Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào quá trình thực bào

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8 Bài 14: Bạch cầu - miễn dịch

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8 Bài 14: Bạch cầu - miễn dịch

Câu 1. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?

A. Bạch cầu ưa kiềm

B. Bạch cầu mônô

C. Bạch cầu limphô

D. Bạch cầu trung tính

Quảng cáo

Câu 2. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?

A. Bạch cầu trung tính

B. Bạch cầu limphô

C. Bạch cầu ưa kiềm

D. Bạch cầu ưa axit

Câu 3. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của

A. bạch cầu trung tính.

B. bạch cầu limphô T.

C. bạch cầu limphô B.

D. bạch cầu ưa kiềm.

Quảng cáo

Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu limphô B

C. Bạch cầu limphô T

D. Bạch cầu ưa axit

Câu 5. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?

A. Miễn dịch tự nhiên

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch bẩm sinh

Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 7. Cho các loại bạch cầu sau :

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?

A. 4B. 2

C. 3D. 1

Câu 8. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?

A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Quảng cáo

Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

A. chất kháng sinh.

B. kháng thể.

C. kháng nguyên.

D. prôtêin độc.

Câu 10. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?

A. Toi gà

B. Cúm gia cầm

C. Dịch hạch

D. Cúm lợn

Đáp án

1. B 2. A 3. C 4. B 5. B
6. A 7. C 8. A 9. C 10. A

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 8 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:

A.Limpho T

B.Limpho B

C.Trung tính và mono

Đáp án chính xác

D.Tất cả các ý trên.

Xem lời giải

Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:


Câu 81983 Thông hiểu

Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:


Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Bạch cầu – Miễn dịch --- Xem chi tiết
...

Các tế bào trình diện kháng nguyên

Mặc dù một số kháng nguyên [Ags] có thể kích thích phản ứng miễn dịch trực tiếp, các phản ứng miễn dịch thu được từ tế bào T thường đòi hỏi các tế bào trình diện kháng nguyên [antigen-presenting cells - APC] để trình bày các peptide có nguồn gốc kháng nguyên trong các phân tử phức hợp hòa hợp mô chủ yếu [MHC].

Kháng nguyên nội bào [ví dụ virus] có thể được xử lý và trình diện với các tế bào T gây độc CD8 bởi bất kỳ tế bào có nhân nào bởi vì tất cả các tế bào có nhân đều biểu hiện các phân tử MHC class I. Bằng cách mã hóa protein cản trở quá trình này, một số virut [ví dụ như cytomegalovirus] có thể tránh được việc bị loại bỏ.

Kháng nguyên ngoài tế bào [ví dụ, từ nhiều vi khuẩn] phải được xử lý thành các peptide và phức hợp với các phân tử MHC lớp II trên bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp để được nhận biết bởi tế bào T hỗ trợ [TH] CD4. Các tế bào sau cấu tạo biểu hiện các phân tử MHC class II và do đó hoạt động như các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp:

  • Tế bào B Tế bào B [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm

  • Tế bào monocytes

  • Đại thực bào

  • Tế bào đuôi gai

Tế bào mono trong máu là tiền thân của các đại thực bào mô. Monocytes di chuyển vào các mô, sau đó khoảng 8 giờ, chúng phát triển thành các đại thực bào dưới ảnh hưởng của yếu tố kích thích tạo dòng đại thực bào [M-CSF], được tiết ra bởi các loại tế bào khác nhau [ví dụ, các tế bào nội mô, nguyên bào sợi]. Tại các vị trí nhiễm trùng, các tế bào T kích hoạt tiết ra các cytokine [ví dụ, interferon-gamma[IFN-gamma]] và hiện tượng này dẫn đến sản xuất yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, ngăn ngừa không cho đại thực bào rời đi.

Đại thực bào được kích hoạt bởi IFN-gamma và yếu tố kích thích tạo cụm bạch cầu hạt-đại thực bào [GM-CSF]. Các đại thực bào kích hoạt sẽ giết các vi khuẩn nội bào và tiết ra IL-1 cùng yếu tố hoại tử khối u-alpha [TNF-alpha]. Những cytokine này làm tăng bài tiết của IFN-gamma cùng GM-CSF và tăng sự biểu hiện của các phân tử bám dính trên các tế bào nội mạc, tạo điều kiện cho dòng bạch cầu tràn vào và tiêu hủy các mầm bệnh. Dựa vào các biểu hiện gen khác nhau, các phân nhóm của đại thực bào [ví dụ, M1, M2] đã được xác định.

Tế bào đuôi gai có mặt trong da [như các tế bào Langerhans], hạch bạch huyết, và các mô khắp cơ thể. Các tế bào đuôi gai trong da hoạt động như các APC phòng vệ, tóm bắt Ag, sau đó đi đến các hạch vùng, nơi chúng có thể kích hoạt các tế bào T. Các tế bào tua nang là một dòng khác biệt, không biểu hiện các phân tử MHC class II và do đó không biểu hiện kháng nguyên cho tế bào TH Chúng không thực bào; chúng có các thụ thể cho phân đoạn kết tinh [Fc] của IgG và cho bổ thể, cho phép chúng liên kết với các phức hợp miễn dịch và đưa phức hợp vào các tế bào B trong các trung tâm mầm của các cơ quan bạch huyết thứ phát.

Video liên quan

Chủ Đề