Cố vấn pháp lý là gì

Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp lý. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh không liên quan đến pháp luật. Vậy, chuyên viên pháp lý là gì? Và tại sao đây lại là nghề “gác cổng” cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyên viên pháp lý là gì? Công việc cụ thể như thế nào?

Chuyên viên pháp lý là gì? Là những người làm công việc điều hành pháp lý, được đào tạo về chuyên môn pháp lý. Họ thường chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trong một số khu vực pháp lý nhất định.

Chuyên viên pháp lý chịu trách nhiệm các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp

Mô tả công việc cụ thể của chuyên viên pháp lý:

  • Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện tất các văn bản ban hành tại Công ty, doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo tuân thủ theo quy định Công ty và pháp luật. 
  • Cập nhật và làm nổi bật những thay đổi của các quy định mới do cơ quan có thẩm quyền ban hành kịp thời và chính xác. 
  • Tham gia cố vấn, tư vấn pháp lý, xây dựng quy trình, hoàn thiện thủ tục pháp lý cho Công ty. 
  • Làm việc các cơ quan nhà nước: thủ tục hành chính, giấy tờ nhà đất…. 
  • Thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên. 
  • Chịu trách nhiệm về khía cạnh pháp lý đối với các hoạt động của Công ty. 
  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh về tranh chấp quyền lợi giữa Công ty.

Chuyên viên pháp lý đảm nhận nhiều công việc liên quan đến pháp luật

Trên đây chỉ là một số công việc cơ bản cho vị trí chuyên viên pháp lý. Bởi thực tế, công việc có thể nhiều hoặc ít hơn, tùy vào từng quy mô của Công ty, doanh nghiệp.

2. Lý do nói chuyên viên pháp lý là nghề “gác cổng” cho doanh nghiệp?

Ngày nay, khi nền kinh tế được mở cửa, thị trường trở nên biến động khiến hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Với một chuyên viên pháp lý nội bộ, nhà đầu tư có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang có sức ảnh hưởng rất lớn đến chu trình hoạt động. Thậm chí là sự sống còn của công ty, doanh nghiệp.

Khi công ty ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp lý là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kỹ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì tiến hành hợp tác.

Một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định: “Chỉ cần chuyên viên pháp lý có chút nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy. Vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm đến hàng tỷ đồng”.

Có thể nói, chuyên viên pháp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này, còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty. Đồng thời, cũng là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao…

Chuyên viên pháp lực đúng chất là một nhân viên “gác cổng” của doanh nghiệp

Ngoài ra, chuyên viên pháp lý còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.

3. Trở thành chuyên viên pháp lý bạn cần những yếu tố nào?

Để trở thành một chuyên viên pháp lý, bạn cần xây dựng cho mình những kỹ năng cần thiết sau:

  • Tính cẩn thận chính xác, chi tiết trong xử lý công việc
  • Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm
  • Có khả năng đàm phán, thuyết trình, thiết lập các mối quan hệ
  • Có khả năng thích ứng và chịu áp lực cao

Ngoài những kỹ năng cần xây dựng và rèn luyện, bạn cần có trình độ chuyên môn tốt. Chịu khó học hỏi để thích ứng với nền kinh tế liên tục đổi mới và phát triển như hiện nay.

Với những chia sẻ thông tin về khái niệm chuyên pháp lý là gì? Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này. Nếu muốn tham khảo cách quản lý nhân sự hiệu quả, quý khách có thể truy cập trang web:: //quantrinhansu-online.com/

Cá nhân hay pháp nhân là thành viên của hiệp hội hay tổ chức pháp lý, tư vấn cho khách hàng, biên tập những văn bản có tính chất pháp lý, cung cấp những dịch vụ pháp lý khác như trợ giúp cho khách hàng trong quan hệ với các cơ quan công quyền hoặc với cơ quan tư pháp.

Luật sư, luật gia, người có trình độ, kiến thức pháp luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, giải thích về pháp luật cho cá nhân, cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác; xử lý những việc của khách hàng liên quan đến pháp luật như đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong các giai đoạn tố tụng hoặc trong giao dịch với các cơ quan nhà nước, bào chữa cho bị cáo trước tòa án.

Tại các cơ quan quản lý nhà nước, cố vấn pháp lý là chức vụ được bổ nhiệm hoặc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm có nhiệm vụ nghiên cứu, góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Bộ phận cố vấn pháp lý có thể được tổ chức ở các cơ quan, tổ chức kinh tế để thực hiện nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn về pháp luật, được ủy quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức trước Tòa án, trọng tài và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Qua câu chuyện nghề luật, bạn đã làm quen với nghề luật sư. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một trong số rất nhiều công việc mà bạn có thể lựa chọn khi học luật. Các vấn đề liên quan đến pháp luật và nghề luật khá trừu tượng. Vì vậy, để bạn dễ hình dung về nghề luật, chúng ta cùng xem xét tình huống sau đây.

·        Tình huống đặt ra là:

Một hôm, trong bữa cơm tồi đầm ấm của gia đình, bố mẹ bạn thông báo đã dành dụm đủ tiền để mua một ngôi nhà mới, rộng rãi hơn. Bạn đã mơ đến một phòng riêng để có thể trang trí theo sở thích.

Bố mẹ bạn đã tìm được người muốn bán một ngôi nhà phù hợp nhưng còn e ngại một số vấn đề ngôi nhà có thuộc sở hữu của người bán không, có đang bị thế chấp ở ngân hàng không, có trong diện giải tỏa không? Bố mẹ bạn muốn đàm phán với người bán để thống nhất giá ngôi nhà thời hạn thanh toán tiền mua nhà, làm các giấy tờ để sang tên ngôi nhà. Trong trường hợp này, bố mẹ bạn có thể đến một văn phòng luật sư để nhận được ý kiến tư vấn của một luật sư giỏi trong lĩnh vực nhà đất.

Luật sư sẽ giúp bố mẹ bạn tìm hiểu về tính hợp pháp của việc mua bán nhà, đàm phán với người bán để có được điều kiện mua bán hợp lý nhất, giúp các bên soạn thảo hợp đồng mua bán nhà với những điều khoản chặt chẽ, thực hiện các thủ tục cần thiết để sang tên ngôi nhà. Luật sư chính là người hành nghề luật đấy.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng mua bán nhà phải được công chứng. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của việc mua bán nhà, xác nhận chữ ký của các bên trong hợp đồng là đúng để sau này không ai có thể nói rằng chữ ký trong hợp đồng không phải là chữ ký thật. Công chứng viên cũng là người làm nghề luật. Ở một số nước như nước Mỹ chẳng hạn, các luật sư còn có thể kiêm luôn hoạt động công chứng.

Cả gia đình đang vui mừng vì sắp được chuyển đến nhà mới thì “đùng một cái”, giá nhà đất tăng cao, người bán trở mặt không chịu giao nhà cho gia đình bạn để bán cho người khác với giá cao hơn. Chẳng lẽ có sự bất công như vậy? Bạn yên tâm, quyền lợi hợp pháp của công dân bao giờ cũng được Nhà nước bảo vệ.

Trong trường hợp này, bố mẹ bạn có thể nộp đơn ra tòa án để yêu cầu tòa án buộc người bán phải giao nhà. Nếu thấy cần thiết, bố mẹ bạn có thể nhờ luật sư giúp đỡ, đề nghị kiểm sát viên tham gia phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.

Luật sư sẽ giúp bố mẹ bạn chứng minh việc mua bán của các bên là có thật và hoàn toàn hợp pháp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của mình về vụ việc. Thư ký phiên tòa ghi lại những diễn biến tại phiên tòa. Hội đồng xét xử do thẩm phán làm chủ tọa sẽ lắng nghe các bên phát biểu ý kiến, đánh giá các chứng cứ và trên cơ sở đó ra bản án buộc người bán nhà phải giao nhà cho bố mẹ bạn trong một thời hạn nhất định.

Nếu hết thời hạn phải giao nhà quy định trong bản án mà người bán vẫn không giao nhà thì bố mẹ bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự can thiệp.

Các chấp hành viên sẽ có biện pháp bắt buộc [cưỡng chế] người bán nhà phải giao nhà cho bố mẹ bạn. Để tránh sự lộn xộn có thể xảy ra khi cưỡng chế giao nhà, các chấp hành viên có quyền yêu cầu lực lượng cảnh sát bảo vệ.

Bạn thấy đấy, một việc tưởng chừng của riêng gia đình bạn nhưng có biết bao người cùng tham gia giải quyết. Với vị trí công tác khác nhau, những người làm nghề luật có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng đều vì một mục đích chung là bảo vệ lẽ phải, công lý.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nghề.

·        Thẩm phán


Thẩm phán là những người làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án. Thẩm phán được quyền quyết định những hình thức xử lý thích hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật như buộc người bán nhà phải giao nhà cho bố mẹ bạn trong tình huống trên... Khi thẩm phán đã ra phán quyết, mọi người có liên quan phải nghiêm túc thực hiện; nếu không thì sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.

Bạn hẳn từng chơi trò Quan tòa – Chỉ điểm và ít nhất một lần mơ ước mình sẽ được ngồi vào ghế quan tòa? Sẽ thật hạnh phúc khi ra những phán quyết mang lại công bằng, cứu người vô tội và trừng phạt kẻ ác. Để có những quyết định chính xác, đúng pháp luật, đòi hỏi quá trình học hỏi nghiêm túc và vất vả đấy.

·        Kiểm sát viên

Kiểm sát viên là những người làm việc tại các viện kiểm sát. Các bạn xem phim nước ngoài hay thấy họ nhắc đến công tố viên và viện công tố. Đó chính là kiểm sát viên và viện kiểm sát theo cách gọi của Việt Nam.

Kiểm sát viên là người bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự như trộm cắp, cướp, lừa đảo, giết người, tham nhũng, khủng bố... Kiểm sát viên được quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.

Tại phiên toà xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội [buộc tội] và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong các phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

·        Luật sư

Luật sư hành nghề tự do, không ở trong biên chế của cơ quan nhà nước như các thẩm phán hay kiểm sát viên. Luật sư không được Nhà nước trả lương. Thu nhập của luật sư từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, các luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.

Ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Ôxtrâylia,... phân biệt thành hai loại luật sư: luật sư tranh tụng [bào chữa, bảo vệ cho khách hàng trong các vụ việc tại tòa án] và luật sư tư vấn [đưa ra lời khuyên cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến pháp luật, giúp họ thực hiện các công việc pháp lý]. Nhưng ở nước ta, một luật sư vừa có thể tham gia tranh tụng tại tòa án, vừa có thể tiến hành các hoạt động tư vấn pháp luật.

Luật sư có hai mảng công việc chính:

* Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa án trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính;

* Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Trong tình huống nêu trên, bố mẹ bạn có thể đến nhờ luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến việc mua nhà. Nếu có tranh chấp từ hợp đồng mua bán nhà này, bố mẹ bạn có thể nhờ luật sư khởi kiện vụ việc ra tòa án và tham gia bảo vệ quyền lợi cho bố mẹ bạn trước tòa án.

Vai trò của luật sư trong xã hội ta ngày càng được coi trọng. Chúng ta đang rất cần những luật sư giỏi để có thể thắng kiện trong các vụ tranh chấp quốc tế như vụ các doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp Mỹ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá ba-sa hay vụ những nạn nhân chất độc màu da cam kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi bồi thường thiệt hại. Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các doanh nhân đi đàm phán và ký kết hợp đồng luôn cần luật sư đi cùng để tư vấn, đảm bảo ký kết được các hợp đồng có lợi về kinh tế và chặt chẽ về pháp lý.

·        Công chứng viên

Công chứng viên là công chức nhà nước làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Các công chứng viên có nhiệm vụ xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của các cá nhân và làm công chứng các bản sao từ nguyên gốc [bản chính], các bản dịch từ tiếng nước ngoài.

Chẳng hạn Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của bạn chỉ được cấp một bản duy nhất. Khi bạn trúng tuyển đại học, nhà trường yêu cầu bạn nộp bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. Bạn đến phòng công chứng và công chứng viên sẽ ký tên, đóng dấu để xác nhận “sao y bản chính”. Bản sao của bạn có giá trị y như bản gốc vậy.

·        Chấp hành viên

Chấp hành viên là những công chức nhà nước làm việc ở cơ quan thi hành án dân sự.

Ví dụ tòa án ra một bản án, trong đó, một bên có nghĩa vụ trả tiền, trả tài sản cho bên kia nhưng họ cố tình không thi hành.

Khi đó, chấp hành viên sẽ bắt buộc bên có nghĩa vụ thực hiện bằng các cách thức mà pháp luật cho phép như: tổ chức bán công khai tài sản, nhà đất của bên có nghĩa vụ trả tiền, tài sản để thanh toán cho bên kia theo đúng bản án mà tòa án đã tuyên.

·        Các nghề khác trong lĩnh vực pháp luật

Ngoài ra, bạn còn có thể làm rất nhiều công việc cần thiết khác.

* Chuyên viên pháp lý: là những người đã tốt nghiệp cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến pháp luật tại cơ quan hành chính nhà nước như các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan nghiên cứu.

* Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật. Muốn đơn vị hoạt động đúng pháp luật, tránh các tranh chấp có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của cơ quan, các “sếp” rất quan tâm đến ý kiến của những chuyên gia này.

* Giáo viên/ giảng viên luật: Nếu bạn giỏi chuyên môn, lại có thêm khả năng sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.

* Cán bộ nghiên cứu pháp luật: Những người này nghiên cứu rất sâu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp với thực tiễn cuộc sống; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.

* Điều tra viên: là những người công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết quan trọng của tội phạm hình sự.

* Thư ký tòa án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.

* Thẩm tra viên: là người công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất ý kiến với lãnh đạo để xem xét lại các bản án của tòa án cấp dưới.

Sau một thời gian công tác, các thư ký tòa án, thẩm tra viên có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề