Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Hơn 10 năm kể từ ngày cố Chủ tịch Trần Văn Cường qua đời, bà Lê Thị Thúy Ngà cùng con gái đã dẫn dắt Tập đoàn Nam Cường phát triển và tạo dựng chỗ đứng trên thị trường bất động sản.

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Khu đô thị Dương Nội của Nam Cường. (Ảnh: Hoàng Huy).

Năm 2008, dự án Khu đô thị (KĐT) Dương Nội được khởi công trên diện tích gần 200 ha, nằm trên đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) - một trong những trục đường huyết mạch của Thủ đô.

Dù không phải là những dự án lớn nhất, song đây lại là hai trong số ít các công trình mở ra những cơ hội phát triển hạ tầng của khu Tây Hà Nội lúc bấy giờ. 

Chủ nhân của KĐT hơn 7.000 tỷ đồng này, đồng thời tham gia đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài, là CTCP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (nay là Công ty TNHH Bất động sản Nam Cường - Nam Cường Group).

Hành trình 37 năm thăng trầm của Nam Cường

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Ông Trần Văn Cường và bà Lê Thị Thúy Ngà những ngày đầu khởi nghiệp tại Hải Phòng. (Ảnh: Nam Cường).

Tập đoàn Nam Cường tiền thân là Tổ hợp dịch vụ vận tải Xuân Thủy, được thành lập năm 1984 bởi ông Trần Văn Cường, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thủy nội địa các mặt hàng phân bón, xi măng, sắt thép phục vụ cho nhu cầu các tỉnh miền Bắc – Việt Nam. 

Sau khi tăng vốn điều lệ lên thành 595 tỷ đồng vào năm 1998, Nam Cường dưới sự dẫn dắt của ông Trần Văn Cường đã tập trung phát triển các lĩnh vực quy hoạch đô thị, đầu tư phát triển bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng, tham gia đầu tư hàng loạt KĐT tại Hà Nội, TP Hải Dương và TP Nam Định. 

Năm 2007, Tập đoàn Nam Cường ra đời. Một năm sau đó, vốn điều lệ Nam Cường đạt mức 16.006 tỷ đồng.

Năm 2008, Nam Cường khởi công dự án đường Lê Văn Lương kéo dài với tổng chiều dài 7,7 km, nối liền cửa ngõ phía Tây với trung tâm Hà Nội. 

Năm 2010 đánh dấu một nốt trầm trong quá trình phát triển của Nam Cường, khi Chủ tịch Trần Văn Cường qua đời. Vợ của ông Cường là bà Lê Thị Thúy Ngà, đã thay mặt chồng tổ chức khánh thành dự án đường Lê Văn Lương kéo dài.

Cũng chính từ thời điểm đó, Nam Cường bước vào một giai đoạn mới, dưới sự tiếp quản và lãnh đạo của Chủ tịch đương nhiệm Lê Thị Thúy Ngà. 

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Bà Lê Thị Thúy Ngà và con gái Trần Thị Quỳnh Ngọc. (Ảnh: Nam Cường).

Là Chủ tịch HĐQT của một tập đoàn lớn, song bà Ngà lại là một người khá kín tiếng, hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Một số thông tin ít ỏi cho thấy, Chủ tịch Nam Cường sinh ra tại Hải Phòng, sát cánh cùng ông Trần Văn Cường từ những ngày đầu khởi nghiệp.

Cùng với đó, con gái của ông Cường và bà Ngà là Trần Thị Quỳnh Ngọc cũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh doanh của gia đình từ năm 2010. 

Nói thêm về ái nữ nhà Nam Cường, một số thông tin cho biết, bà Ngọc sinh năm 1990, tốt nghiệp chuyên ngành Địa lý Kinh tế tại Anh. 

Tháng 1/2013, bà Ngọc với vai trò trưởng ban biên tập, đã cho ra mắt tập san nội bộ số đầu tiên, ghi lại những câu chuyện về ông Cường, về các cán bộ, nhân viên và những điểm nhấn trong hoạt động của Nam Cường.

Năm 2014, bà Ngọc trở thành Phó Chủ tịch HĐQT của Nam Cường. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần nhất vào tháng 12/2016, Nam Cường có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng. Trong đó, bà Ngà sở hữu đến 94% (2.115 tỷ đồng) và bà Ngọc nắm 3% (67,5 tỷ đồng).

Tháng 4/2014, doanh nghiệp của bà Ngà lọt top 20 gia đình kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, theo Forbes Việt Nam. Cũng trong năm này, bà Ngà được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng".

Cơ ngơi bất động sản của Nam Cường

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Công viên Thiên văn học nằm trong KĐT Dương Nội. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, hệ thống bất động sản Nam Cường của bà Ngà đã được thành hình với sự ra đời và phát triển đa dạng về các loại hình nhà ở, khu du lịch nghỉ dưỡng tại nhiều tỉnh, thành khác nhau như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Phú Quốc hay Hải Phòng.

Tại Hà Nội, bên cạnh KĐT Dương Nội, Nam Cường còn sở hữu các dự án lớn gồm KĐT Cổ Nhuế (17,6 ha, quận Bắc Từ Liêm) và KĐT Phùng Khoang (46 ha, quận Nam Từ Liêm) với hàng nghìn căn hộ chung cư.

Tại Nam Định, Nam Cường đầu tư ba dự án, gồm KĐT Hòa Vượng (55,4 ha); KĐT Thống Nhất (63,9 ha) và KĐT Mỹ Trung (152,9 ha). Tất cả các dự án đều đã hoàn thành và bàn giao.

Tại Hải Dương, doanh nghiệp cũng đã triển khai hai dự án lớn, bao gồm Khu văn hóa thể thao - đô thị mới phía Đông TP Hải Dương (108 ha) và Khu thương mại - du lịch - đô thị phía Tây TP Hải Dương (595 ha).

Trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, năm 1998, doanh nghiệp khai trương dự án đầu tay là khách sạn Tray, đến năm 2009 được đổi tên thành Khách sạn Nam Cường Hải Phòng. Tại Hải Dương, năm 2005, khách sạn Nam Cường Hải Dương cũng đi vào hoạt động, với tòa nhà cao 25 tầng, tọa lạc ngay cửa ngõ thành phố.

Ngoài ra, hệ thống khách sạn của Nam Cường còn có thêm các khách sạn như Nam Cường Đồ Sơn hay Nam Cường Nam Định,...

Tại Phú Quốc, vào năm 2012, UBND tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu tổ hợp dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp Phú Quốc - Nam Cường. Dự án này có diện tích hơn 32,32 ha với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng, bao gồm khách sạn, khu vui chơi giải trí, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế.

Từ năm 2016 đến nay, Nam Cường cũng cho ra mắt thêm một số dự án đáng chú ý như Tổ hợp thương mại dịch vụ và nhà ở cao cấp Anland (Anland Complex); biệt thự thương mại An Phú Shop - Villa hay Công viên Thiên văn học ngoài trời;...

Công viên Thiên văn học ngoài trời đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á được khởi công vào tháng 7/2017 tại KĐT Dương Nội, với tổng diện tích là 12 ha, trong đó diện tích mặt nước là 6 ha. Dự án nằm ở nút giao giữa đường Ngô Thì Nhậm kéo dài và Lê Quang Đạo kéo dài. 

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Ngày 20/7 vừa qua, CTCP Tập đoàn Nam Tiến đã phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu mã NTSCH2122001. Đây là lô trái phiếu có lãi suất cố định 11,5%/năm, kỳ hạn 1 năm (tức đáo hạn vào ngày 20/7/2022).

Mục đích phát hành nhằm đầu tư vào cụm nhà máy thủy điện Nậm Tha bằng cách mua lại cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Tha hoặc các dự án thủy điện khác.

Theo tìm hiểu, cụm dự án Thủy điện Nậm Tha (gồm các nhà máy thủy điện Nậm Tha 3, 4, 5, 6) có tổng công suất lắp máy là 45MW gồm 12 tổ máy, sản lượng điện bình quân hàng năm hơn 200 triệu KWh, tổng mức đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.

Dự án do CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển năng lượng Phúc Khánh làm chủ đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).

Trở lại với trái phiếu NTSCH2122001, Tập đoàn Nam Tiến cho biết, trái phiếu này được đảm bảo bằng hơn 3,8 triệu cổ phần phổ thông CTCP Nha Trang Bay thuộc sở hữu của một bên thứ 3. Hiện tại, Nha Trang Bay là một trong 7 công ty thành viên của Tập đoàn Nam Tiến và cũng là chủ đầu tư dự án dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ Scenia Bay Nha Trang.

Đáng chú ý, toàn bộ lô trái phiếu của Tập đoàn Nam Tiến đã được mua vào bởi các nhà đầu tư tổ chức (25 tỷ đồng, tỷ lệ 16,67%) và nhà đầu tư cá nhân (125 tỷ đồng, tỷ lệ 83,33%). Bên thu xếp phát hành trái phiếu NTSCH2122001 là CTCP Chứng khoán Dầu khí.

Cuộc chuyển giao thế hệ và thương vụ bán “con” kín tiếng của Tập đoàn Nam Tiến

Thành lập từ năm 1999, Công ty Xây dựng Công trình Nam Tiến, tiền thân của Tập đoàn Nam Tiến, có xuất phát điểm là một công ty xây dựng tại tỉnh Lào Cai với vốn điều lệ vỏn vẹn 700 triệu đồng. Ấy vậy, chỉ vài năm sau ngày thành lập, công ty đã liên tiếp được tỉnh giao thực hiện nhiều công trình quan trọng như: Dự án đại lộ Trần Hưng Đạo, kè sông Hồng, Quốc lộ 4D, 4E…

5 năm sau đó, Tập đoàn Nam Tiến chính thức bước chân vào lĩnh vực bất động sản (2004), và sau đó là thủy điện (2005), hóa chất (2014), bất động sản nghỉ dưỡng (2017).

Sự hình thành và phát triển của Tập đoàn Nam Tiến mang đậm dấu ấn của doanh nhân Hoàng Minh Tuấn (SN 1952) – người sáng lập công ty. Điều này được thể hiện qua việc ông có thời gian dài là cổ đông lớn nhất, kiêm các chức vụ cấp cao như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật.

Dù vậy, từ năm 2016 - 2018, vị doanh nhân sinh năm 1952 đã rút lui khỏi Tập đoàn Nam Tiến. Khá bất ngờ, cái tên thay thế ông ở những vị trí nêu trên là người con dâu Cao Thị Thu Hiền (SN 1977). Cũng trong khoảng thời gian kể trên bà Hiền nhanh chóng gia tăng tỷ lệ sở hữu tại tập đoàn từ vỏn vẹn 4,765% lên đến 40% (tính đến tháng 9/2018). Ngoài bà, cơ cấu cổ đông Tập đoàn Nam Tiến còn 2 cá nhân họ Hoàng khác là Hoàng Trung Tiến (10%), Hoàng Giang Nam (50%) – người cùng nhà với bà Hiền.

Đáng chú ý, bà nắm vị trí Chủ tịch HĐQT (tính đến tháng 8/2020), kiêm Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc tập đoàn. Ngoài ra, có thể thấy thành phần HĐQT Tập đoàn Nam Tiến (tính đến tháng 8/2020) còn bao gồm các cá nhân khác, là các ông bà Nguyễn Duy Thái (SN 1974), Nguyễn Thị Hằng (SN 1974), Trần Đức Long (SN 1980), Cao Việt Hùng (SN 1981).

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Bà Cao Thị Thu Hiền cũng thường xuất hiện trên các kênh thông tin truyền thông và những sự kiện quan trọng của tập đoàn. Bà được phác họa là một lãnh đạo thuộc thế hệ F2, có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của tập đoàn. Điều này có phần trái ngược với sự kín tiếng của các cá nhân họ “Hoàng” – những cổ đông lớn khác của Nam Tiến.

Trở lại với Nam Tiến, tính đến tháng 4/2020 (tức hơn 2 thập kỷ sau ngày thành lập), vốn điều lệ của doanh nghiệp này đạt gần 463,2 tỷ đồng. Đặc biệt, vượt ra khỏi "chiếc áo" địa phương, tập đoàn này hiện sở hữu loạt dự án ở nhiều tỉnh thành, với 3 lĩnh vực trọng tâm là năng lượng, bất động sản, công nghiệp.

Ở lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn Nam Tiến là chủ đầu tư nhiều dự án địa ốc thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai, như: Tiểu khu đô thị số 1, diện tích 32,5ha; tiểu khu đô thị số 3, diện tích 26,3ha; tiểu khu đô thị số 5 diện tích 22.000m2; dự án Symphony Garden quy mô 11,77ha. Đáng chú ý, còn phải kể đến dự án bất động sản Nghỉ dưỡng Scenia Bay tại Nha Trang, với vốn đầu tư lên đến 2.971 tỷ đồng, cùng vị trí đắc địa trên cung đường ven biển Phạm Văn Đồng, thuộc khu đô thị mới phía Bắc TP. Nha Trang. Ngoài ra, ít ai biết giới chủ Tập đoàn Nam Tiến còn sở hữu Khách sạn The Code, diện tích mặt bằng 380m2 tại TP. Đà Nẵng.

Với lĩnh vực công nghiệp, Tập đoàn Nam Tiến sở hữu tổ hợp nhà máy hóa chất nằm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được xây dựng trên diện tích gần 25ha, bao gồm Nhà máy Photpho Vàng và Nhà máy Axit Photphoric. Vào năm 2014, Nhà máy Photpho Vàng rộng 15,44ha, công suất 9.800 tấn/ năm, tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng đã đi vào hoạt động; Bên cạnh đó, phải kể đến Nhà máy Xi măng VinaFuji, tiền thân là nhà máy Cam Đường, đi vào sản xuất xi măng từ tháng 11/2011, với công suất đạt 90.000 tấn xi măng/năm.

Một trong những mảng kinh doanh quan trọng của Tập đoàn là thủy điện, với loạt dự án như Nhà máy thủy điện Minh Lương (tỉnh Lào Cai) có vốn đầu tư 1.090 tỷ đồng, công suất thiết kế 30MW; cụm Thủy điện Đăk Di (tỉnh Quảng Nam) gồm 2 dự án Đăk Di 1 với công suất công suất 28MW và Đăk Di 2 với công suất 20MW được tập đoàn đầu tư xây dựng vào năm 2018; cụm Thủy điện Ngòi Xan – Lào Cai (tỉnh Lào Cai).

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, cụm Thủy điện Ngòi Xan – Lào còn có sự hiện diện của một nhà đầu tư đến từ Malaysia. Cụ thể, vào tháng 7/2016, giới chủ Tập đoàn Nam Tiến đã chuyển nhượng 70% vốn CTCP Thủy điện Leader Nam Tiến cho Leader Energy (Malaysia). Dữ liệu cho thấy, Thủy điện Leader Nam Tiến thành lập vào tháng 11/2015 với 3 cổ đông gồm: Hoàng Minh Tuấn (69,38%), Trần Thị Thúy (8,64%), Hoàng Trung Tiến (8,64%).

Trên trang chủ của mình, Leader Energy cho biết, Thủy điện Leader Nam Tiến (tại thời điểm chuyển nhượng vốn) sở hữu 5 dự án thủy điện ở Lào Cai với tổng công suất đạt 49,5MW, vốn đầu tư hơn 1.550 tỷ đồng, gồm: Ngòi Xan I (10,5MW), Ngòi Xan II (8,1MW), Vạn Hồ (4,5MW), Sùng Vui (18MW), Trung Hồ (8,4MW).

Nhiều khả năng đây là các dự án mà Leader Energy hợp tác đầu tư cùng Tập đoàn Nam Tiến. Có thể thấy, tính đến tháng 5/2020, ông Hoàng Minh Tuấn, bà Cao Thị Thu Hiền nắm cương vị Thành viên HĐQT Thủy điện Leader Nam Tiến, cùng với các nhân sự cấp cao của Leader Energy và HNG Capital – công ty mẹ Leader Energy, gồm Chủ tịch HĐQT Hng Hsieh Ling, Gan Boon Hean, Hng Chun Hsiang, Ng Woon Chiang.

Ngoài ra, một tìm hiểu khác của Nhadautu.vn cho thấy, ông Nguyễn Duy Thái – Thành viên HĐQT Tập đoàn Nam Tiến, hiện đang đứng tên tại CTCP Thủy điện Nậm Tha. Đáng chú ý, đơn vị này vào tháng 7/2021 đã nhận chuyển nhượng các công trình thuộc dự án Nậm Tha 5, Nậm Tha 4, Nậm Tha 3.

Nhóm Nam Tiến kinh doanh thế nào?

Nắm nhiều dự án trong tay, song tình hình tài chính của Tập đoàn Nam Tiến (công ty mẹ) giai đoạn 2016-2019 không mấy tích cực.

Có thể thấy, trong giai đoạn này, doanh thu thuần tập đoàn luôn duy trì từ 500-900 tỷ đồng. Dù vậy, sau khi trừ đi các chi phí, lãi thuần thu về chỉ ở mức vài chục tỷ đồng. Thậm chí, công ty còn lỗ 6,1 tỷ đồng năm 2018.

Riêng năm 2019, doanh thu thuần Tập đoàn Nam Tiến đạt 866,3 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018, lãi thuần 11,2 tỷ đồng.

Tổng tài sản công ty mẹ tới cuối năm 2018 là 2.223 tỷ đồng, tuy nhiên bất ngờ giảm mạnh về 1.284 tỷ đồng cuối năm 2019, các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng có sự sụt giảm mạnh. 

Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tập đoàn đạt hơn 2,97 lần vào cuối năm 2019 – mức cao nhất xét trong giai đoạn 2016-2019.

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến

Xét riêng năm 2019, nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn Nam Tiến (công ty mẹ) có kết quả khá tốt, như: CTCP Phát triển Năng lượng Minh Lương lãi thuần 3,62 tỷ đồng; Thủy điện Leader Nam Tiến lãi 72,2 tỷ đồng...Trong khi đó, CTCP Tư vấn phát triển điện và Cửu Long, CTCP Nha Trang Bay không phát sinh doanh thu.

Con gái chủ tịch Tập đoàn Nam Tiến