Tthcc là gì

Quảng Ninh tạo bước đột phá trong cải cách TTHC, mang đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong đó có mục tiêu “đảm bảo hết năm 2017, thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt tại chỗ 100% TTHC tại Trung tâm hành chính công [TTHCC] tỉnh, TTHCC cấp huyện và liên thông tới 186 xã, phường, thị trấn; đưa Tổng đài hành chính công giải đáp về TTHC vào hoạt động”, theo đó UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến nội dung này; đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc giải quyết TTHC tại TTHCC các cấp.

Trong 7 tháng đầu năm, các sở, ngành, địa phương của tỉnh đã bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung theo chỉ đạo của tỉnh. Trong đó, rà soát các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết để xem xét lựa chọn các TTHC có đủ điều kiện thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt tại các TTHCC; đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền, giao quyền thẩm định, giải quyết TTHC ngay tại TTHCC các cấp gắn với tiếp tục giảm thời gian giải quyết TTHC.

Cùng với đó, tiếp tục bố trí, cử cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp tốt, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đến làm việc tại TTHCC cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện việc ủy quyền, giao quyền phê duyệt TTHC ngay tại các Trung tâm; thực hiện phân công lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hàng ngày bố trí thời gian ký duyệt các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết ngay tại TTHCC các cấp đối với các TTHC không thể ủy quyền.

Tính đến ngày 30-7-2017, Quảng Ninh đã rà soát đưa vào thực hiện tại TTHCC tỉnh tổng số 1.146/1.238 TTHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh [đạt 92,6%], còn lại 92 TTHC mang tính đặc thù không đưa vào giải quyết tại Trung tâm. Đối với cấp huyện đã đưa 280/280 TTHC [đạt 100%] vào thực hiện tại TTHCC cấp huyện; cấp xã là 89 TTHC.  Đồng thời, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo để các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương đưa một số TTHC vào giải quyết tại TTHCC các cấp như: Công an, Cảnh sát PCCC, BHXH, Thuế.

Đặc biệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo BHXH tỉnh triển khai đồng loạt việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại TTHCC 14 địa phương kể từ ngày 1-6-2017. Các TTHC bao gồm: cấp lại thẻ BHYT do mất, hỏng; cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin; thu và cấp thẻ BHYT hộ gia đình; thu và cấp sổ BHXH tự nguyện. Đối với người tham gia chế độ BHXH tự nguyện, thủ tục cũng được hoàn thiện tại TTHCC các địa phương và trả kết quả trong vòng 5 ngày. Cùng với đó, từ ngày 10-7-2017, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã đưa các TTHC ngành điện vào giải quyết tại TTHCC các cấp. Các TTHC gồm: cấp điện cho khách hàng tự xây dựng trạm biến áp đấu nối vào lưới điện trung áp tại TTHCC các cấp; giải quyết cấp điện cho khách hàng mua điện với mục đích sinh hoạt và ngoài sinh hoạt lắp công tơ 1 pha, 3 pha từ lưới điện hạ áp sau trạm biến áp công cộng. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đưa các TTHC thuộc ngành nước vào các Trung tâm.

Theo thống kê của TTHCC tỉnh, số TTHC thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại TTHCC tỉnh đến nay là 800/1.146 TTHC, đạt 69,8% [vượt 6% so với kế hoạch UBND tỉnh đề ra]. Đối với TTHCC cấp huyện, số TTHC được thực hiện thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại Trung tâm là 280/280 TTHC [đạt 100%].

Tính chung 7 tháng đầu năm, TTHCC tỉnh đã tiếp nhận mới 30.783 hồ sơ và 798 hồ sơ kỳ trước chuyển sang thuộc lĩnh vực. Trong đó, đã giải quyết 30.625 hồ sơ đúng hạn và trước hạn, các hồ sơ còn lại đang trong thời hạn giải quyết. Các hồ sơ TTHC được tiếp nhận và giải quyết chủ yếu tập trung vào các ngành: Công an tỉnh, Tư pháp, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường.

TTHCC các địa phương đã tiếp nhận mới 158.945 hồ sơ và 1.471 hồ sơ kỳ trước chuyển sang thuộc lĩnh vực; đã giải quyết 158.969 hồ sơ trước và đúng hạn. Đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã tiếp nhận 295.807 hồ sơ TTHC các loại, đã giải quyết 295.313 hồ sơ trước và đúng hạn, hồ sơ còn lại đang trong thời hạn giải quyết. Nhìn chung, hồ sơ tiếp nhận tại TTHCC các cấp được tập trung giải quyết đảm bảo thời gian theo quy định, số hồ sơ trả lại không đủ điều kiện giải quyết hoặc trả kết quả không đúng hẹn chiếm tỷ lệ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố khách quan hoặc hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan Trung ương.

Đáng chú ý, TTHCC tỉnh đã đầu tư nâng cấp đưa Tổng đài 1900558826 vào hoạt động để tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp cho người dân, doanh nghiệp về TTHC như: quy trình thực hiện, thời hạn giải quyết, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, phí và lệ phí [nếu có]. Từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận và xử lý thông tin hàng nghìn cuộc gọi từ người dân và các tổ chức, doanh nghiệp…

Nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC tại TTHCC các cấp

Chị Nguyễn Thị Hằng, phường Hồng Hà, TP Hạ Long cho biết: "Đến Trung tâm HCC tỉnh, tôi được cán bộ Trung tâm hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, vì vậy các bước hoàn thiện hồ sơ không gặp khó khăn gì và không mất nhiều thời gian. Với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ hiện đại tại Trung tâm, tôi có thể tự tra cứu các TTHC liên quan, thời gian giải quyết từng thủ tục. Nhìn chung, tôi rất hài lòng".

Tiếp tục khẳng định thương hiệu TTHCC là địa chỉ tin cậy với tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC trên địa bàn toàn tỉnh, đồng chí Ngô Quang Hưng, Phó Giám đốc TTHCC tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục rà soát thực hiện phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của các sở, ngành và địa phương; nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tăng cường ủy quyền, giao quyền thẩm định, đủ điều kiện được tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả giải quyết ngay tại TTHCC. Đồng thời, giảm tối đa thời gian giải quyết các TTHC và công khai minh bạch trên chính quyền điện tử theo chuẩn hóa ISO để tạo sự tương tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Đi đôi với đó, tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường xử lý hồ sơ TTHC trên môi trường mạng; tiếp tục rà soát, bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, có ứng xử giao tiếp hòa nhã, lịch sự với người dân và doanh nghiệp đến làm việc tại TTHHC và Bộ phận cấp xã.../.

Đặng Dung

Theo: quangninh.gov.vn

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

Trung tâm Phục vụ hành chính công: Ứng dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính

19/10/2020 - Lượt xem: 2172

​Việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong giải quyết thủ tục hành chính [TTHC] tại Trung tâm Phục vụ hành chính công [gọi tắt là Trung tâm] đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, mang đến sự hài lòng cho người dân.

Việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong giải quyết thủ tục hành chính [TTHC] tại Trung tâm Phục vụ hành chính công [gọi tắt là Trung tâm] đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, mang đến sự hài lòng cho người dân.


Trung tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC.

Việc thành lập Trung tâm được xem là một bước đột phá trong công tác cải cách hành chính của tỉnh. Trung tâm là nơi tiếp nhận và trả kết quả của hơn 1.490 TTHC; đồng thời, cũng là địa điểm cung cấp thông tin và giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết các TTHC.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, thời gian qua, Trung tâm đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động giải quyết hồ sơ, TTHC. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT giúp việc giải quyết TTHC thuận lợi, nhanh chóng, hồ sơ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Cụ thể, tất cả các hồ sơ TTHC được nhận tại bộ phận một cửa của các đơn vị sẽ được số hóa lên phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh. Các TTHC khi được công bố sẽ kèm theo quy trình điện tử [từ khi nhận hồ sơ cho đến khi trả kết quả đều được tích hợp trên phần mềm Một cửa điện tử]. Do đó, người dân có thể biết được hồ sơ mình đang ở giai đoạn nào; bộ phận kiểm soát, giám sát TTHC tại Trung tâm cũng có thể kiểm soát được hồ sơ đang ở giai đoạn nào. Nếu hồ sơ trễ hẹn hoặc trễ hẹn do nguyên nhân nào thì cũng có thể giám sát được.

Bà Lê Thị Kim Pha, Phó Giám đốc Trung tâm nhận định, trước đây, việc ứng dụng CNTT đã được thực hiện tại bộ phận một cửa của các đơn vị. Tuy nhiên, từ khi Trung tâm thành lập, hiệu quả rõ rệt nhất của việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC đó là kết quả giải quyết hồ sơ có thời gian đúng hẹn và trước hẹn tỷ lệ đạt cao hơn. Bởi trước đây, dù có thực hiện quy trình điện tử, nhưng việc giám sát chưa được chặt chẽ. Khi tập trung về một đầu mối tại Trung tâm, công tác giám sát sẽ chặt chẽ hơn, đây cũng được xem là một biện pháp để các đơn vị tăng cường công tác giải quyết TTHC. Do quy trình được thực hiện chặt chẽ nên việc giải quyết TTHC cho người dân cũng được nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn.

Song song với việc thực hiện ứng dụng CNTT, Trung tâm còn đẩy mạnh triển khai Dịch vụ công trực tuyến. Hiện các quầy một cửa của các đơn vị tại Trung tâm đang thực hiện nhận hồ sơ trực tuyến qua phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh. Có một số TTHC của tỉnh được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, công chức của bộ phận một cửa có thể nhận hồ sơ trực tuyến từ Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của tỉnh. Khi nhận hồ sơ trực tuyến, công chức vẫn xử lý như khi nhận hồ sơ trực tiếp, chuyển về đơn vị giải quyết theo thẩm quyền và chuyển trả kết quả cho người dân. Người dân có nhiều cách lựa chọn để nhận kết quả giải quyết TTHC.

Bà Lê Thị Kim Pha chia sẻ: "Khi chấp nhận hồ sơ nộp trực tuyến, công chức tiếp nhận sẽ có phản hồi thông tin để người dân biết hồ sơ đã được nhận và có thể giám sát quá trình giải quyết trên Cổng Dịch vụ công. Thực tế, TTHC được thực hiện tại Trung tâm là 1.490 thủ tục, trong đó có 1.410 thủ tục đã ở mức độ 3, 4. Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Dù việc nộp hồ sơ trực tuyến có thể thực hiện trên nhiều thiết bị thông minh như: Máy tính, điện thoại… Có một số doanh nghiệp sử dụng rất thuận tiện, cá biệt có một số người dân dù có thiết bị thông minh, nhưng không quen sử dụng. Mặt khác, người dân còn có tâm lý thích đến trực tiếp để nộp hồ sơ và hỏi thêm những việc ngoài thủ tục. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến còn ít so với TTHC mức độ 3, 4 là khó khăn chung của các ngành. Hiện tại, thủ tục Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ở tỉnh đã đạt và vượt so với Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến vẫn còn thấp [khoảng 7%]".

Thời gian tới, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thấy được thuận lợi khi thực hiện Dịch vụ công trực tuyến. Hệ thống trang thiết bị đã được Trung tâm trang bị đầy đủ, song cần thời gian tuyên truyền để người dân nắm sâu hơn và tiếp cận về việc thực hiện Dịch vụ công trực tuyến. Trung tâm đang phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện công tác tuyên truyền bằng cách in tờ rơi hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ trực tuyến; thông tin những thuận lợi để người dân tiếp cận và thực hiện TTHC qua Dịch vụ công trực tuyến. Dự kiến, Trung tâm sẽ thực hiện các video clip hướng dẫn cách nộp hồ sơ trực tuyến để người dân thấy và dễ dàng thực hiện hơn. "Hiện còn một số đơn vị đang hoàn thiện việc công khai tài khoản để người dân thực hiện thanh toán trực tuyến đối với một số TTHC có thanh toán phí. Nếu muốn tạo điều kiện thuận lợi thật sự cho người dân thì phải cần tạo một kênh thanh toán trực tuyến. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành có giải quyết TTHC sẽ kết hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để công bố số tài khoản của đơn vị tích hợp trên phần mềm Một cửa để người dân thanh toán phí trực tuyến" - bà Lê Thị Kim Pha cho biết.

M. Thành

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Video liên quan

Chủ Đề