Công ngệ xử lý nước ngầm và nước mặt

1040 Lượt xem - Update nội dung: 09-10-2020 10:57

Bảo vệ nguồn nước được hiểu là giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm, điều này thể hiện rõ nét ở chi phí xây dựng và vận hành hệ thống. Đối tượng của việc xử lý nước mặt (hồ chứa, sông hồ) hoặc nước ngầm để loại bỏ chất gây ô nhiễm và sinh vật thông qua sự kết hợp các phương pháp như vật lý – hóa học – sinh học.

Có một số quy trình khác có thể được sử dụng để XLNT ô nhiễm, tùy thuộc vào chất lượng nước sau xử lý như thế nào. Các quy trình được sử dụng đồng thời để xử lý nước mặt hoặc nước ngầm gồm:

  • Làm mềm vôi bằng cách bổ sung vôi trong quá trình trộn nhanh để kết tủa các ion canxi và magie.
  • Ổn định và ngăn ngừa ăn mòn bằng cách điều chỉnh pH.
  • Hấp phụ bằng than hoạt tính để loại bỏ hóa chất gây mùi hoặc chất gây ô nhiễm hữu cơ tổng hợp.
  • Ứng dụng flour hóa để tăng nồng độ flo đến mức tối ưu.

Xử lý nước tầng mặt

Nếu nước mặt chứa nhiều vật thể lạ sẽ được lọc qua lưới lọc, còn nước có độ đục cao sẽ được xử lý trong các bể xử lý nước thải để có thời gian cát và hạt rắn lắng xuống đáy. Tất cả vùng nước mặt có khả năng đều bị ô nhiễm bởi các loại VSV, chất độc hại nên chúng phải được khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường. Do đó mà cần ứng dụng hàng loạt các công nghệ như đông tụ - keo tụ, tạo bông, lắng và lọc.

Đối với đông tụ - keo tụ

Thêm chất đông tụ, người ta thường dùng nhôm hoặc muối sắc. Vì những chất này có tác dụng trung hòa điện tích âm trên bề mặt các hạt keo/hạt chất rắn. Những hạt này có xu hướng liên kết và kết tụ thành những bông cặn có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, người ta còn dùng thêm các chất đông tụ như:

  • Than hoạt tính dạng bột.
  • Chất oxy hóa (clo, ozone, clo dioxide, thuốc tím).
  • Dùng axit hoặc bazo để kiểm soát nồng độ pH.

Tác dụng của những chất này là khử trùng, oxy hóa chất gây ô nhiễm hữu cơ, kiểm soát mùi, oxy hóa các thành phần kim loại như sắt, mangan,…

Công ngệ xử lý nước ngầm và nước mặt

Đối với phương pháp lắng/lọc

Từ giai đoạn keo tụ, các hạt keo có xu hướng kết thành bông cặn lớn, khả năng lắng nhanh hơn bằng cách khuấy nhẹ nhờ tuabin hoặc cánh bơm. Quá trình này thường kéo dài từ 20 – 30 phút. Tại bể lắng, hạt bông cặn có kích thước lớn sẽ có xu hướng lắng xuống đáy và loại bỏ ra ngoài.

Khi nước thô có độ đục thấp, nước trong bể đông tụ - tạo bông có thể đưa trực tiếp đến bộ lọc, bỏ qua quy trình lắng, đây là cách lọc trực tiếp.

Đối với phương pháp khử trùng

Nhà máy xử lý nước thải đa phần dựa vào clo, ozone, clo dioxide để khử trùng nước thải hoặc kết hợp cùng các hóa chất khác trong quá trình xử lý. Những chất khử trùng này không chỉ loại bỏ VSV, chất hữu cơ trong nước mà còn tạo ra lượng nhỏ chất gây ô nhiễm (DBP).

Mặc dù DBP có nồng độ độc hại khá thấp, nhưng cũng cần giảm thiểu sự hiện diện của nó trong nước:

  • Thêm chất khử trùng hóa học cho đến khi nước đã được lọc.
  • Thay đổi chất khử trùng cũng là cách giảm thiểu sự hình thành DPB.

Xử lý nước ngầm

So với nước mặt, thì nước ngầm có độ đục và VSV gây bệnh tương đối thấp. Nước ngầm thường chứa nồng độ các kim loại (sắt, mangan) vì chúng xuất hiện tự nhiên trong đất. Nước ngầm cũng có đặc trưng cứng hơn nhiều so với nước bề mặt.

Tuy nhiên, nguồn nước này lại chứa các khí hòa tan như cacbon dioxide, metan và hydro sulfua, độ cứng, sắt, mangan cùng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.

  • Nước ngầm cứng sẽ được làm mềm vôi/trao đổi ion như ion canxi và magie trao đổi thành ion natri.
  • Nước ngầm có khí hòa tan hoặc VOCs cao thường xử lý bằng phương pháp tách khí bằng cách đưa không khí qua giọt nước.

Đối với nước ngầm chứa nhiều:

  • Nước ngầm nhiễm sắt và mangan được loại bỏ bằng quá trình oxy hóa – khử, có thêm chất oxy hóa học.
  • Nước ngầm chứa nhiều chất rắn hòa tan thì được xử lý bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Các màng này có tác dụng loại bỏ độ cứng, chất hữu cơ hòa tan và độ đục.

Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ xử lý môi trường chi tiết và miễn phí nhé!