Có nên ăn hạt cà chua không

THANH NGỌC   -   Chủ nhật, 11/07/2021 09:21 (GMT+7)

Có nên ăn hạt cà chua không
Hạt cà chua không chỉ giúp lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Đồ hoạ: Thanh Ngọc

Giúp lưu thông máu

Chất gel bao phủ bên ngoài hạt cà chua có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu. Vì vậy, khi ăn hạt cà chua sẽ tăng cường lưu lượng máu qua các mạch, giúp tim khỏe mạnh.

Ngăn ngừa cục máu đông

Hạt cà chua là một trong những thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ đông máu, hạn chế hình thành cục máu đông.

Mặt khác, hạt cà chua không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như chảy máu hay loét dạ dày nên rất tốt cho sức khỏe của người bị huyết áp cao.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hạt cà chua có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này là do hạt cà chua có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và thúc đẩy lưu thông máu, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, hạt cà chua còn được dùng để thay thế aspirin ở những người huyết áp cao nhằm ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hạt cà chua có đủ lượng chất xơ cần thiết để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó hạt cà chua cũng chứa một lượng đáng kể các axit amin tiêu hóa và TMEn, có thể cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Có thể tách hạt cà chua để làm sốt thêm vào các món salad để giúp đường ruột khỏe mạnh.

Tuy nhiên, hạt cà chua có thể làm trầm trọng thêm bệnh sỏi thận do chứa nhiều oxalat, gây ra sự tích tụ canxi, hình thành sỏi trong thận. Đồng thời, hạt cà chua còn gây viêm túi thừa, viêm ruột kết.

Trong những bữa cơm của gia đình, cà chua là nguyên liệu chế biến bình dân và bổ dưỡng không thể thiếu. Ngoài những công dụng trong ẩm thực, còn có những lợi ích thú vị khác trong đời sống ở quả cà chua và đặc biệt là đối với việc chăm sóc sắc đẹp cho phái nữ. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về bản chất của cà chua và những công dụng thần kì khác đằng sau quả cà chua căng mọng này nhé!

Có nên ăn hạt cà chua không

Công dụng của cà chua

1. Cải thiện thị lực của mắt

Những loại vitamin A va C dồi dào trong cà chua sẽ giúp tăng cường thị lực cho đôi mắt. Hơn thế nữa, quả cà chua chứa hàm lượng vitamin A cao có khả năng làm giảm thiểu tình trạng điểm vàng bị thoái hóa sớm, từ đó nguy cơ đục thủy tinh thể cũng sẽ được giảm hẳn.

Đối với những người hay làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với thiết bị điện tử, điện thoại thông minh nhiều thì ăn cà chua mỗi ngày chắc chắn sẽ bổ ích cho đôi mắt. Bởi cà chua có chứa các hoạt chất lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, mỏi mắt duy trì đôi mắt bạn luôn sáng khỏe.

2. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo các nghiên cứu gần đây, thành phần chất xơ dồi dào trong cà chua rất có lợi cho ruột già và có thể giảm nguy cơ ung thơ tuyến tiền liệt đặc biệt ở nam giới. Ngoài ra những thành phần như lycopene hay alpha-tomatine có nhiều trong cà chua cũng giúp phòng chống các bệnh ung thư phổ biến như ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng,…

3. Làm sáng da

Một số hoạt chất dinh dưỡng có trong cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím (UV). Đối với phái nữ, đắp mặt nạ cà chua hay uống 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày chắc chắn sẽ có một làn da sáng bóng và trắng hồng tự nhiên.

Có nên ăn hạt cà chua không

4. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng, trong một quả cà chua có chứa hàm lượng lớn chất lycopene giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 30%.

5. Giúp xương chắc khỏe

Theo thống kê trên thế giới những người thường xuyên ăn cà chua có tỷ lệ loãng xương thấp. Đó là vì cà chua chứa trong mình vô vàn vitamin tự nhiên và khoáng chất, trong đó có một vài dưỡng chất cần thiết cho xương như vitamin K và canxi giúp xương luôn chắc khỏe. 

Có nên ăn hạt cà chua không

6. Tốt cho người bị tiểu đường

Ăn cà chua sẽ giúp giảm lượng đường trong máu nhờ hàm lượng carohydrate chứa trong cà chua khá ít. Ngoài ra hoạt chất lycopene có trong cà chua giúp bảo vệ những cơ quan hay bị bệnh tiểu đường gây tổn thương chẳng hạn như thành mạch và thận.

Chất xơ và Crom có khả năng giảm lượng đường trong máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Phương pháp tốt nhất dành cho người bị bệnh tiểu đường là ép hỗn hợp 150g dứa và 150g cà chua thành nước, sau đó hòa thêm 15 ml nước cốt chanh để làm ra thức uống phòng và chữa bệnh tiểu đường.

7. Giúp lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông

Theo các chuyên khoa cho biết, ở phần bên ngoài của hạt cà chua có chứa loại gel tự nhiên giúp cho việc lưu thông máu trong cơ thể được cải thiện rõ rệt. Các chuyên gia cũng khẳng định rằng cà chua có thể cải thiện lượng lưu thông máu trong vòng it nhất 3 giờ sau khi sử dụng.

Có nên ăn hạt cà chua không

Bên cạnh đó, phần hạt cà chua có một số tính chất như aspirin. Hơn nữa, việc ăn cà chua sẽ có thể thay thế cho aspirin làm giảm nguy cơ đông tụ máu mà không gây bất kì tác dụng phụ nào như loét dạ dày hay chảy máu.

8. Tốt cho hệ tiêu hóa

Tỉ lệ chất xơ cao trong hạt cà chua cùng với hàm lượng lớn axit amin có tác dụng thúc đẩy khả năng hoạt động của ruột và dạ dày được dễ dàng hơn.Từ đó hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

Đặc biệt khi kết hợp cà chua với rau chân vịt, hỗn hợp này sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh táo bón.

9. Ngừa ngừa nguy cơ sỏi thận và bàng quang

Việc bổ sung cà chua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ bản thân khỏi các bệnh tiêu chảy, tăng cường khả năng hoạt động của thận ngăn ngừa được nguy cơ bị sỏi thận. 

10. Phòng chống hạ đường huyết

Phương pháp: Ép 150g cà chua kết hợp với 100g mướp đắng, uống một ngày từ 2- 3 lần.

Áp dụng theo công thức trên đây thường xuyên sẽ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra nước ép hỗn hợp trên còn giúp thanh nhiệt, giải độc, trị mụn.

11. Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Các nhà khoa học khẳng định rằng, những người có chất lycopene – một hợp chất màu đỏ tươi trong cơ thể cao ít bị đột quỵ hơn rất nhiều. Theo lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chúng ta nên bổ sung ít nhất 5% thực phẩm trái cây vào chế độ ăn uống thường ngày.

Một chế độ ăn giàu chất lycopene có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ tới khoảng 55%.

12. Tăng cường hệ miễn dịch

Việc bổ sung vitamin C hàng ngày là việc làm thiết yếu với mỗi người. Tác dụng chính của vitamin C là ức chế các chất gây căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể phòng chống mọi loại bệnh tật thường gặp hiện nay.

Có nên ăn hạt cà chua không

Vì thế, hãy khởi đầu mỗi bữa sáng bằng một ly nước ép cà chua để giúp cơ thể kohe3 khoắn và tràn đầy sinh lực.

Ăn cà chua có tác dụng gì cho da?

Làm sạch da

Sử dụng cà chua kết hợp với bơ để làm ra hỗn hợp mặt nạ sẽ giúp làm sạch da và làm lỗ chân lông được thoáng khí. Trong đó, dưỡng chất có trong bơ có tác dụng tạo độ đàn hồi cho da và làm ẩm lỗ chân lông. 

Ngoài ra hàm lượng axit cao có trong cà chua sẽ giúp tẩy tế bào chết, giảm nguy cơ dị ứng da.

Trị trứng cá và mụn đầu đen

Bản chất của quả cà chua có tính axit nên rất hiệu quả trong việc loại bỏ mụn đầu đen và trị mụn trứng cá.

Có nên ăn hạt cà chua không

Với phương pháp đơn giản, bạn chỉ cần nghiền nhỏ quả cà chua chín rồi sau đó đắp lên những vùng bị mụn trứng cá, giữ nguyên khoảng 30 phút chờ cho mặt nạ khô rồi rửa mặt sạch lại bằng nước ấm.

Áp dụng công thức trên 1 lần/ngày liên tục trong vòng 2 tuần bạn chắc chắn sẽ có một làn da sạch mụn đầu đen và tình trạng mụn trứng cá cũng giảm hẳn.

Loại bỏ bã nhờn trên da

Những hoạt chất hạn chế hiệu quả nhất việc tiết bã nhờn trên da chính là vitamin A và C. Vậy nên kết hợp cà chua với một số phương pháp làm đẹp khác sẽ hạn chế bã nhờn trên da.

Lưu ý sau khi hoàn thành các bước làm đẹp xong nên rửa sạch, sau đó thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm trên da.

Trị khô tóc và giảm ngứa da đầu

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng tóc bị khô và ngứa da đầu. Nước ép cà chua sẽ là phương pháp hiệu quả để giảm bớt chiệu trứng này.

Sau khi gội đầu bằng dầu gội đầu thông thường, gội thêm lần nữa bằng nước ép cà chua, massage da đầu nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Cuối cùng gội sạch lại với nước lạnh.

Tác hại của cà chua

Bên cạnh những lợi ích mà cà chua đem lại, còn một vài tác dụng phụ của cà chua mà bạn cần nên biết.

1. Đau bụng

Tuy cà chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh nhưng việc sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Có nên ăn hạt cà chua không

Đối với những người có cơ địa về ruột không tốt, cà chua là tác nhân gây hại đến hệ tiêu hóa, dẫn đến chiệu trứng đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy.

2. Dị ứng

Trong thành phần của cà chua có một hoạt chất có tên là Salicylat – là một hợp chất tự nhiên có thể gây ra dị ứng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hợp chất có tên histamine có trong cà chua có thể gây ra phản ứng dị ứng như: phát ban, nổi mẩn đỏ, hắt hơi, sưng da mặt,…

3. Đau nửa đầu

Theo lời khuyên của các chuyên gia cho rằng, cà chua là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Vậy nên, nếu bạn có hiện tượng đau nửa đầu thì hãy nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, điều đó sẽ giúp kiểm soát được 40% tình trạng trên.

4. Rối loạn tiết niệu

Tính axit cao trong cà chua có thể gây kích thích bàng quang và nhiều lúc gây mất kiểm soát. Nếu bạn dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu, tốt nhất không nên hấp thụ quá nhiều cà chua để tránh làm cho các triệu chứng như viêm bàng quang và đau buốt khi đi tiểu trở nên trầm trọng hơn.

Có nên ăn hạt cà chua không

Ai không nên ăn cà chua?

Những người bị sỏi thận, bị bệnh gout

Lượng acid hữu cơ có trong cà chua khá cao cùng với lượng purin trong cơ thể sẽ gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh và làm cho bệnh tình trở nên xấu đi.

Không nên ăn cà chua khi bụng đói

Acid trong dạ dày khi phản ứng với chất pectin và nhựa phenolic chứa trong cà chua sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày. Thậm chí có thể gây ra nôn mửa hay đau bụng; nhất là những người đang thực hiện việc giảm béo với cà chua nên lưu ý về vấn đề này.

Người bị viêm dạ dày, đại tràng cấp tính, bị sỏi mật

Chất xơ trong cà chua được cho là khó tiêu hóa, cộng thêm hạt của cà chua sẽ kích thích tình trạng viêm loét dạ dày gây hại đến tình trạng của bệnh.

Có nên ăn hạt cà chua không

Người sử dụng thuốc chống đông máu

Một số chất như vitamin K trong cà chua có thể gây tác dụng phụ nếu nếu tương tác với những thành phần của thuốc chống đông máu.

Một ngày nên ăn mấy quả cà chua?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở người lớn nên hấp thụ tối đa 200 – 300g cà chua chín trong 1 ngày ( tương đương 2 – 3 quả). Đối với trẻ em khi chế biến thực phẩm thì chỉ cần 50 – 100g/ ngày.

Có nên ăn hạt cà chua không?

Ngoài những lợi ích hạt cà chua mang lại nhưng cũng có những tác dụng phụ đối với một số người có cơ địa hoặc mẫn cảm với thành phần của nó.

 Người mắc bệnh sỏi thận: Hạt cà chua chứa hàm lượng oxalate cao, sẽ gây ra sự tích tụ canxi trong thận của bạn. Từ đó sẽ khiến cho khả năng hoạt động của thận giảm đi.

Có nên ăn hạt cà chua không

Ăn cà chua xanh có tốt không?

Đặc biệt lưu ý với loại cà chua xanh, thành phần độc tố solanine có trong cà chua xanh sẽ gây ra một số chiệu trứng nguy hiểm cho người dùng.

Nếu ăn phải quả cà chua chưa chín, sẽ gặp phải những hiện tượng trúng độc như: nôn mửa, chóng mặt,… Nhất là ăn sống thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng hơn.

Có nên ăn hạt cà chua không