Chuyền đạm có tốt không

Lâu nay, trong nhân dân không ít người có thói quen sử dụng dung dịch đạm truyền tĩnh mạch như một thứ thuốc để chống suy nhược, gầy yếu, người mệt mỏi, trẻ học thi... đều bảo nhau mua trai đạm về và nhờ người truyền tại nhà. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm.

Truyền đạm là nuôi ăn qua đường tĩnh mạch để dự phòng và điều trị các trường hợp do thiếu protein trong các trường hợp bị bỏng, xuất huyết, bệnh nhân sau mổ, trẻ sơ sinh hay đẻ non... có thể dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

 Truyền đạm tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định mới an toàn.     Ảnh: H. Cát

Không phải ai cũng truyền đạm, không phải lúc nào cũng truyền được đạm. Thận trọng với người rối loạn chức năng tim, suy tim, tăng kali máu, tổn thương gan, xuất huyết dạ dày. Những người ngộ độc rượu, thừa nước, toan huyết không được truyền đạm. Những người suy thận cấp, suy thận mãn có loại đạm riêng [nephrosteril], người cao tuổi cần truyền chậm, giảm liều.

Đạm có nhiều loại [5 - 10%], nhiều tên, đóng chai khác nhau [250 - 500ml] chai thủy tinh, túi nhựa. Chai đạm có từ 15 - 20 loại acid amin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, lượng nitơ toàn phần từ 6,3 - 10g/lít. Mỗi loại lại có cách dùng khác nhau.

Trước khi truyền phải quan sát chai thuốc nếu có vẩn, biến màu không được dùng. Khi đã mở chai thuốc phải truyền ngay, không được để lâu, không được truyền chai thuốc đang dùng dở, không trộn các loại thuốc khác vào dịch truyền để tránh tương tác thuốc [trừ khi có chỉ định của bác sĩ].

Tùy theo bệnh, sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định liều truyền khác nhau. Khi thấy buồn nôn, nên, tiêu chảy, thở khò khè, cơn hen cấp phải ngừng truyền xin chỉ định của bác sĩ. Do đó cần thận trọng, không tự ý truyền đạm. Đạm chỉ được truyền tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định mới an toàn vì khi có tai biến dễ xử lý kịp thời.

Trong các chai dung dịch đạm có nhiều acid amin mà cơ thể cần và có thể thêm một số vitamin, sorbitol. Thị trường dược phẩm Việt Nam đang có nhiều loại dung dịch tiêm truyền loại này như: Aminosol vitrum [Thụy Điển], Moriamin [Nhật Bản], Trophysan [Pháp], Yeiamin [Thái Lan], Amigreen TPN [Hàn Quốc], mỗi chai 500 ml.

Không nên cứ thấy người mỏi mệt, ăn uống giảm sút là mời nhân viên y tế tới tiêm truyền dung dịch đạm thủy phân tại nhà, hoặc tiêm truyền tại nơi nào ngoài bệnh viện. Truyền đạm chỉ được chỉ định cho người bệnh suy kiệt, không ăn uống được, người bị chấn thương nặng, bỏng, bệnh nhân phải phẫu thuật lớn... Khi thực hiện tiêm truyền, phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, được thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín

Khi truyền cần chú ý:

- Phải kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi đựng. Các dụng cụ khác [khay đựng, panh, kéo...] phải được tiệt khuẩn cẩn thận.
- Trước khi truyền, cần cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài để đuổi hết bọt khí trước khi cho dung dịch truyền vào mạch máu người bệnh.
- Không tiêm truyền quá tốc độ cho phép, điều chỉnh liều và tốc độ [số giọt/phút] thuốc tùy từng trường hợp theo chỉ định của thầy thuốc điều trị. Nếu không theo dõi để khóa điều chỉnh tốc độ xê dịch trong lúc truyền, thuốc xuống nhiều, nhanh thì rất dễ xảy ra choáng [sốc]. Lúc đầu, nên truyền với tốc độ chậm cho người bệnh thích ứng dần, sau đó truyền với tốc độ chỉ định.

- Phải chuẩn bị sẵn phương tiện và thuốc men để xử lý kịp thời khi bất ngờ người bệnh bị choáng.

Nếu không thực sự cần thiết mà cứ tiêm truyền tại nhà, hoặc ở phòng khám tư thì điều trước tiên là thiệt hại về kinh tế [công tiêm truyền và tiền thuốc khá cao], và tốn nhiều thời gian vì phải nằm nhiều giờ để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Nếu nóng vội tiêm truyền nhanh, bệnh nhân rất dễ bị sốc. Thực tế đã có bệnh nhân chết do truyền đạm ở phòng mạch tư do bác sĩ theo dõi không chu đáo.

Một số trường hợp dù tiêm truyền tốt [sát khuẩn cẩn thận, kim tiêm đưa vào đúng tĩnh mạch và tiêm nhỏ giọt đúng chỉ định] nhưng vẫn có sốc phản vệ. Đó là do phản ứng đặc biệt của cơ thể đối với các tác nhân nào đó trong chai đạm: vitamin, phân tử acid amin... Nạn nhân suy tuần hoàn cấp [tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ khó bắt - trụy tim mạch], vật vã nửa tỉnh nửa mê, hay hôn mê, vô niệu, nôn, đại tiện không tự chủ... Dù có được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao.

Bởi vậy, với những người không quá suy yếu, còn hấp thu thức ăn qua đường tiêu hóa được thì ăn uống là cách bồi bổ cơ thể tốt nhất, vừa kinh tế, vừa an toàn. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể uống các viên đạm thủy phân. Khi ăn các thực phẩm giàu đạm [thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành...], men tiêu hóa của cơ thể sẽ thủy phân chất đạm [protein] thành các acid amin cần thiết để được hấp thu vào cơ thể, cũng có tác dụng không kém việc tiêm truyền dung dịch đạm.

Kết luận: Truyền đạm có tăng cân không? Câu trả lời là có tuy nhiên chỉ dùng cho những trường hợp ốm bệnh suy dinh dưỡng đặc biệt, nếu không sẽ không tốt cho sức khỏe! Để tăng cân, bạn có rất nhiều cách lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn. Tham khảo thêm ở các bài viết dưới đây:

Chuyển đạm sữa có tác dụng gì?

Đạm sữa truyền tĩnh mạch được sử dụng khi ruột bị tắc nghẽn, khi ruột non không hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách, hoặc lỗ rò đường tiêu hóa [kết nối bất thường]. Nó cũng được sử dụng khi ruột cần nghỉ ngơi và không bất kỳ thực phẩm nào đi qua chúng.

Đạm sữa truyền tĩnh mạch là gì?

Đạm sữa truyền tĩnh mạch là dịch truyền ăn nuôi cho người không thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho người sau phẫu thuật, người già suy nhược và các trường hợp theo chỉ định khác.

Truyện đạm trọng bao lâu?

Trường hợp bệnh nhân suy kiệt, ăn uống kém thì truyền đạm. Thời gian truyền dịch kéo dài từ 1 giờ 30 phút đến 5 tiếng tùy người. Tại phòng khám, chúng tôi thường xuyên bị bệnh nhân đòi truyền dịch, chỉ cần ăn không được là muốn truyền dịch dù không có bệnh gì cả.

Người ốm yếu nên truyện gì?

Thường dung dịch truyền có thể gồm: nước, các chất điện giải, đường [glucose], vitamin, đạm hoặc chất béo. Người bị suy nhược cơ thể được khuyên truyền vitamin, đạm hoặc đường [Glucose]. Mỗi chai dịch có dung tích 500ml, truyền trong 6 giờ đến 8 giờ.

Chủ Đề