Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Đối diện với chuỗi cung ứng toàn cầu

Thanh Giang

06:00 11/03/2017

Ngày 10/3, phát biểu tại Hội thảo tự do thương mại - Cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Arnoud De Meyer, Chủ tịch Đại học Quản lý Singapore cho rằng tự do thương mại đang hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm toàn cầu, Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy của xu hướng hội nhập kinh tế. Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến thẳng thắn của giới chuyên gia.

Hầu hết doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoạt động rải rác theo quy mô nhỏ, nguyên liệu nhập khẩu chiếm 60 - 80%. ảnh: TL.

Tỷ lệ tham gia chuỗi cung ứng ở mức thấp

Thông tin tại Hội thảo cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt rất đông song đến thời điểm này, nếu “điểm mặt” để tìm ra một sản phẩm “made in Viet Nam” 100% hoàn toàn không dễ. Dù cố gắng đến mấy tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong sản phẩm đạt khoảng 40 - 50%, thậm chí có những mặt hàng tỷ lệ này chỉ dừng lại ở mức 1-4%.

Điển hình, khoảng 15 năm gần đây ngành nhựa Việt Nam phát triển với tốc độ cao, tăng trưởng bình quân 15 - 20% năm. Dù thế thì ngành nhựa vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, trong đó thách thức hiện nay là công nghiệp hỗ trợ cho ngành chưa phát triển chỉ đạt khoảng 33%, trong khi mức trung bình của các nước là từ 44%.

Đối với ngành dệt may, dù xuất khẩu 85% lượng sản phẩm nhưng hầu hết doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam hoạt động rải rác theo quy mô nhỏ, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ 60 - 80%. Yếu kém của ngành này còn thể hiện rõ, DN may chủ yếu gia công hoặc sản xuất theo chỉ định của các DN nước ngoài nên không thể quyết định nguyên liệu sản xuất.

Thứ hai, công nghệ trong nước lạc hậu, mẫu mã nghèo nàn, đa phần nhận thiết kế rồi mới làm. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng nên không thể cạnh tranh.

Không thật sự lạc quan về những triển vọng phát triển của ngành, ông Diệp Thành Kiệt- Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho rằng, mặc dù gần 50% nguyên liệu cho ngành được nội địa hóa song khả năng tham gia vào trong chuỗi giá trị toàn cầu của doành nghiêp còn hạn chế. Chuỗi giá trị thời trang toàn cầu gồm 4 phân khúc: nghiên cứu phát triển - marketing, chuẩn bị điều kiện đầu vào cho sản xuất, tổ chức sản xuất (con người, máy móc thiết bị, nhà xưởng) và phân phối.

Trong các phân khúc này, DN trong nước chỉ làm được ở phân khúc tổ chức sản xuất nên tính cạnh tranh kém và sẽ khó tận dụng được cơ hội để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Không kém phần yếu kém như các ngành khác, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam luôn đứng ở tốp đầu các nước về sản lượng. Tuy nhiên xét về giá trị, lúa gạo của Việt Nam luôn ở mức thấp.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giá gạo Việt Nam luôn đứng trong “vùng trũng” của giá trị vì chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu vì không có chuẩn chung, cho nên câu chuyện thâm nhập vào thị trường cao cấp, thị trường khó tính trở thành vấn đề cực khó khăn của ngành này.

Mặc dù gần 50% nguyên liệu cho ngành được nội địa hóa song khả năng tham gia vào trong chuỗi giá trị toàn cầu của doành nghiêp còn hạn chế.

Liên kết và thay đổichiến lược
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn đứng vững và phát triển ổn định trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi DN Việt phải liên kết kinh doanh góp phần tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng nhằm cải thiện sức cạnh tranh.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa- Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, trong 4 khu vực kinh tế hiện nay thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đứng đầu về tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, khoảng 3/4.

Trong khi đó, DN tư nhân của Việt Nam đông nhưng yếu nên không thể phát triển mở rộng thị trường, đặc biệt việc tham vọng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trở thành bài toán khó. Bởi vì, nhìn vào thực tế nền kinh tế Việt Nam không lĩnh vực nào có kế hoạch tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, kể cả những ngành nghề nổi tiếng là ngành xuất khẩu mang tính chủ đạo như dệt may, da giày, xuất khẩu lúa gạo,…

Theo ông Nghĩa, chuỗi cung ứng nông nghiệp đang đòi hỏi DN chế biến, xuất khẩu nông sản phải liên kết dọc với người sản xuất theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn theo quy trình khép kín. Trong đó, tập trung mạnh vào cơ giới hóa và áp dụng tốt công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng trong nước, thậm chí là chuẩn thế giới.

Theo GS Shantanaru Bhattacharya- Đại học Quản lý Singapore, trong giai đoạn 2006 - 2010 khu vực châu Á đã có sự bùng nổ về sản xuất công nghiệp theo hướng dịch chuyển quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với số lượng lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Các nhà cung ứng địa phương đã tập trung vào sản xuất những sản phẩm đồng nhất với số lượng lớn để cung cấp cho doanh nghiệp lớn hơn và tiếp tục phát triển quy mô sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là mô hình phổ biến của các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong thời gian qua.

Từ mô hình trên cho thấy, DN cung ứng Việt Nam muốn vươn lên trở thành nhà cung ứng toàn cầu phải làm tốt việc sáng tạo ra quy trình sản xuất, tập trung vào chất lượng để sản xuất ra sản phẩm đồng nhất về tiêu chuẩn, chất lượng. Đồng thời, phải phát triển khả năng dịch chuyển từ sản phẩm giá trị thấp sang sản phẩm giá trị cao. Nếu làm được điều này doanh nghiệp không chỉ đứng vững ở thị trường xuất khẩu mà còn phát triển ở thị trường nội địa.

Trước tình hình mới của hội nhập kinh tế chung giới chuyên gia nhận định, hội nhập không bắt đầu ở đâu xa xôi. Hội nhập phải bắt đầu ngay nội tại của Việt Nam. DN phải chủ động đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, đổi mới quản lý theo hướng hiện đại, mạnh danh thâm nhập thị trường các nước bằng cách cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần theo tính dây chuyền, thay vì gia công và nhỏ lẻ.

Ông Bùi Quang Vinh- nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, khả năng phát triển thị trường của DN không bài bản, thiếu sự sáng tạo. DN muốn chiếm lĩnh thị trường, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu cần liên kết sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Và muốn vậy, DN phải làm chủ công nghệ, trong đó chủ động nắm bắt được những công nghệ trong lĩnh vực của mình, nhất là khi cuộc cạnh tranh tự do hóa thương mại sẽ ngày càng khốc liệt.

Chủ đề: hội thảo thương mại tham gia Đối diện toàn cầu cung ứng tỷ lệ tự do

Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Singapore: Chính sách tạo nên sự khác biệt

Từng là quốc gia nhỏ và nghèo tài nguyên nhất khu vực, Singapore đã vươn lên thành quốc gia thịnh vượng nhờ hoạch định chính sách phát triển một cách cẩn trọng nhưng minh bạch, thực dụng, không khoan dung với tham nhũng, lãng phí dưới sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ.

Tuyên bố Bộ trưởng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Kinh nghiệm phát triển kinh tế khu vực

ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập: Bước vào “tuổi vàng”

Liên tục thích ứng với thực tiễn

Ngay sau khi độc lập hoàn toàn vào năm 1965, Singapore đã bước vào công cuộc công nghiệp hóa lần thứ nhất, dựa trên nền công nghiệp thâm dụng lao động, để rồi 10 năm sau, vào những năm 1970, chuyển nhanh sang phát triển công nghiệp dựa trên lao động được đào tạo, có kỹ năng.

Công cuộc công nghiệp hóa thứ hai được thực hiện trong những năm 1980 với nền công nghiệp hiện đại dựa trên khoa học và công nghệ, kỹ năng và tri thức, chuyển hẳn sang công nghiệp hóa dựa trên toàn cầu hóa vào những năm 1990, hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu vào những năm 2000. Có thể thấy, mỗi một giai đoạn 10 năm, kinh tế Singapore đã có những bước chuyển sang “nấc thang” giá trị cao hơn một cách ấn tượng.

Nền kinh tế mở dù nhỏ của Singapore chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động của kinh tế toàn cầu. Để có được vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, Singapore phải luôn duy trì năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới.

Do đó, Chính phủ Singapore thường xuyên rà soát và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, nhằm liên tục thích ứng với những thay đổi của thực tiễn, liên tục đổi mới để thúc đẩy phát triển. Khác với nhiều quốc gia giàu tài nguyên thiên, quốc đảo này xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia nằm ở khả năng hoạch định chiến lược phát triển dài hạn với những bước đi táo bạo, sáng tạo, phi truyền thống; với hệ thống cơ quan công quyền vận hành tốt, tập trung, hướng tới kết quả cuối cùng.

Đầu tư cho con người

Singapore luôn coi đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng và giáo dục chính là sự hỗ trợ trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, quốc gia này không ngừng đầu tư vào giáo dục và coi cho đây là con đường để cải thiện mức sống của người dân.

Theo kết quả khảo sát năm 2016 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Singapore đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục quốc tế PISA và có xu hướng ngày càng bỏ xa các nước khác. Được Nhà nước quan tâm đầu tư, Singapore đang hướng tới hệ thống giáo dục linh hoạt và đa dạng hơn, với mục tiêu giúp học sinh khám phá tài năng, tiềm năng của mình làm nền tảng cho sự hăng say học tập, tạo cho sinh viên cơ hội lựa chọn tốt hơn để đáp ứng các năng khiếu, sở thích, phương pháp học tập khác nhau của sinh viên.

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết,“Ở Singapore, chúng tôi cố gắng đào tạo mọi nguời cho công việc mà họ có khả năng làm được. Do đó, khi sinh viên của chúng tôi tốt nghiệp, họ tìm được việc làm ngay”.Thanh niên Singapore luôn tự đặt câu hỏi cho mình và tìm kiếm câu trả lời, sẵn sàng suy nghĩ theo cách mới, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để mở ra cơ hội mới cho tương lai.

Nhà ở là một nội dung quan trọng của chính sách xã hội. 3/4 số căn hộ ở Singapore do Hội đồng Quản lý và phát triển nhà ở (HDB) xây dựng với hơn 1 triệu căn hộ, trong đó 80% là người dân Singapore với khoảng 90% trong số đó sở hữu căn hộ của mình. Chất lượng dịch vụ nhà ở luôn được duy trì và cải thiện qua các năm.

Chính phủ cũng có các chương trình trợ cấp, hỗ trợ cho các gia đình trẻ, gia đình có thu nhập thấp. Chi phí mua nhà thường chiếm khoảng một phần tư thu nhập hàng tháng của người dân. Chính phủ luôn can thiệp để tránh các cơ sốt nóng, chống đầu cơ, hạn chế những rủi robong bóngcủa thị trường nhà ở.

Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa chiến lược phát triển kinh tế và bảo đảm phúc lợi xã hội là định hướng nhất quán trong mọi chính sách. Các chính sách xã hội như giáo dục, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đã bảo đảm ổn định xã hội, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng và năng suất cao hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự kết hợp giữa kinh tế và phúc lợi xã hội là nền tảng cho mối quan hệ và hợp đồng xã hội giữa Chính phủ và người dân. Singapore quan niệm, phát triển kinh tế đã khó, nhưng để có một xã hội trật tự, an toàn và chính trị ổn định, vốn là nền tảng của sự phát triển, còn khó khăn hơn.

Chủ động ứng phó

Năm ngoái, Singapore đã thành lập Ủy ban Kinh tế Tương lai (CFE) nhằm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cho thập kỷ tiếp theo.

Singapore đã huy động hơn 9.000 cơ quan, từ các hiệp hội ngành nghề, phòng thương mại và công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, giám đốc điều hành các doanh nghiệp, người làm công, sinh viên… tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược.

Mới đây, CFE đã đưa ra chiến lược đối phó với những thách thức bên ngoài như tăng trưởng toàn cầu chững lại, thay đổi nhanh chóng về công nghệ, bất ổn chính trị và chống toàn cầu hóa gia tăng.

Để chủ động đối phó với các thách thức trong tương lai, một lần nữa Singapore lại điều chỉnh hệ thống giáo dục với việc giới thiệu chương trình “Kỹ năng tương lai”, phát triển kỹ năng chuyên sâu hơn cho người lao động, tích hợp đào tạo kỹ năng với các trình độ khác nhau, khuyến khích chủ lao động tự đầu tư đào tạo nghề và kỹ năng cho người lao động để không ngừng cải thiện năng suất lao động.

Trước viễn cảnh tương lai không chắc chắn do những bất ổn khó lường của kinh tế toàn cầu, thay vì chỉ dừng lại ở việc dự báo chính xác các xu hướng, thách thức, Singapore đã chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả với các tình huống bất lợi có thể xảy ra.

In bài viết

thị trường lao động tăng trưởng nhà đầu tư nước ngoài điều chỉnh kinh tế cạnh tranh nền kinh tế Singapore

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

    Dự báo kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu “hụt hơi” từ giữa năm 2019

  • Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

    Nội các Anh khủng hoảng

  • Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

    Sức khỏe nền kinh tế Mỹ tốt nhưng không thực sự màu "hồng"

Tin nổi bật

Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Đề xuất giảm đến 50% một số khoản phí, lệ phí lĩnh vực giao thông vận tải đến hết năm 2022

Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới trong cải cách quản lý tài chính công

Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc ngày 12/9

Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Bộ Tài chính công bố danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực quản lý giá

Chuỗi giá trị toàn cầu của Singapore

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về hoạt động của Quỹ phát triển đất