiện kỹ thuật điện tử, tin học hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ công trong hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp đăng ký xe máy, giấy chứng minh thư nhân dân... đã được áp dụng rộng rãi; đã tổ chức đấu thầu các dự án chi tiêu công; rà soát để loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, các “giấy phép con” gây phiền hà cho người dân khi tiếp cận dịch vụ hành chính công, rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ... Đã tiến hành sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn, gắn với tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước, ví dụ như việc sáp nhập các phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội…

Trong quá trình chuyển đổi và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hành chính nhà nước đang thực hiện chuyển chức năng quản lý là chủ yếu sang chức năng phục vụ, cung cấp dịch vụ công. Trong quá trình đó, sự kết hợp giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ đang dần trở nên phổ biến. Hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí vốn do Nhà nước quản lý đang được chuyển dịch dần sang khu vực tư (ví dụ các văn phòng công chứng tư), Nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tiến. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ công đang được Nhà nước thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau; nhưng tinh thần chung là các cơ quan hành chính nhà nước chỉ tập trung cung cấp những loại hàng hoá và dịch vụ xã hội cần, mà khu vực tư không cung cấp được hoặc cung cấp không hiệu quả. Về mặt nguyên tắc, Nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp cung cấp các dịch vụ công mà có trách nhiệm đảm bảo rằng các dịch vụ đó được cung cấp trên thực tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ hành chính công Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như:

Hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công chưa đạt hiệu quả cao do sự cản trở và tác động các yếu tố của bộ máy quan liêu chậm được đổi mới, rõ nhất là thủ tục hành chính còn phức tạp, phiền hà; quy trình cung ứng dịch vụ qua nhiều tầng nấc, phòng ban; thái độ cửa quyền, nhũng nhiễu, quan liêu của một bộ phận cán bộ, công chức trực tiếp cung ứng dịch vụ…

Các thông tin cần thiết về thủ tục và cách thức, quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công, các thông tin về quy hoạch, đất đai, tài nguyên... trong nhiều trường hợp chưa được công khai rõ ràng, minh bạch nên dễ bị lợi dụng để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà. Tổ chức và người dân chưa thực sự dễ dàng, thuận tiện khi tiếp cận thông tin và tiếp cận dịch vụ hành chính công.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn rườm rà, phức tạp và chồng chéo, thậm chí khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho người cung ứng dịch vụ lúng túng, bị động; tổ chức, công dân mất nhiều công sức, thời gian khi thực hiện, dẫn đến trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với cơ quan nhà nước.

Sự phân công, phân cấp trong việc cung ứng dịch vụ công chưa thực sự được đẩy mạnh theo hướng một công việc chỉ do một cơ quan giải quyết và chịu trách nhiệm, vẫn còn tình trạng cấp trên ôm đồm, chưa muốn giao hoặc chưa tin tưởng vào khả năng của cấp dưới.

Tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong việc tiếp cận dịch vụ hành chính công còn khá phổ biến; doanh nghiệp nhà nước được ưu ái hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; người có chức quyền hoặc thân quen dễ tiếp cận các dịch vụ hơn người dân bình thường…

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức có trách nhiệm trong việc cung ứng dịch vụ còn nhiều bất cập, hạn chế; phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là người trực tiếp giải quyết các nhu cầu về dịch vụ hành chính công cho tổ chức, công dân bị sa sút, biến chất; kỷ luật, kỷ cương công vụ còn lỏng lẻo...

3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công Việt Nam

Việc cải tiến các dịch vụ công trước hết phải xuất phát từ sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, chuyển từ tư duy "quản lý", “áp đặt” sang tư duy “phục vụ”. Vì vậy, để giải quyết những hạn chế, bất cập từ thực tiễn triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công trong nền hành chính nhà nước, cần chú trọng các giải pháp cơ bản sau:

Một là, đổi mới nhận thức về chức năng của Nhà nước, về nền hành chính phục vụ nhân dân, đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng và công bằng của công dân đối với dịch vụ hành chính công.

Hai là, đưa yếu tố “phục vụ” vào sứ mệnh tổ chức của hành chính công; nghiên cứu thành lập các nhóm công tác chính sách để điều phối việc lập và thực hiện kế hoạch giữa các ngành, nhấn mạnh việc xác định trình tự công việc và theo dõi kết quả hoạt động. Tiến hành kiểm tra, giám sát các lĩnh vực công một cách thường kỳ, tập trung vào các khía cạnh liên quan đến vai trò của hành chính công và phát triển kinh tế, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội, các cơ quan dân cử, cán bộ dân cử.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp; giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính thống nhất, thông suốt, hiện đại và đúng với vai trò. Thực hiện nhất quán nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính.

Bốn là, tập trung rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt lưu ý các lĩnh vực như: thành lập, giải thể, tạm ngưng, phá sản doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư; đầu tư xây dựng công trình, dự án và nhà ở; quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản; xuất nhập khẩu; nộp thuế; hộ tịch, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh; công chứng, chứng thực; thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp…

Xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức tuỳ tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái thẩm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị, tổ chức và người dân khi tiếp cận dịch vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công.

Công bố công khai các thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi. Tập trung cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai về thủ tục hành chính. Xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định về quyền được thông tin của người dân, tạo điều kiện để người dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Năm là, hiện đại hoá nền hành chính, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính.

Quy hoạch, xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại, có đủ điều kiện và phương tiện làm việc, tạo thuận lợi cho người dân khi đến liên hệ và giải quyết công việc.

Sáu là, tiếp tục phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Quán triệt sâu sắc trong nhận thức và hành động của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ý thức phục vụ dân, gần dân, giúp dân, học dân. Khắc phục tình trạng vô trách nhiệm hoặc đùn đẩy khó khăn của cán bộ, công chức cho người dân và doanh nghiệp.

Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình quản lý hành chính. Tạo lập cơ sở pháp lý đảm bảo quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính, tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước ngày càng thực chất và có hiệu quả.

ThS. Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng Quốc tế Vietcess

-----

Ghi chú:

(1), (2) United Nations Development Programme - UNDP, Hành chính công và phát triển kinh tế ở Việt Nam: Tái thiết nền hành chính công cho thế kỷ 21, Báo cáo nghiên cứu, 2009.

(3) Lê Như Thanh, Những thách thức đối với nền hành chính công Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 225, tr. 18-22, 2014.