Cơ vân là gì

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

Tiêu cơ vân: Gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

10/05/2014

Tiêu cơ vân là tổn thương phá hủy các tế bào cơ vân, giải phóng các chất là thành phần của tế bào cơ vân vào trong máu như myoglobin, phospho. Bệnh tiêu cơ vân nặng có thể gây suy thận cấp, toan chuyển hoá, tăng kali, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tử vong.

Chấn thương và bệnh lý gây tiêu cơ vân


Trước đây tình trạng tiêu cơ vân được Bywater và Beal mô tả ở bệnh nhân bị bom vùi với tên gọi là “hội chứng vùi lấp”. Nhưng sau này người ta nhận thấy có nhiều bệnh nhân bị tiêu cơ vân không do hội chứng vùi lấp. Hiện nay tiêu cơ vân gặp cả những bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa.


Tiêu cơ vân có thể gặp: do chấn thương hoặc chèn ép trong hội chứng vùi lấp sập hầm, sập nhà, ngã va đập từ độ cao, chèn ép do chấn thương dưới sức ép cao; do bệnh nhân phải nằm bất động kéo dài trong trạng thái hôn mê, an thần gây ngủ chủ động đặc biệt dễ xảy ra với các bệnh nhân béo phì; do gắng sức quá mức trong tình trạng co giật, rung giật cơ do lạnh, ngộ độc, sảng rượu, tăng thân nhiệt ác tính, say nóng, say nắng...; nghiện rượu; do dùng thuốc như nhóm statin và fibrat, ong đốt, nhiễm khuẩn...



Hình ảnh tiêu bản tiêu cơ vân


Trường hợp tiêu cơ vân do chấn thương: sau khi bị chấn thương, bệnh nhân thấy thấy sưng nề, phù cứng, giảm vận động vùng cơ bị tổn thương.


Trường hợp không do chấn thương: quá trình tiêu cơ vân có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên trong trường hợp điển hình có tam chứng: đau cơ, yếu cơ và nước tiểu có màu đỏ sẫm. Sở dĩ nước tiểu có màu đỏ là do chất myoglobin được giải phóng từ cơ bị tiêu sau đo bị giáng hoá bài tiết vào nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đỏ hoặc màu coca. Ngoài ra, còn có các triệu chứng của nguyên nhân gây ra tiêu cơ vân.


Xét nghiệm thấy tăng các men CK, GOT, GPT và LDH. Mức độ tăng các men này càng cao phản ánh mức độ phá huỷ cơ vân càng nặng. Ở bệnh nhân tiêu cơ vân nặng, các xét nghiệm urê, cretinin máu có thể tăng, tăng kali máu, toan chuyển hoá do suy thận. Xét nghiệm máu và nước tiểu thấy myoglobin tăng.


Chẩn đoán tiêu cơ vân do chấn thương hoặc đè ép: dựa vào triệu chứng lâm sàng có các tổn thương; kết quả xét nghiệm các men CK tăng cao gấp 5 lần [trên 1500UI/l] , myoglobin trong máu và nước tiểu tăng; các men LDH, AST, ALT tăng cao, kali máu tăng, có triệu chứng suy thận cấp.


Chẩn đoán tiêu cơ vân không do chấn thương : bệnh nhân có thể không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng điển hình gồm đau cơ, yếu cơ và nước tiểu đỏ sẫm. Kèm theo các triệu chứng của bệnh lý nền. men CK tăng cao ít nhất gấp 5 lần [trên 1500UI/l]. Men Myoglobin tăng trong máu và nước tiểu.


Bệnh tiêu cơ vân cần phân biệt với một số bệnh: nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng tăng CK, myoglobin máu tăng, nhưng có thể phân biệt nhờ việc hỏi tiền sử bệnh, tính chất đau ngực, xét nghiệm men troponin T tăng, điện tim có biến đổi.


Đái máu hoặc hemoglobin niệu do tan máu: bệnh nhân đái máu có thể có sốt, tiểu buốt, tiểu dắt, xét nghiệm có hồng cầu trong nước tiểu. Bệnh nhân sốt, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có thể thấy triệu chứng của tan máu như có mảnh vỡ hồng cầu trong máu .


Phân biệt với bệnh lý viêm da cơ: khác với tiêu cơ vân , viêm da cơ là bệnh lý mạn tính, trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau cơ, yếu cơ, thường yếu cơ gốc chi, diễn biến từ vài tuần đến vài tháng…


Tiêu cơ vân có thể dẫn đến một số biến chứng, trong đó biến chứng nguy hiểm nhất là suy thận. Suy thận xảy ra do ống thận bị tắc bởi các protein của cơ giải phóng vào máu và bài tiết qua ống thận. Các biến chứng khác của tiêu cơ vân gồm: hội chứng khoang do tế bào cơ tổn thương dẫn đến sưng nề và gây tăng áp lực ở giữa các khoang của cơ. Hội chứng khoang thường gặp nhất sau tổn thương, chấn thương cẳng chân, thành bụng. Tiêu cơ vân cũng gây ra các rối loạn điện giải, gây tăng kali và phospho máu.


Việc điều trị tiêu cơ vân cần giải quyết nguyên nhân gây tiêu cơ vân. Đối với trường hợp tiêu cơ vân nhẹ không có biến chứng, bệnh nhân cần được uống nhiều nước và theo dõi sát các biến chứng. Trường hợp tiêu cơ vân nặng, có biến chứng suy thận cấp, mất nước, toan hoá máu thì bắt buộc phải nhập viện để điều trị. Bệnh nhân cần được bù dịch đường tĩnh mạch để bài niệu cưỡng bức. Đồng thời theo dõi chức năng thận, điện giải đồ , theo dõi nồng độ các men CK, GOT, GPT, LDH để đánh giá hiệu quả và tiến triển của quá trình điều trị. Nếu bệnh nhân tiến triển suy thận nặng, tăng kali máu, toan chuyển hoá, không đáp ứng với điều trị bằng truyền dịch và thuốc cần phải tiến hành lọc máu. Trường hợp này phải chú ý điều trị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân như suy thận cấp, vô niệu, tăng kali máu, toan hoá máu, rối loạn nước và điện giải...


Tiêu cơ vân là bệnh có thể diễn biến nặng, nhưng có thể phòng tránh được bằng các biện pháp: tập thể dục đều đặn, thích hợp để ngăn ngừa tiêu cơ vân. Người lao động cần tránh làm việc quá sức trong môi trường nắng nóng, đồng thời phải uống nước đầy đủ, bởi vì mất nước làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiêu cơ vân cấp.


ThS. Phạm Thanh Xuân
Tin //suckhoedoisong.vn/

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Tìm hiểu chung

Tiêu cơ vân [ly giải cơ vân] là bệnh gì?

Tiêu cơ vân, hay còn gọi là ly giải cơ vân, là tình trạng xảy ra khi cơ bị tổn thương. Sự tổn thương này sẽ giải phóng sắc tố myoglobin từ cơ vào trong máu. Bình thường thận lọc được các sắc tố này ra khỏi máu, tuy nhiên khi có quá nhiều lượng sắc tố từ cơ này, thận có thể bị tổn thương do tắc nghẽn các cấu trúc lọc máu. Thận sẽ bị suy và giải phóng chất thải độc hại vào trong máu.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu cơ vân [ly giải cơ vân] là gì?

Triệu chứng chính của tiêu cơ vân là đau cơ và nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ, sau đó chuyển sang ít nước tiểu dần hoặc không có nước tiểu. Đó là triệu chứng nguy hiểm cho thấy thận của bạn đang bị suy, đòi hỏi phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng khác là mệt mỏi, ngủ gà, đau khớp, khát nhiều và nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Có một trong những nguyên nhân của tiêu cơ vân, đặc biệt là chấn thương gây dập nát cơ hoặc đột quỵ nhiệt liên quan đến tập luyện;
  • Thấy nước tiểu có màu đỏ nâu hoặc giảm lượng nước tiểu sau điều trị;
  • Không thể đi tiểu;
  • Đau cơ toàn thân;
  • Thấy nước tiểu đổi màu hoặc giảm lượng nước tiểu sau điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tiêu cơ vân [ly giải cơ vân]?

Các nguyên nhân gây ra ly giải cơ vân bao gồm chấn thương gây dập nát cơ, co giật, đột quỵ nhiệt liên quan đến tập luyện.

Những nguyên nhân khác có thể là bỏng lạnh nghiêm trọng, bỏng nặng, quá liều thuốc, sử dụng cocaine và tác dụng phụ của thuốc chẳng hạn như statin [thuốc điều trị tăng cholesterol].

Thỉnh thoảng, những người tập luyện các bài tập tăng cường sức chịu đựng quá sức nhưng chưa được huấn luyện đầy đủ cũng có thể bị tiêu cơ vân [ Ly giải cơ vân].

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tiêu cơ vân [ly giải cơ vân]?

Tiêu cơ vân thường gặp ở người lớn hơn, mặc dù bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ tập đi và thanh thiếu niên bị bệnh di truyền thiếu enzyme cần cho quá trình chuyển hoá carbohydrate và lipid, hoặc những người bị bệnh cơ di truyền.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu cơ vân [ly giải cơ vân]?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân, bao gồm:

  • Các loại thuốc và độc chất gây hại trực tiếp cho cơ: chất ức chế HMG-CoA reductase, đặc biệt khi phối hợp với thuốc hạ lipid dẫn xuất từ fibrate chẳng hạn như niacin [nicotinic acid, Nicolar]; Cyclosporing [Sandimmune], Itraconazole [Sporanox], Erythromycin, Colchicine, Zidovudine [Retrovir], Corticosteroid.
  • Các chất gây tổn thương cơ gián tiếp: rượu, chất ức chế hệ thần kinh trung ương, Cocaine, Amphetamine, thuốc lắc [MDMA], LSD, chất ức chế thần kinh cơ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiêu cơ vân [ly giải cơ vân]?

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm.

Xét nghiệm máu sẽ cho thấy chức năng thận kém, tăng nồng độ kali và các bất thường thể dịch khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể xét nghiệm máu lượng creatine kinase, một sản phẩm của sự phá huỷ cơ.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ tìm myoglobin, một chất tương tự hemoglobin và được giải phóng từ cơ bị tổn thương, có thể giúp chẩn đoán tiêu cơ vân.

Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để loại trừ những nguyên nhân gây triệu chứng tương tự, xác định nguyên nhân của tiêu cơ vân hoặc đi tìm biến chứng của bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiêu cơ vân [ly giải cơ vân]?

Việc điều trị ly giải cơ vân phải được tiến hành ở bệnh viện. Đầu tiên bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch để giữ ổn định lưu lượng nước tiểu. Biện pháp này có ích trong việc đẩy các sắc tố ra khỏi thận. Bạn có thể được kê các loại thuốc giúp làm thay đổi tính axit của nước tiểu, làm cho nước tiểu tăng tính kiềm hơn và tăng thải nước tiểu.

Nếu bạn đã bước vào giai đoạn suy thận, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lọc máu [chạy thận nhân tạo] để loại bỏ dịch và chất thải, giúp thận có thời gian nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi. Bạn có thể phải cần vài tháng đến vài năm để hồi phục hoàn toàn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiêu cơ vân [ly giải cơ vân]?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến tiêu cơ vân:

  • Uống nhiều nước sau khi tập thể dục hoặc làm việc vất vả, nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu của bạn và đào thải các sắc tố myoglobin ra khỏi thận;
  • Ngừng sử dụng rượu hoặc các thuốc góp phần gây nên bệnh;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề