Chuyển ý trong văn nghị luận là gì

Đối với các thế hệ học sinh thì văn nghị luận không còn là từ ngữ quá xa lạ, bởi vì đây là một trong những kiến thức quan trọng trong bộ môn ngữ văn.

Qua nội dung bài viết dưới đây hãy đi tìm hiểu về Văn Nghị luận là gì? Những đặc điểm của yếu của văn nghị luận.

Văn nghị luận được hiểu loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng đạo lý nào đó đối với các sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế hoặc trong văn học bằng chính các luận điểm, luận cứ và lập luận do mình thực hiện.

Do đó mà văn nghị luận thường sẽ đem những giá trị và màu sắc khác nhau cho từng loại chủ đề khác nhau, cốt lõi của văn nghị luận là phải xây dựng và triển khai được 3 yếu tố chính đó là: Lập luận, phản biển và sau cùng là sự phân tích. Đây được coi là 3 yếu tố cơ bản và thiết yếu cho một bài văn nghị luận.

Hiểu một cách đơn giản thì văn nghị luận chính là một dạng văn học mà thông qua nội dung bài viết, tác giả sẽ sử dụng chủ yếu là các lý kẽ, dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các điểm nhấn, luận điểm nhằm định hướng cho người nghe người đọc những tư tưởng, quan điểm mà tác giả đã gửi gắm và chính tác phẩm của mình.

Chính những điều này sẽ tạo cho người đọc, người nghe một cảm giác bị thuyết phục bởi những dẫn chứng, luận điểm mà tác giả đưa ra, từ đó tạo ra cảm giác có thể đồng tình với quan điểm hoặc thấy quan điểm không phù hợp rồi từ đó đưa ra đánh giá của chính bản thân mình. Do đó, đòi hỏi người tác giả phải biết lựa chọn những dẫn chứng, lý lẽ phù hợp, đảm bảo tính chân thực để đưa vào tác phẩm của mình, qua đó mới tạo ra sự thuyết phục cho người đọc, người nghe.

Một số đặc điểm của văn nghị luận

Thứ nhất: Văn nghị luận gồm 2 điểm quan trọng là luận cứ và luận điểm

Trong đó, luận điểm là những ý kiến thể hiện chính những tư tưởng, quan điểm của tác giả được thể hiện trong bài văn nghị luận. Thường thì một bài văn sẽ được sử dụng luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai và cuối cùng là luận điểm kết luận.

Còn luận cứ được xác định là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở để chứng minh cho luận điểm trên là đúng, hiểu một cách đơn giản thì luận điểm là kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng, còn luận cứ thì để trả lời cho các câu hỏi: Vì sao lại cần phải có luận điểm đó? Vai trò của luận điểm đó trong bài văn trên là gì? Mức độ tin cậy của luận điểm đó đến đâu?

Thứ hai: Về cấu trúc văn nghị luận

Văn nghị luận gồm có 3 phần chính là: Mở bài [hay còn được gọi là phần đặt vấn đề], thân bài [phần giải quyết vấn đề] và cuối cùng là kết bài [kết thúc vấn đề]. Trong đó:

– Mở bài: Chủ yếu sẽ giới thiệu đến vấn đề mà tác giả đang muốn hướng đến, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết tại đây

– Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dấn chứng để lập luận nhằm thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình đã trình bày

– Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình, đồng thời thể hiện được tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Các phương pháp lập luận được sử dụng trong văn nghị luận

Một số phương pháp được sử dụng chủ yếu trong văn nghị luận mà ta có thể kể đến như:

– Phương pháp chứng minh:

Mục đích chính khi sử dụng phương pháp này đó chính là để làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và những dẫn chứng thực tế để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đó.

– Phương pháp giải thích:

Đây là phương pháp được sử dụng để tìm ra nguyên nhân, lý do khiến cho vấn đề đó tồn tại, hay chính là quy luật của sự việc, hiện tượng được nêu ra trong luận điểm. Hiểu một cách đơn giản thì giải thích chính là làm sáng tỏ một câu, một nhận được đã được tác giả đề ra từ trước đấy.

– Phương pháp phân tích:

Phương pháp này được sử dụng để lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng thì tác giả có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… Và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

– Phương pháp tổng hợp:

Phương pháp này được sử dụng như một phép lập luận để rút ra cái chung từ những điều đã phân tích trước đó. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

Phân loại văn nghị luận

1/ Nghị luận xã hội

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống

Đây là loại nghị luận bàn về mộ sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội và sự vật, hiện tượng đó có ý nghĩa, sự ảnh hưởng nhất định, đem lại luồng quan điểm đánh giá là đáng khen hay đáng chê hoặc đưa ra vấn đề đáng suy nghĩ.

– Nghi luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

Nội dung chủ yếu của văn nghị luận này sẽ là đặt vấn đề để bàn luận về một tư tưởng đạo lí thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức hay lối sống của con người.

2/ Nghị luận văn học

– Nghị luận văn học thì thường là nghị luận về một bài thơ, một đoạn trích, qua đó đưa ra những đánh giá, nhận xét của bản thân mình về nội dung, tính nghệ thuật mà đoạn thơ đó đem lại.

Thường thì nội dung và tính nghệ thuật của tác phẩm sẽ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu và các biện pháp tu từ được sử dụng. Đây chính là điểm thiết yếu mà bài văn nghi luận cần hướng đến để tập trung đánh giá, nhận xét.

– Nghị luận về một tác phẩm truyện. Đây chính là trình bày những nhận xét, đánh giá của cá nhân mình về nhân vật, sự kiện hay tính nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Văn Nghị luận là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

6 cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Tài liệu Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học sẽ giúp học sinh biết cách chuyển ý khi làm bài văn nghị luận văn học.

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Download.vn sẽ giới thiệu 6 cách chuyển ý đơn giản nhất đến các bạn học sinh lớp 12, mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Khi viết bài văn nghị luận văn học, cách chuyển ý là rất cần thiết, giúp bài văn trở nên mượt mà, uyển chuyển hơn. Sau đây là một số cách chuyển ý:

Cách số 1

Sử dụng các cụm từ “trước tiên, trước hết, tiếp theo…”

Ví dụ: Trước hết, tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được thể hiện qua chiều rộng địa lí.

Cách số 2

Sử dụng một câu văn, câu thơ hay nhận định văn học.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Trăng sáng, nhà văn Nam Cao viết: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Với cái nhìn hiện thực, nhà văn Kim Lân đã giúp người đọc thấy được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Cách số 3

Sử dụng cấu trúc câu: “Hơn cả là…/không những… mà nếu ý sau có mức độ cao hơn mức trước”.

Ví dụ: Không những hiện lên là một người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu mà bà cụ Tứ còn là người đã thắp sáng niềm tin cho các con về một tương lai tốt đẹp hơn.

Cách số 4

Sử dụng cấu trúc câu: “Do nên… dẫn đến/ Sở dĩ… là vì” nếu ý trước và sau có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Ví dụ: Sỡ dĩ Mị cởi trói cho A Phủ, là vì lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp trong Mị đã được đánh thức.

Cách số 5

Sử dụng cấu trúc câu: “Bên cạnh… còn có” nếu ý trước và ý sau có quan hệ ngang hàng.

Ví dụ: Bên cạnh vẻ đẹp bình dị của một người lao động, ông lái đò còn có vẻ đẹp tài hoa của một người nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện qua cuộc vượt thác mà Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy cam go, kịch tính giống như một trận chiến.

Cách số 6

Sử dụng cấu trúc câu: “Nếu… thì…” nếu muốn tóm tắt ý và mở ra ý mới.

Ví dụ: Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Quang Dũng nói về nỗi nhớ của người lính Tây Tiến dành cho núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và đoàn quân Tây Tiến anh hùng, thì đến khổ thơ tiếp theo, tác giả đã tái hiện lại đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.

Video liên quan

Chủ Đề